Home Chuyên Đề Chữa Lành Đứa Trẻ Bên Trong Bạn – Phần 7: Những biểu hiện của cái tôi giả tạo

Chữa Lành Đứa Trẻ Bên Trong Bạn – Phần 7: Những biểu hiện của cái tôi giả tạo

by AdrianChua
30 đọc

Đa số vai trò của các gia đình trên thế giới bị rối loạn ở chỗ họ không đáp ứng hoặc không hỗ trợ các nhu cầu lành mạnh cho con cái mình. Vì không có cha mẹ nào hoàn hảo, tất cả chúng ta đều có nhược điểm bởi hình mẫu không trọn vẹn mà thế hệ trước đã để lại. Điều này có nghĩa là mọi người đều đã từng chịu đựng sự lạm dụng hoặc thiếu hụt tình yêu thương ở một mức độ nào đó.

Điều này dẫn đến sự ngăn trở quá trình tăng trưởng và phát triển lành mạnh của trẻ em. Khi bị bỏ rơi, tổn thương, đau đớn, khước từ, bị lạm dụng hay chấn thương, … trong suốt những tháng năm trưởng thành mà khi còn là một đứa trẻ chúng không thể bộc lộ chính mình, những gì bên trong hay con người thật của chúng bị che giấu đi trong tiềm thức; chúng học cách kìm nén tất cả mọi cảm xúc của mình. Điều này ngăn chặn sự phát triển con người thật của chúng ta, và do đó, một cái tôi giả tạo xuất hiện như một cơ chế phòng thủ vô thức. Chúng ta sử dụng cái tôi giả tạo đó để che giấu nỗi đau, tổn thương, sự bất an, tự ti, oán giận,… đầy dẫy bên trong. Bởi đây đơn giản là một cơ chế tự vệ tự nhiên nhất để chống lại những đau đớn và tổn thương trong tâm hồn chúng ta. Thực tế dường như thật đáng sợ khi chúng ta sẽ bị khước từ và xấu hổ.

Khi chúng ta tiếp tục kìm nén và bỏ mặc cảm xúc của chính mình, chúng ta ngày càng dung túng cho nỗi đau và sớm trở nên tê liệt cảm xúc. Và vì chúng ta tiếp tục kìm nén cảm xúc, chúng ta không thể đau buồn trọn vẹn trước những mất mát hằng ngày. Khi chúng ta không thể bộc lộ sự đau buồn trọn vẹn, chúng ta sẽ trở nên vô cảm vì con người thật của chúng ta vốn được ban cho sự khao khát và năng lượng để bộc lộ chính mình và giải phóng sự căng thẳng dồn nén. Chúng ta muốn cảm thấy mình đang sống. Lối thoát duy nhất là thông qua việc cưỡng chế hành vi tiêu cực, như việc cưỡng chế những hành động trên phạm vi rộng, từ việc kiểm soát người khác ăn quá nhiều, tình dục quá nhiều, làm việc quá sức, chi tiêu xa xỉ hay thậm chí là tham dự các nhóm riêng. Chúng ta có xu hướng dùng những nỗi đau hoặc những niềm vui thú để xoa dịu nỗi đau. Không thể đối diện với nỗi đau cảm xúc, nhiều người đã tự mình gây ra nỗi đau thể xác để giảm nhẹ nỗi đau cảm xúc.

Hơn nữa, điều này giúp giảm đi những căng thẳng, đau khổ và sự tê liệt tạm thời mặc dù chúng ta có thể cảm thấy xấu hổ về điều đó. Điều này thường được gọi là sự thúc ép tái diễn (repetition compulsion); nó xuất phát từ những xung đột bên trong chưa được giải quyết trong tiềm thức. Do đó, chứng bệnh đồng phụ thuộc là nơi sản sinh ra tất cả các loại nghiện ngập. Điều đáng buồn là nó không tự biến mất, sau khi áp dụng tất cả những phương pháp điều trị tạm thời để giảm đi nỗi đau, sự xấu hổ và cảm giác tội lỗi thường hành hạ chúng ta, khiến chúng ta lặp lại vòng luẩn quẩn ấy.

Thế nhưng, ngày nay xã hội đầy dẫy sự rối loạn chức năng do nhiều gia đình bị rối loạn chức năng. Nó tạo ra nhiều người nghiện và rồi xã hội lên án họ. Đây là nghịch cảnh đáng buồn và bệnh dịch của thời đại chúng ta. Trong cuồng quay kiếm tìm hạnh phúc, chúng ta tìm kiếm sự giải thoát tức thời để làm tê liệt nỗi đau, sự khước từ và tổn thương. Thay vì mang đến sự giúp đỡ, hành vi này làm tình hình càng nghiêm trọng hơn.

Một chu kỳ nghiện thường bắt đầu bằng sự thiếu hụt tình yêu thương với tác nhân gây nghiện đóng vai trò thuốc gây tê. Tuy nhiên, thuốc gây tê mất đi và hậu quả thường là sự đổ vỡ các mối quan hệ, cảm giác xấu hổ và tội lỗi tăng thêm. Điều này gây thêm nhiều đau đớn, ngay sau đó là hiệu ứng gây tê của tác nhân gây nghiện. Chu kỳ tiếp tục với đà tăng dần cho đến khi lòng tự trọng suy giảm trở nên sự căm ghét bản thân.

Do đó, chúng ta có thể cảm thấy mất kiểm soát và do đó nhu cầu giành lấy quyền kiểm soát tăng lên, điều này dẫn đến việc gây tổn thương cho người khác.

Hãy cùng thấu hiểu các giai đoạn suy biến của sự lệ thuộc:

  1. Sự kìm nén bên trong đứa trẻ do thiếu hụt tình yêu thương và sự khước từ;
  2. Không quan tâm đến nhu cầu của bản thân;
  3. Sức chịu đựng tăng lên hoặc tê liệt cảm xúc đối với nỗi đau;
  4. Không thể đau buồn trọn vẹn;
  5. Ngăn chặn sự tăng trưởng (tinh thần – cảm xúc – tâm linh);
  6. Nghiện hoặc cưỡng chế hành vi để điều trị;
  7. Sự xấu hổ tăng thêm và lòng tự trọng giảm xuống;
  8. Cảm thấy mất kiểm soát, mong muốn được kiểm soát nhiều hơn;
  9. Gây ra nỗi đau cho người khác bằng cách cố gắng kiểm soát họ;
  10.  Sự căng thẳng gia tăng;

 Suy thoái cấp tiến: tâm tính thay đổi thất thường, gặp khó khăn với các mối quan hệ mật thiết, sự đau buồn kéo dài.

Dịch: Someone

Nguồn: Adrian Chua

Bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like