Home Chuyên Đề Chữa Lành Đứa Trẻ Bên Trong Bạn – Phần 5: Chữa lành sự tổn thương do bị chối từ

Chữa Lành Đứa Trẻ Bên Trong Bạn – Phần 5: Chữa lành sự tổn thương do bị chối từ

by AdrianChua
30 đọc

Căn nguyên của sự khước từ thực sự rất đơn giản: bị thiếu thốn tình cảm trong những năm trưởng thành của chúng ta dẫn đến việc đặt giá trị bản thân trên nền tảng sai lệch. Vì cớ bị khước từ, nhiều người tìm kiếm giá trị bản thân và nhân dạng từ mọi người, đặc biệt là cha mẹ và những người quan trọng trong cuộc đời mình, thậm chí là từ người phối ngẫu. Không những thế, một số khác còn có thể kiếm tìm giá trị của mình từ công việc, chức vụ, những thành tựu hay tài sản mình đạt được là những điều chẳng may đặt chúng ta vào vòng xiềng xích của “bệnh đeo đuổi thành tích”.

Sau đó, chúng ta bắt đầu hầu việc Chúa vì sự khen ngợi của con người hay dựa vào các giá trị mình định lượng qua những gì chúng ta làm chứ không phải bắt đầu với động cơ là sự kêu gọi cao cả của Chúa trên đời sống chúng ta hay những ân tứ thuộc linh đầy năng quyền Chúa ban cho hoặc sự xức dầu thánh trên chức vụ Chúa đặt để. Lúc này, nhân cách ái kỷ ẩn sâu bên trong con người chúng ta, điều ngăn trở chúng ta làm theo Lời Chúa dạy rằng phải yêu người lân cận như chính mình có thể gây ra nỗi giận dữ cùng lòng căm giận kín giấu được thúc đẩy bởi nỗi sợ bị khước từ và thất bại. Vì lẽ đó chúng ta cần nhận biết rằng chức vụ hầu việc Chúa của chúng ta là điều hữu hạn trên trần gian tạm bợ này còn giá trị của mình bởi Chúa ban cho là điều còn lại đến đời đời.

Thật vậy, bất cứ khi nào chúng ta cảm thấy bị tổn thương và đau khổ vì bị khước từ là lúc chúng ta đang đo đếm giá trị bản thân không bởi chính Chúa nhưng phụ thuộc vào những gì người khác nghĩ và nói về mình. Nếu nhận diện và giá trị của chúng ta không phụ thuộc vào những gì người khác nghĩ, chúng ta sẽ gần như miễn nhiễm với những tổn thương do sự khước từ gây ra. Cũng vậy, người càng gần gũi với chúng ta lại càng có khả năng sát thương chúng ta khi bị họ khước từ bởi lẽ chúng ta thường có khuynh hướng tìm kiếm và phụ thuộc vào họ để định giá giá trị của chính mình.

Tuy nhiên, khi chúng ta đặt giá trị của mình vào người khác hay điều gì thay vì để Lời Chúa định lượng giá trị chúng ta thì chúng ta sẽ dễ bị tổn thương mỗi khi bị người khác từ chối. Trái lại, khi xác định nhận diện và giá trị của mình dựa trên Lời Chúa, hiển nhiên chúng ta sẽ miễn nhiễm với sự tổn thương mỗi khi chịu sự khước từ do người khác gây ra. Thật vậy, chúng ta sẽ không thể giải quyết được tận gốc các vấn đề do sự khước từ gây ra cho đến khi chúng ta quyết chắc trong lòng rằng chúng ta được Đức Chúa Trời yêu thương, chấp nhận và đánh giá cao. Thật vậy, Cha Thiên Thượng yêu thương chúng ta rất nhiều. Chúa đã đang và hằng yêu chúng ta bằng tình yêu cao sâu, đời đời và bất biến qua Chúa Cứu Thế Giê-xu. Việc vượt qua mọi thương tổn và định kiến vì bị khước từ đã ăn sâu trong đời sống chúng ta và khả năng miễn nhiễm với nó chỉ có được khi chúng ta lấy đức tin đơn sơ như trẻ nhỏ tiếp nhận những giá trị Chúa đã ban cho mình qua Thánh Kinh. Chúng ta được dựng nên mới trong Đấng Christ và chúng ta được kêu gọi để sống một cuộc đời có mục đích và ý nghĩa ở trong Ngài. Quả thật, sự bị khước từ không còn gây tổn thương cho chúng ta là mọi điều chúng ta cần để được phục hồi giá trị thật trong Chúa và giúp chúng ta được chữa lành mọi thương tổn vì thiếu đi tình yêu.

Mặt khác, bí quyết để vượt qua nỗi tổn thương vì bị khước từ chính là giải quyết vấn đề về nhận diện và giá trị của chúng ta. Trước hết, chúng ta cần bắt đầu nhìn biết bản thân trong Đấng Christ và con người thật mà Đức Chúa Trời đã thực sự dựng nên trong chúng ta. Nhận diện và giá trị của chúng ta phải đến từ Chúa và những gì Ngài nói về chúng ta. Việc suy ngẫm những câu Kinh Thánh nói về chúng ta là ai trong Đấng Christ thật là giải pháp tuyệt vời giúp làm mới tâm trí và phá đổ những định kiến này bên trong mình.

Thêm vào đó, để xác định nhận diện và giá trị thật sự của một người, chúng ta cần khắc ghi câu mở đầu Thánh Kinh rằng “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất” (Sáng-thế ký 1:1). Do đó, nếu chúng ta khao khát hiểu được nhận diện thật của mình, trước hết chúng ta cần hiểu được Đức Chúa Trời là ai. “Vì tại trong Ngài, chúng ta được sống, động, và có.” (Công vụ các sứ đồ 17:28) Thật vậy, lòng nhận biết Đức Chúa Trời thật tạo nên sự đảm bảo, giá trị và tầm quan trọng của bản thân chúng ta.

Dịch: Someone

Nguồn: Adrian Chua

Bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like