Home Dưỡng Linh Người Nữ Được Chúa Đẹp Lòng – Phần 14: Tấm lòng gìn giữ gia đình

Người Nữ Được Chúa Đẹp Lòng – Phần 14: Tấm lòng gìn giữ gia đình

by Sưu Tầm
30 đọc

Link bài đọc: https://youtu.be/vpkzDcA6gOU

“Nàng coi sóc đường lối nhà mình”Châm ngôn 31:27

Bạn có nhớ những việc đã xảy ra khi lần đầu tiên bạn quyết định trở thành một Cơ Đốc nhân không? Lần đầu tiên khi tôi trở thành một Cơ Đốc nhân, tôi đã trở về nhà và ngồi suốt mấy tiếng liền trên ghế sô pha, bỏ mặc hai đứa con gái của tôi (lúc đó còn đang đóng bỉm) chập chững bước đi trong nhà. Lúc đó con gái tôi chưa nhận được sự chăm sóc và dạy dỗ của tôi.

Nhưng thật tạ ơn Chúa, từ ngày tôi trở thành Cơ Đốc nhân, Chúa đã biến đổi gia đình tôi. Vào mỗi tối thứ Tư khi tôi tham dự lớp học Kinh Thánh, từng lời Chúa tôi học được đã làm thay đổi toàn diện cuộc sống hôn nhân của tôi. Nói đúng hơn là Chúa đã hướng dẫn cuộc sống hôn nhân tôi đi đúng hướng. Tôi đã ghi chú lại những điều tôi học được, tra xét Kinh Thánh, cầu nguyện và gạch chân những nội dung trong Kinh Thánh mà tôi đã học.

Coi sóc đường lối

Cụm từ này được dùng để miêu tả người nữ tài đức trong Châm ngôn 31.

“Nàng coi sóc đường lối nhà mình, không hề ăn bánh của sự biếng nhác”Châm ngôn 31:27

Tôi học được rằng việc “coi sóc” giống như khi loài chim, cá, hay các loài động vật khác bảo vệ và chăm sóc con cái của mình. Giống như việc đặt một hàng rào bảo vệ, bảo vệ một cách tích cực, tìm kiếm và chăm sóc. Coi sóc ở đây cũng bao gồm hoạt động chăm chút và bảo tồn. Như vậy người nữ coi sóc đường lối nhà mình là người nữ chăm sóc gia đình của mình với sự trân trọng. Tôi cũng đã nhận thấy thêm một mặt nữa của mục đích mà Chúa dành cho tôi đó là chăm sóc từng thành viên trong gia đình. Chúng ta hãy cùng xem tiếp Thi thiên 5:3 để biết được sự quan trọng của từ “coi sóc” này.

“Đức Giê-hô-va ôi! buổi sáng Ngài sẽ nghe tiếng tôi; Buổi sáng tôi sẽ trình bày duyên cớ tôi trước mặt Ngài, và trông đợi.”

Từ trông đợi trong câu này trong tiếng Hê-bơ-rơ sử dụng một từ giống với từ có nghĩa là “coi sóc, trông coi”. Tác giả Thi Thiên đã cầu nguyện vào buổi sáng với Chúa và chờ đợi, trông mong, tìm kiếm sự đáp lời của Chúa.

Không chỉ vậy, thông qua tất cả các phân đoạn trong Kinh Thánh, cụm từ “coi sóc” cũng biểu thị cho những người chờ đợi câu trả lời của Chúa.

Ví dụ như câu chuyện của tiên tri Ê-li khi ông lên đỉnh núi Cạt-mên để quỳ xuống và cầu nguyện xin Chúa ban mưa xuống. Cho đến lúc trước khi ông cầu nguyện thì đã không có một giọt mưa nào rơi xuống cả. Vì vậy Ê-li đã cầu nguyện với Chúa rất khẩn thiết. Đầy tớ của Ê-li đã trông đợi dấu hiệu Chúa đáp lời qua lời cầu nguyện của Ê-li là một đám mây. Cho đến khi thấy được điều đó Ê-li đã phải cầu nguyện bảy lần. Và người đầy tớ cũng đã phải chạy đi và trông đợi điều đó đến bảy lần.

Giống như câu chuyện của Ê-li, khi chúng ta coi sóc gia đình của mình, chúng ta cũng phải cầu nguyện với lòng khẩn thiết và chân thành. Nếu nhìn vào đời sống của những nhà tiên tri như Ê-li, chúng ta sẽ thấy được rằng những nhà tiên tri đó đều sống một đời sống chờ đợi ý Chúa, chờ đợi sự đáp lời của Chúa, chờ đợi lời của Chúa trong cuộc đời của họ. Cũng như vậy, khi chúng ta gây dựng một gia đình ấm áp, khi chúng ta coi sóc những người thân yêu trong gia đình chúng ta, chúng ta phải có lòng khẩn thiết như vậy. Khi chúng ta làm xong những phần của mình, thì Chúa sẽ thực hiện phần của Ngài, là đáp lời, ban phước và biến đổi. Chúng ta sẽ cảm thấy vui mừng và cảm tạ vì những điều đó.

Vậy thì cụ thể chúng ta cần phải làm những gì? Rất có thể là bạn đang có một danh sách các công việc cần làm giống như tôi. Đối với tôi, tôi cần phải coi sóc sự an toàn, sức khỏe, vệ sinh, kinh tế của gia đình tôi. Vậy nên những vắng nhà, tôi thường ghi chép lại những việc cần phải làm rồi dán lên tủ lạnh để chồng và con gái tôi biết. Và khi tôi ở nhà thì đó là những việc tôi cần phải làm.

Vợ của mục sư Jonathan Edwards là một người nội trợ vô cùng giỏi giang trong việc coi sóc gia đình. Jonathan Edwards rất tín nhiệm vợ mình trong mọi việc. Hãy cùng xem một ví dụ về sự chu toàn của bà trong gia đình. Một buổi sáng mục sư Jonathan Edwards ngồi trong phòng học và hỏi vợ: “Bây giờ không phải là lúc cắt cỏ khô hả em?” và bà trả lời: “Anh đừng lo lắng, em đã cắt cỏ khô cách đây 2 tuần trước và đã trải trong kho rồi”. Bà ấy thật là một người đáng tin cậy. Bà ấy đã xây dựng gia đình của mình bằng sự chăm chỉ và luôn giữ gìn những điều thiết yếu để coi sóc gia đình.

Vậy chúng ta phải làm thế nào?

Chúng ta làm sao để tấm lòng coi sóc gia đình mà Chúa đặt để trong lòng chúng ta được tăng trưởng?

Giai đoạn 1: Hãy nhận biết một thực tế là Chúa đặt để bạn trong vai trò là người giúp đỡ, và là người coi sóc gia đình.

Như Châm Ngôn 31:10-31, người nữ Chúa đẹp lòng là người coi sóc đường lối nhà mình, không hề ăn bánh của sự biếng nhác” . Lúc đầu tôi cảm thấy khá nặng nề khi khi đọc những câu Kinh Thánh nói về người nữ như “không hề ăn bánh của sự biếng nhác” hay “người nữ tài đức”. Nhưng điều tôi học được là việc chúng ta thực sự coi sóc gia đình của mình là việc nằm trong định hướng của Chúa để hướng chúng ta trở thành người nữ tài đức cho Ngài. Và chúng ta dần tăng trưởng hơn khi chúng ta coi sóc đường lối gia đình của chúng ta. Khi bạn hiểu được điều này, đó là bạn đang đi đúng hướng.

Giai đoạn 2: Hãy bắt đầu làm việc coi sóc gia đình (và không hề ăn bánh của sự lười biếng)

Lúc đầu khi học về việc coi sóc gia đình, tôi đã nhận ra rằng trong thời gian qua tôi đã sống một cách quá qua loa. Tôi đã hiểu được những điều tôi gây dựng trong gia đình tôi khác xa với Châm ngôn 31. Vậy nên tôi đã có một quyết định khá khó khăn là coi sóc gia đình thật tốt và “không hề ăn bánh của sự lười biếng”.

Châm ngôn 14:23a rằng “Tất cả các hình thức lao động đều đem lại ích lợi” đã giúp tôi trở thành người nữ nói không với sự lười biếng. Và tôi luôn tự nói với mình rằng “Ê-li-za-bét, trong các hình thức lao động đều đem lại ích lợi cả. Tất nhiên là những việc làm như đánh dấu công việc a, công việc b, công việc c phải làm đều rất tốt, và di chuyển cả ngày để thực hiện những việc đó là rất tốt”. Vậy nên tôi luôn làm việc suốt cả ngày. Tôi luôn ghi chép mục lục công việc tôi cần phải làm, và những mục lục đó bao gồm cả việc nghỉ ngơi và giải trí của tôi. Trừ việc đầu tiên trong danh sách là dành thời gian bắt đầu một ngày cho Chúa, thì trong cả ngày tôi đều làm việc cách bận rộn.

Tôi đã giúp các con của tôi áp dụng nguyên lý cuộc sống từ nhỏ để khi chúng lớn lên chúng sẽ không gặp phải khó khăn. Ví dụ như yêu cầu chúng vừa xem TV vừa làm công việc khác. Ví dụ như vừa xem TV vừa soạn sách đến trường; hay đọc sách, dọn quần áo, hoặc làm bánh,..vv. Vì mọi hình thức lao động đều đem lại ích lợi.

Tôi cũng vậy, vừa xem TV vừa sắp xếp hóa đơn, hoặc lên kế hoạch cho món ăn tuần sau, đọc lướt qua vài quyển báo hoặc cắt móng tay,..vv. Cũng bởi vừa xem TV vừa làm những việc khác nên trong gia đình của tôi mọi người đều không cảm thấy trọn vẹn với việc xem TV. Vì có xem hay không thì cũng phải tập trung vào việc cần làm. Chính vì vậy nên không có việc những thành viên trong gia đình tôi chỉ ngồi xem TV đến mức bị nghiện. Có thể nói là gia đình của tôi đã không ăn bánh của sự lười biếng. Và biết được cách làm sao có thể làm nhiều việc cùng một lúc.

Như ví dụ phía trên, Chúa đã giúp tôi sửa được tính lộn xộn và làm việc thiếu hiệu quả. Tôi đã thay đổi 180 độ. Nhờ có lời dạy trong Kinh Thánh, tôi đã và đang đi đúng hướng (và tôi mong rằng hai con gái tôi cũng sẽ như vậy).

Giai đoạn 3: Hãy loại bỏ sự biếng nhác

Tôi đã từng có bảng danh sách “những tên trộm thời gian” ở dưới do chồng tôi ghi chép. Tôi muốn cho bạn xem thấy nội dung danh sách tôi ghi. Hãy thử kiểm tra xem điều gì đang là tên trộm thời gian của bạn. Sau đó hãy thay điều đó bằng việc mà bạn sẽ chăm sóc gia đình sau khi bạn tìm lại được thời gian đã bị đánh cắp của mình.

– Tính trì hoãn, chậm chạp, lề mề.

– Kế hoạch và lịch trình không thích đáng.

– Sự gián đoạn của những vị khách không hẹn mà đến (bao gồm cả việc gián đoạn qua điện thoại của những mối quan hệ hay những cuộc nói chuyện không quan trọng. Nhưng hãy nhớ rằng, con cái và gia đình của bạn không phải là những người gián đoạn bạn. Con cái của bạn là việc lớn, và là việc ưu tiên).

– Không thể gánh vác công việc.

– Những cuộc điện thoại không có ích lợi.

– Đọc những quảng cáo không cần thiết.

– Thiếu sự quan tâm vào việc tận dụng thời gian.

– Không vạch rõ thứ tự ưu tiên.

Bạn đã biết mình cần loại bỏ tên trộm thời gian nào phía trên chưa?

Hãy cầu nguyện cùng tôi:

Cảm tạ ơn Chúa vì Chúa muốn con trở thành người nữ tài đức qua những việc con có thể làm và cố gắng làm cho gia đình của con. Và tất cả những điều này đều là vì tốt cho con, gia đình của con, và hơn hết là làm bày tỏ sự vinh hiển của Chúa trong gia đình con. Xin Chúa thêm sức cho con trong từng bước một với trong những nỗ lực của con dành cho gia đình – là khải tượng tuyệt vời Chúa dành cho con. Con cảm ơn Chúa thật nhiều. Amen.

Biên tập : Mymy

Trích: A women after God’s own heart

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like