Home Chuyên Đề Sách Khải Huyền – “Hãy Viết” Lần Thứ Ba (Phần cuối)

Sách Khải Huyền – “Hãy Viết” Lần Thứ Ba (Phần cuối)

by Hong An
30 đọc

Thành Ê-phê-sô được xây dựng bởi Tướng Lysimachus, một trong những người tiền nhiệm của Hoàng đế Alexander, với là nơi đầy các huyền bí đông phương. Đền Nữ thần mặt trăng – “Nữ thần Đi-anh [là Nữ thần Mặt trăng và săn bắn trong thần thoại La Mã] của người Ê-phê-sô đã rất nổi tiếng tại Ê-phê-sô. Sách Công vụ các sứ đồ 19: 28 và câu 34: “ Chúng nghe bấy nhiêu lời, bèn nổi giận lắm, cất tiếng kêu rằng: Lớn thay là nữ thần Đi-anh của Ê-phê-sô!”…. Nhưng khi họ nhận ra rằng người này là người Do Thái, họ cùng cất tiếng kêu la trong khoảng hai giờ đồng hồ, “Lớn thay là nữ thần Đi-anh của Ê-phê-sô!”. Đền thờ này được coi là một trong bẩy kỳ quan của thế giới cổ đại.

Bẩy kỳ quan của thời cổ đại gồm:

– Kim tự tháp Giza, Ai cập

– Vườn treo Babylon

– Tượng Thần Dớt tại Olympia, Hi Lạp

– Đền nữ thần Đi anh tại Ê-phê-sô

– Bảo tàng tại Halicarnassus

– Tượng đài Colossus ở hải cảng Rhodes

– Ngọn Hải đăng của Alexandria, Ai cập

Bẩy kỳ quan này, ban đầu được gọi là “themata” (tiếng Hy lạp  nghĩa là ‘những thứ cần được xem’, mà theo tiếng Anh phổ thông ngày hôm nay, chúng ta có thể định nghĩa lại như là ‘phải xem’) bởi Philo of Byzantium vào năm 225 B.C. trong tác phẩm của ông ‘Bàn về Bẩy Kỳ quan’. Những cây bút khác bàn về ‘Bẩy Kỳ quan’ gồm có Herodotus, Callimachus của Sy ri và Antipater của Si đôn. Trong số bẩy kỳ quan cổ đại này, chỉ còn Kim Tự Tháp của Giza còn tồn tại đến ngày hôm nay.

Ê-phê-sô là thành lũy của văn hóa Hy lạp, và từng được coi là một trong ba thành phố cổ nhất vào thời cổ đại, cùng với Giê-ru-sa-lem và A then. Một đền thờ khác ở Ê-phê-sô cũng được xây dựng để tôn kính Hoàng đế thành Rôma, và các trò chơi được tổ chức tại đây.

Thành Ê-phê-sô đã bị hủy phá bởi một cơn động đất trong thời trị vì của Hoàng đế Tiberius (14–37 A.D.) và sau đó, vị thế quan trọng của nó đã bị suy yếu bởi các hải cảng bị lắng bùn. Nó từng là cừa ngõ thương mại và giao thông, thủ phủ văn hóa và tôn giáo Nó cũng là trung tâm của đạo đức suy đồi. Thần Mặt trăng (Đi-anh) là thần hộ mệnh của các gái điếm. Các hình ảnh thần Đi-anh được tô điểm với những bộ ngực của phụ nữ và các biểu tượng của sự sinh sản. Tà thuật ma quái và phép huyền bí thống trị tại đây, nhưng những sách vở về ma thuật đã bị đốt khi mọi người tiếp nhận Chúa. Sách Công vụ 19: 19-20: Có lắm người trước theo nghề phù phép đem sách vở mình đốt trước mặt thiên hạ; người ta tính giá sách đó, cộng là năm muôn đồng bạc. Ấy vậy, nhờ quyền phép của Chúa, đạo bèn đồn ra, càng ngày càng được thắng.”

Chúa Giê xu cho những Cơ đốc Nhân này biết rằng Ngài biết công việc họ, sự khó nhọc và nhịn nhục (kiên nhẫn). Ngài công bố rằng đức tin của họ đã được bày tỏ qua tình yêu thương. Sách Ga-la-ti 5:6 “Vì trong Đức Chúa Giê xu, cái điều có giá trị, không phải tại chịu phép cắt bì hoặc không chịu phép cắt bì, nhưng tại đức tin hay làm ra bởi sự yêu thương vậy.” Trái của đức tin (Ga-la-ti 5:19-24) được bày tỏ sống động trên đời sống họ, cũng như vui trong lẽ thật (1 Cô-rinh-tô 13:6, tương phản với sách 2 Thê sa lô ni ca 2:10), thể hiện qua thực tế họ không dung túng những kẻ làm sai trái và soi lại tất cả những gì mọi người dạy dỗ: “Hỡi kẻ rất yêu dấu, chớ tin cậy mọi thần, nhưng phải thử cho biết các thần có phải đến bởi Đức Chúa Trời chăng; vì có nhiều tiên tri giả đã hiện ra trong thiên hạ.” (1 Giăng 4:1)

Những giáo sư giả mạo đến như những muông sói dữ tợn xông vào bầy chiên. (Công vụ các sứ đồ 20:29; Ma-thi-ơ 24:!1), tự cho mình là trụ cột của hội thánh, là các sứ đồ, thầy giảng đạo, thầy tế lễ, các mục sư và các thiên sứ sáng láng. 2 Cô-rinh-tô 11:13-15: “Vì mấy người như vậy là sứ đồ giả, là kẻ làm công lừa dối, mạo chức sứ đồ của Đấng Christ. Nào có lạ gì, chính quỷ Sa-tan mạo làm thiên sứ sáng láng. Vậy thì những kẻ giúp việc nó mạo làm kẻ giúp việc công bình cũng chẳng lạ gì; nhưng sự cuối cùng họ sẽ y theo việc làm.”

Nhưng hội thánh Cơ đốc ở Ê-phê-sô đã kiểm chứng lại các giáo lý và đời sống với Lời Chúa. Sứ đồ Giăng, người như là một Sứ đồ, theo truyền thống, từng là lãnh đạo của hội thánh tại Ê-phê-sô, biết về ‘những sứ đồ giả mạo’. Chúa Giê xu cảnh báo về những tiên tri giả và christ giả không dưới ba lần trong lời phán của Ngài về những ngày cuối cùng, trong sách Ma-thi-ơ 24:5, 11 và 24.

Điều đó chỉ tăng lên trong những ngày cuối cùng, với những người có bề ngoài tôn kính nhưng lại chối bỏ quyền năng. II Ti-mô-thê 3:1-5: Hãy biết rằng trong ngày sau rốt, sẽ có những thời kỳ khó khăn. Vì người ta đều tư kỷ, tham tiền, khoe khoang, xấc xược, hay nói xấu, nghịch cha mẹ, bội bạc, không tin kính, vô tình, khó hòa thuận, hay phao vu, không tiết độ, dữ tợn, thù người lành, lường thầy phản bạn, hay nóng giận, lên mình kiêu ngạo, ưa thích sự vui chơi hơn là yêu mến Đức Chúa Trời, bề ngoài giữ điều nhân đức, nhưng chối bỏ quyền phép của nhân đức đó, Những kẻ thế ấy, con hãy lánh xa đi.”

Vũ khí đầu tiên mà những giáo sư giả sử dụng là chối bỏ lẽ thật và thẩm quyền Lời Chúa.

II Ti-mô-thê 4:3-4 “Vì sẽ có một thời kia, người ta không chịu nghe đạo tin lành; nhưng vì họ ham nghe những điều êm tai, theo tư dục mà nhóm họp các giáo sư xung quanh mình, bịt tai không nghe lẽ thật, mà xây hướng về chuyện huyễn…”

II Phi-e-rơ 3:3-4: “Trước hết phải biết rằng, trong những ngày sau rốt, sẽ có mấy kẻ hay gièm chê, dùng lời giễu cợt, ở theo tình dục riêng của mình, đến mà nói rằng: Chớ nào lời hứa về sự Chúa đến ở đâu? Vì từ khi tổ phụ chúng ta qua đời rồi, muôn vật vẫn còn nguyên như lúc bất đầu sáng thế.”

Gia-cơ 5:3 “Vàng bạc anh em bị ten rét, ten rét đó sẽ làm chứng nghịch cùng anh em, nó cũng như lửa vậy, sẽ ăn thịt anh em. Anh em đã thâu trữ tiền của trong những ngày sau rốt!”

Và vũ khí đầu tiên những giáo sư giả này sử dụng là chối bỏ lẽ thậtthẩm quyền Lời Đức Chúa Trời, Kinh Thánh, là Lời của Chúa. Những giáo sư giả này là kẻ nói dối, họ đã nói trong hội thánh Ê-phê-sô – và vì hội thánh nhận biết điều này Chúa Giê xu khen ngợi họ.

 “Nghiên cứu Kinh thánh” [để thẩm định nguồn gốc] diễn ra tại các trường đại học nhiều thế kỷ qua. Kinh Thánh phải chịu những tư tưởng duy ý chí của việc “nghiên cứu khoa học khách quan’, với các học giả kết luận rằng đây chỉ là cuốn sách tôn giáo, không đáng tin cậy về mặt lịch sử. Tuy nhiên, cùng với thời gian, các “chứng cớ” khoa học này cho thấy không có căn cứ.

Kiểu “Nghiên cứu Kinh thánh” phải được phân biệt với “Nghiên cứu nguyên văn”, dành thời gian cho việc xác minh bản gốc của Kinh Thánh. Họ làm vậy bằng cách kiểm chứng và so sánh rất nhiều các bản thảo viết tay Kinh Thánh cổ:  ‘khảo đính học’. “Khảo đính học’’ là khoa học nghiên cứu các bản thảo cổ đại để quyết định tính xác thực của Kinh Thánh. Đôi khi việc này được gọi là ‘Khảo sát văn bản’ [Kinh thánh]. Điều này là cần thiết bởi vì chúng ta không còn sở hữu bản thảo gốc của Môi-se, Phao-lô và những tác giả khác của các sách trong Kinh thánh, được viết bởi sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh

“Nghiên cứu nguyên văn”, được thực hiện với bản tiếng Do Thái và Hy Lạp, không phải bản tiếng Anh hay ngôn ngữ dịch nào khác.

Khoa học nghiên cứu bản thảo cổ được thực hiện để quyết định bản xác thực của Kinh Thánh đã tạo ra những kết quả tuyệt vời, và là bản Kinh Thánh đáng tin cậy gồm cả Cựu ước và Tân ước.

Quả thật như lời bài thánh ca của Luther ‘Lời vượt trên hết mọi năng quyền sẽ còn mãi’.

Tác giả: Willem J.J. Glashouwer – Christians for Israel International

Dịch & Biên tập: Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế

*Vui lòng bấm vào link để đọc bài trước:

Bình Luận:

You may also like