Home Giáo Lý Tin Lành Bài 39: Bí Quyết Nên Thánh (III)

Bài 39: Bí Quyết Nên Thánh (III)

by Ban Biên Tập
30 đọc
IV. ĐƯỢC GIẢI PHÓNG KHỎI ÁCH NÔ LỆ CỦA TỘI LỖI (Rôma 6:15-23).

Muốn được nên Thánh, chúng ta phải được giải phóng khỏi ách nô lệ của tội lỗi. Trong phần nầy, Phaolô dùng cái thực sự mua bán nô lệ trong thời đại đó để mô tả

Khi một tên nô lệ đem ra chợ bán, thì ai cũng được phép mua bán như mua con vật. Tên nô lệ đó phải phục vụ chủ suốt đời. Khi tên nô lệ chết, thì nó được giải thoát, chủ không có quyền gì trên nó nữa. Đó là ý của Rôma6:1-14. Tôi vốn là nô lệ của tội lỗi, nhưng tôi chết thì tội lỗi không còn quyền gì trên tôi nữa. Tôi phải phục luật pháp, nhưng khi tôi chết, luật pháp cũng không còn gì trên tôi.

Đến đây, Phaolô dùng một thí dụ khác. Trong trường hợp tên nô lệ không chết, nhưng được một người thân mua chuộc, hay là một người chủ khác mua lại, thì tên nô lệ không còn thuộc quyền chủ cũ, mà trở thành tên nô lệ của chủ mới. Đó là ý Rôma 6:15-23. Đang khi chúng ta làm nô lệ cho tội lỗi, thì Chúa Giêxu đã trả một giá vô cùng lớn lao là Huyết của Ngài, để mua chuộc chúng ta, nên chúng ta đã thoát khỏi nô lệ của tội lỗi, mà trở thành nô lệ của Chúa Giêxu. Tội lỗi không còn quyền gì trên chúng ta nữa, mà chúng ta thuộc quyền của Chúa Giêxu. Nhưng chúng ta làm nô lệ của Chúa Giêxu thì không phải là nô lệ. Mặc dầu chúng ta đặt mình trong tay Chúa, sẵn sàng phục vụ Ngài cho đến chết, như một tên nô lệ, thì Ngài đối xử với chúng ta như con, như bạn bè, như anh em thân thiết, như chồng với vợ. Cảm tạ Chúa !

1-Nô lệ phải vâng phục chủ mình (Rôma 6:15-18)

Câu 14: “Vì tội lỗi không cai trị trên anh em đâu, bởi anh em chẳng thuộc dưới quyền luật pháp, mà thuộc dưới quyền ân điển”. Chúng ta thấy như hai ông chủ. Trước kia chúng ta thuộc dưới luật pháp, bây giờ thuộc dưới ân điển. Luật pháp khác nhau. Luật pháp phải bảo làm, phải làm, phải tránh, phải tránh. Nhưng con người không làm được điều luật pháp buộc mình phải làm, cũng không tránh được điều luật pháp buộc mình phải tránh. Vì mọi người đều phạm tội, bị luật pháp lên án tử hình. Nhờ Chúa Giêxu chúng ta thoát khỏi luật pháp mà qua ân điển. Ân điển bảo: Hãy tin thì được Ân điển không những tha thứ tội, mà còn giải phóng chúng ta khỏi ách nô lệ của tội lỗi. Luật pháp như một chiếc gương rất sáng, mà mỗi chúng ta có thể xem mặt mình trong đó. Chúng ta thấy mặt mình rất dơ, nhưng luật pháp không làm cho nó sạch. Còn ân điển giống như nước, làm cho mặt dơ được sạch.

Câu 15: “Vậy thì làm sao? Vì chúng ta không thuộc dưới luật pháp, nhưng thuộc dưới ân điển thì chúng ta sẽ phạm tội hay sao? – Chẳng hề như vậy !”. Đây là lập lại Rôma 6:2 để tái quyết Đức Chúa Trời không bao giờ cho phép cúng ta tiếp tục phạm tội. Ân điển tha thứ hết mọi tội, nhưng ân điển còn đi xa hơn là giải phóng chúng ta khỏi quyền lực của tội lỗi, để chúng ta không cần phạm tội nữa. Chúng ta có thể phạm tội mà không cần phạm tội, chúng ta có khả năng sống Thánh khiết và phải sống Thánh khiết. Chẳng hề sống trong tội.

a Chủ nào nô lệ nấy.

Câu 16: “Anh em há chẳng biết rằng nếu anh em đã nộp mình làm tôi mọi đặng vâng phục kẻ nào, thì là tôi mọi của kẻ mình vâng phục, hoặc của tội lỗi đến sự chết, hoặc của sự vâng phục để được nên công bình hay sao?”. Đây, Phaolô so sánh hai ông chủ. Ai thuộc chủ nào. Phải vâng phục chủ đó. Trước kia chúng ta đã đem mình nộp cho tội lỗi, làm nô lệ của tội lỗi, thì tội lỗi có quyền trên chúng ta, chúng ta vâng phục tội lỗi và sống trong tội lỗi, dẫn đến sự chết. Bây giờ, Chúa Giêxu đã giải cứu chúng ta khỏi địa vị của tội lỗi, khỏi quyền lực của tội lỗi, để chúng ta vâng phục Ngài mà được nên công bình. Chủ nào, nô lệ nấy. Chủ xấu, nô lệ xấu, chủ tốt, nô lệ tốt.

b Nô lệ được giải phóng.

Câu 17-18: “Nhưng tạ ơn Đức Chúa Trời, sau khi anh em làm tôi mọi tội lỗi, thì đã từ lòng vâng phục đạo lý là sự đã ban làm mực thước cho mình. Vậy anh em đã được buông tha khỏi tội lỗi, trở nên tôi mọi của sự công bình rồi”. Đây Phaolô nhắc lại hai giai đoạn trong đời sống của chúng ta. Trước kia chúng ta làm nô lệ của tội lỗi, bây giờ chúng ta giải phóng chúng ta, đem chúng ta từ nộ lệ của tội lỗi trở nên nô lệ của sự công bình. Như chúng ta biết chủ nào, nô lệ nấy, cha nào con nấy, Thầy Tế Lễ nào, dân sự nấy. Vì vậy chúng ta không nên tiếp tục cuộc sống cũ, là cuộc sống gian ác, xấu xa khi chúng ta còn dưới quyền tội lỗi, mà phải sống Công bình, Thánh khiết như Chúa chúng ta (IPhi 1:15-16).

bi quyet nen thanhiii

2-Hai ông chủ khác nhau (Rôma 6:19-20)

a Chủ tội lỗi.

Câu 19: “Tôi nó theo cách loài người, vì xác thịt của anh em là yếu đuối. Vậy, anh em từng đặt chi thể mình làm tôi của sự ô uế gian ác đặng phạm tội thể nào, thì bây giờ hãy đặt chi thể mình làm tôi sự công bình đặng làm nên Thánh cũng thể ấy”. Sống gian ác hay Thánh khiết tuỳ theo chúng ta đặt mình làm nô lệ ai. Chúng ta đặt mình làm nô lệ cho tội lỗi để sống gian ác, thì bây giờ, hãy đặt mình làm nô lệ Đức Chúa Trời để sống thánh khiết.

b Chủ công bình.

Câu 26: “Vả, khi anh em còn làm tôi mọi tội lỗi, thì đối với công bình anh em được tự do”. Khi chúng ta làm nô lệ tội lỗi thì chúng ta không làm nô lệ sự công bình. Bây giờ chúng ta làm nô lệ sự công bình thì không làm nô lệ tội lỗi nữa. Khi chúng ta còn thuộc về chủ cũ, thì không thuộc về chủ mới, khi đã thuộc về chủ mới, thì không cò thuộc về chủ cũ. Chủ cũ đã bán chúng ta cho chủ mới. Chủ mới thể nào thì nô lệ cũng thể ấy.

Dâng mình cho Chúa là tự đặt mình trong tay Ngài để trở thành công cụ của Ngài. Chúng ta có đủ đức tin đặt mình trong tay Chúa không? Thưa rằng: Ma quỷ gieo nghi ngờ, tội lỗi vấn vương làm cho chúng ta sợ hãi. Thí dụ như thế nầy: Một đứa trẻ rất ngỗ nghịch, không vâng lời mẹ, làm mẹ nó rất buồn. Nhưng một ngày nọ, nó ăn năn, đến ngã vào lòng mẹ mà thưa rằng: “Từ nay về sau, con hoàn toàn vâng lời mẹ, mẹ bảo gì con làm nấy, mẹ sai con đi đâu con đi đó, con sống tuỳ thuộc mẹ”. Thử hỏi: Cơ hội đó mẹ sẽ trả thù con, gây khó khăn cho nó không? Chắc mẹ ôm con vào lòng nức nỡ khóc và nói: “Con hứa nguyện như vậy, mẹ sẽ làm cho con vui vẻ thoả mãn”. Những đứa trẻ bị mẹ cấm: “Mẹ cấm con trèo cây, mẹ cấm con tắm sông, mẹ cấm con chạy rong ngoài đường”. Chúng than: “Mẹ tôi khó quá”, mà chúng ta không hiểu rằng mẹ chúng cấm vì yêu chúng. Nếu cấm con trèo cây vì sợ con té gãy tay, nếu cấm con tắm sông vì sợ con chết đuối, nếu cấm con chạy rông ngoài đường vì sợ con bị xe tông. Vì yêu con mà cấm, chớ đâu phải vì ghét con. Vậy nếu chúng ta đặt mình trong tay Chúa, thì sẽ hưởng được những ơn phước kỳ diệu. Đức Chúa Trời có một chương trình đẹp đẽ dành cho chúng ta, nhưng Ngài không thể thực hiện được vì cớ chúng ta không chịu dâng mình cho Ngài.

Trước đây nhà văn Phan Văn Hùng có phê bình “Cười và khóc”: “Cười của Tú xương thật ra là khóc. Khóc của cô gái theo chồng thật ra là cười”. Cô gái theo chồng có gì đâu mà khóc, vì theo người mình yêu, theo người yêu mình, thì cô rất là sung sướng phải khóc lên. Chúng ta cũng vậy, theo chúa là theo người mình yêu, theo Đấng yêu mình. Cho nên chúng ta phải vâng phục Chúa như vợ vâng phục chồng. Bây giờ, chúng ta không còn vâng phục ông chủ xấu, nhưng vâng phục ông chủ tốt. Khi chúng ta vâng phục như vậy, thì đời mình có kết quả.

3-Hai kết quả khác nhau (Rôma 6:21-23)

a Làm tôi mọi của tội lỗi.

Câu 22: “Nhưng bây giờ được buông tha khỏi tội lỗi và trở nên tôi mọi chủa Đức Chúa Trời rồi, thì anh em nhận lấy sự nên Thánh làm kết quả, và sự sống đời đời làm cuối cùng”. Halêlugia !Chúng ta đã được buông tha khỏi tội lỗi và trở nên tôi mọi của Đức Chúa Trời rồi, kết quả là được nên Thánh và được sự sống đời đời. Thế thì tại sao chúng ta lại không vâng phục để được kết quả vinh hiển, phước hạnh? Hãy đặt mình trong tay Chúa mà thưa rằng: “Xin Chúa hoàn toàn chiếm hữu con, sử dụng con, hầu cho đời con đẹp lòng Ngài, tôn vinh Ngài. Xin Chúa thực hiện chương trình tốt nhất của Ngài cho con”. Chúng ta sẽ thấy đời mình thay đổi liền, Chúa sẽ thực hiện ngay, đưa đến kết quả chúng ta không lường hết được.

c Luận bất di dịch.

Câu 23: “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết, nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời của Đức Chúa Giêxu Christ”. Tiền công của tội lỗi là sự chết. Nếu chúng ta làm nô lệ cho tội lỗi, nó trả cho chúng ta một thứ tiền công là sự chết. Chết thể xác, chết linh hồn, chết đời đời. Nhưng nếu chúng ta từ giã nó mà phó mình cho Đức Chúa Trời, làm nô lệ của Ngài, thì chúng ta hưởng được sự sống đời đời của Ngài. Đây không nói là tiền công, nhưng sự ban cho của Ngài là sự sống Thánh khiết, sự sống Vinh hiển, sự sống Đời đời, phước hạnh vô cùng.

V. KINH NGHIỆM CỦA DÂN YSƠRAÊN:

Dân Ysơraên đã làm nô lệ 400 năm tại Êdíptô, họ hoàn toàn tuyệt vọng không thể nào tự giải thoát, mà cũng không ai có quyền tự giải thoát khỏi họ.

Dân Ysơraên tỉnh thức, nhớ lại rằng Đức Chúa Trời là Đấng mà tổ phụ họ đã thờ phượng. Khi họ hạ mình xuống kêu cầu Chúa, thì Ngài đã nhậm lời giải phóng họ ra khỏi cảnh nô lệ.

Khi họ qua Hồng Hải vào sa mạc, thì sống lang thang rày đây mai đó suốt 40 năm, vì họ không vâng phục Chúa để có một nếp sống Thánh khiết. Dầu thân thể ra khỏi Aicập nhưng lòng vẫn còn tại đó. Lúc gặp khó khăn thử thách họ ước ao trở lại Aicập. Chúng ta cũng vậy, khi quỳ gối ăn năn tin nhận Chúa Giêxu thì đã được cứu khỏi quyền lực của thế gian, của tội lỗi, của ma quỷ. Tuy nhiên chúng ta vẫn còn mến tiếp lối sống cũ. Có người nói: “Khi chưa tin Chúa, một năm tôi đi ăn giỗ nhiều lần. Bây giờ tin Chúa rồi, không còn được ăn giỗ nữa”. Gớm quá! Tại sao còn ước ao như vậy? Tin Chúa được sống cuộc đời Thánh khiết hỏi không sung sướng sao? Đó là một trong những hình thức nô lệ trong lòng. Vì vậy, một số Tín đồ không thể sống Thánh khiết, mặc dầu có thể sống Thánh khiết.

Sau 40 năm lang thang vào Canaan đượm sữa và mật. Từ đó họ chẳng bao giờ ước ao trở lại Êdíptô nữa. Nếu chúng ta kinh nghiệm lời Chúa dạy trong Rôma 6:1-23 thì chúng ta giống như dân Ysơraên vào xứ Canaan đượm sữa và mật. Nên chúa Giêxu bảo: “Ai tin Ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình”. Tức là không còn khao khát, không còn ước ao những gì của trần gian ô tục nữa, vì lòng tràn đầy vui mừng, nếm được tiên vị của Thiên đàng. Mặc dầu chúng ta chưa vào Thiên đàng, nhưng Thiên đàng đã vào đời sống của chúng ta.

Khi con trai hoang đàng còn ở xứ người, phải đi chăn heo, thèm cả vỏ đậu của heo mà không được. Khi đã về nhà cha, được cha chạy ra hôn đáo hôn để, mặc áo tốt nhất, đeo nhẫn vào tay, mang giày vào chân, bắt bò con mập làm thịt, để cha con đoàn tụ vui mừng. Nếu tôi gặp anh đó, tôi sẽ nói: “Trước đây anh thèm ăn vỏ đậu của heo, bây giờ anh còn thèm nữa không”. Anh lắc đầu lia lịa nói: “Bây giờ nhớ lại, tôi gớm con heo, gớm đồ ăn của nó”.

Cũng vậy, nếu chúng ta là con trai con gái của Đức Chúa Trời, thì chúng ta xem trần gian chẳng qua là vỏ đậu của heo ăn. _

Mục sư Đoàn Văn Miêng

Mọi thắc mắc cùng bài vở đóng góp xin gởi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like