Home Chuyên Đề Kinh Thánh Nói Gì Về Loài Khủng Long?

Kinh Thánh Nói Gì Về Loài Khủng Long?

by Sưu Tầm
30 đọc

Tại sao Chúa lại tạo ra khủng long?

Một số Cơ-đốc nhân cho rằng khủng long không thể tồn tại bởi vì Đức Chúa Trời sẽ không tạo ra những sinh vật như vậy vì chúng có thể tàn phá nền văn minh của loài người. Rất nhiều bằng chứng khảo cổ học ngăn cản lập luận này, nhưng chúng ta cũng nên lưu ý rằng Kinh Thánh cũng đề cập đến việc Chúa đã tạo ra nhiều loài động vật dữ tợn khác.

Chẳng hạn, Chúa đã tạo ra một con cá đủ lớn để nuốt tiên tri Giô-na. Mặc dù không ai muốn bị một con khủng long bạo chúa (T-Rex) xé xác, nhưng việc dành nhiều ngày bị tiêu hóa trong bụng của một sinh vật biển nghe có vẻ không phải là một cách hay (Giô-na 2:1).

Đa-ni-ên phải đối mặt với một đàn sư tử trong hang kín (Đa-ni-ên 6). Mặc dù Đức Chúa Trời đã khớp miệng những con sư tử này lại để chúng không ăn thịt nhà tiên tri, nhưng trong hầu hết các trường hợp, sư tử không dễ dàng buông tha con mồi của nó như vậy. Theo cách nào đó, việc bị sư tử xé xác khi đang bất tỉnh có thể còn tồi tệ hơn là những con khủng long Velociraptors.

Ngay cả khi chúng ta không biết mục đích chính xác mà Chúa tạo ra những loài này, nhưng chúng đã từng hiện diện trên trái đất và chúng ta không thể phủ nhận bằng chứng cho điều đó.

Kinh Thánh có nhắc tới loài khủng long không?

Một số học giả nói có, số khác thì không. Bài viết này sẽ đưa ra lập trường như với những người đồng ý về sự tồn tại của loài khủng long trong Kinh Thánh.

Có hai trường hợp trong Kinh Thánh có thể là mô tả về một loài khủng long, hoặc ít nhất, là một sinh vật giống với khủng long. Một số nhà thần học cho rằng Kinh Thánh có thể đã sử dụng hình ảnh cường điệu hoặc ẩn dụ, nếu thật là như vậy thì người viết ra các phân đoạn này đã dùng những hình ảnh khá kỳ quặc để miêu tả những sinh vật có thật trên đất.

1. Bê-hê-mốt (có bản dịch là ‘con trâu nước’ hay ‘con quái vật biển’ (Gióp 40:10-19))

Trong sách Gióp, sinh vật này được mô tả là có đuôi như cây bá hương và là động vật ăn cỏ. Kinh Thánh cũng miêu tả con thú khổng lồ này có xương lớn như ống đồng.

Theo như sự miêu tả trong những câu này, dường như chỉ ra một sinh vật tương tự như loài khủng long cổ dài (diplodocus). Một số nhà bình luận cố cãi rằng Chúa đã mô tả một con hà mã trong đoạn này, nhưng sự miêu tả dường như không khớp lắm, ví dụ con hà mã không có đuôi như cây bá hương.

2. Lê-vi-a-than (có bản dịch là ‘con cá sấu’ hoặc ‘thủy quái(Gióp 40:20-28; 41))

Đến phân đoạn tiếp theo, một sinh vật khác được một số nhà thần học cho rằng đó là một con cá sấu. Tuy nhiên, một khi người ta nghe về các đặc điểm nổi bật của Lê-vi-a-than, thì dường như nó không khớp với một con cá sấu.

Lê-vi-a-than dường như có lớp da bọc thép mà không chiếc móc nào có thể xuyên qua. Giống như Bê-hê-mốt, Kinh Thánh cũng nhắc đến tứ chi mạnh mẽ mà con vật này sở hữu.

Thi-thiên 104:26 chỉ ra loài Lê-vi-a-than sống trong nước, điều này có thể là lý do tại sao một số người cho rằng nó là loài cá sấu. Và Ê-sai 27:1 mô tả Lê-vi-a-than là một “con rắn cong queo”.

Những điều này có thể giống với một con cá sấu, nhưng Gióp (Gióp 41:10-11) dường như đã thấy sinh vật này thực sự thở ra lửa. Cá sấu và các loài bò sát tương tự khác chưa được biết đến là có thể thở ra lửa. Điều này có thể cho thấy một loài giống rồng đã từng tồn tại trong thời của Gióp.

Có bằng chứng khảo cổ nào cho sự tồn tại của Bê-hê-mốt và Lê-vi-a-than  không?

Chúng ta nên nhớ rằng, các nhà cổ sinh vật học đã không tìm ra bộ xương khủng long đầu tiên cho đến năm 1819. Và theo Tổ-chức Quốc-tế về Bảo-tồn Thiên-nhiên, thì có 10.000 loài động vật bị tuyệt chủng mỗi năm. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa phát hiện ra tất cả các sinh vật đã từng tồn tại trong các giai đoạn lịch sử khác, có lẽ bao gồm cả những sinh vật như Lê-vi-a-than.

Việc thiếu bằng chứng khảo cổ học không kết luận được rằng những con vật này không tồn tại.

Chẳng hạn, 10 phát hiện khảo cổ học năm 2018 đã củng cố bằng chứng cho các sự kiện và những nhân vật được đề cập trong Kinh Thánh. Nhưng trước năm 2018, những sự kiện lịch sử và những nhân vật này vẫn đã từng tồn tại, cho dù các cổ vật khảo cổ có chứng minh điều đó hay không.

Vậy điều này có quan trọng không?

Có và không.

Điều quan trọng là chúng ta có thể nhìn thấy dấu tay của Chúa trên tất cả các tạo vật của Ngài, bao gồm cả hóa thạch khủng long mà chúng ta đi qua trong các bảo tàng. Điều quan trọng nữa là, nếu các loài được đề cập trong sách Gióp thực sự là khủng long, thì điều này kết luận rằng con người và khủng long đã cùng sinh sống trong khoảng thời gian đó.

Tuy nhiên, sau cùng, cho dù sách Gióp đề cập đến một con khủng long cổ dài hay một con hà mã, thì điều này cũng không ảnh hưởng đến các giáo lý chính trong Kinh Thánh. Chúng ta nên nhớ rằng Kinh Thánh không đề cập đến mọi loài động vật đã từng tồn tại. Điều này không có nghĩa là Chúa đã không tạo ra mọi sinh vật chỉ đơn giản vì nó không được nhắc đến cụ thể trong Kinh Thánh.

Dịch: Hoàng Gia

Nguồn: Christianity.com

Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like