Home Chuyên Đề Lịch Sử Truyền Giáo: Những người Mỹ gốc Phi

Lịch Sử Truyền Giáo: Những người Mỹ gốc Phi

by thetravelingteam.org
30 đọc
THẾ KỶ 18

Thập niên 1770, John Marrant, một người da đen tự do đến từ thành phố New York, đã dấn thân vào công tác truyền giáo xuyên văn hóa, rao giảng cho nhiều người Da Đỏ. Đến năm 1775, ông đã mang Phúc Âm đến cho bộ tộc Cherokee, Creek, Catawar, và Housaw.

Năm 1782, George Liele, một cựu mục sư của hội thánh Báp-tít đầu tiên ở Châu Phi, ở Savannah, tiểu bang Georgia, khi nghe người Anh tuyên bố hòa bình với các thuộc địa, đã ký kết với một sĩ quan Anh để không bị làm nô lệ dưới tay người kế thừa chức quyền một lần nữa. Ông và gia đình chuyển đến thành phố Kingston, ở Jamaica. Sau 2 năm, ông đã hoàn trả xong khế ước của mình và có thể dành hết sức lực cho việc giảng đạo. Cùng với 4 người nô lệ người Mỹ khác, ông đã thành lập hội thánh Báp-tít đầu tiên ở Kingston. Trong 10 năm, hội thánh đã tăng lên tới hơn 500 tín hữu. George Liele được coi là nhà truyền giáo đầu tiên của nước Mỹ.

David George bị bắt và mua đi bán lại nhiều lần cho đến khi được định cư tại một đồn điền ở Silver Bluff. Công ước Báp-tít Nam Carolina là hội thánh Báp-tít người da đen đầu tiên ở Mỹ. David đã di chuyển đến Nova Scotia và chăm sóc cho những người nô lệ da đen ở đó.

Brother Amos, một thành viên trong hội thánh ở Savannah, bang Georgia đã đi thuyền đến Bahamas và mở ra được một hội thánh ở New Providence với khoảng 850 tín hữu vào năm 1812.

Năm 1783, Moses Baker và George Gibbon, cả hai trước đây đều là những nô lệ, đã rời khỏi nước Mỹ và trở thành những nhà truyền giáo ở khu vực Tây Ấn.

Năm 1790, Prince Williams, một nô lệ đã được tự do đến từ Nam Carolina, đã đến thủ đô Nassau, Bahamas, nơi ông thành lập nhà hội Bethel Meeting House.

Năm 1792, David George cũng đã đi cùng 12.000 người da đen di cư đến Sierra Leone, Tây Phi.

THẾ KỶ 19

Năm 1801, Prince Williams cùng những người da đen khác đã thành lập Hiệp hội Anabaptists. Sau đó, 164 hội thánh Báp-tít mọc lên ở Bahamas.

Năm 1815, Lott Carey, sinh ra là một nô lệ ở bang Virginia, là nhà truyền giáo người Mỹ đầu tiên đến Châu Phi. Ông trở thành mục sư của Hội thánh Báp-tít Châu Phi khoảng 800 tín hữu ở Richmond, Virginia và thành lập Hội Truyền giáo Báp-tít Châu Phi ở Richmond. Carey và vợ ông, hợp tác cùng Colin Teague và gia đình ông, đi thuyền đến Sierra Leone. Sau khi gây dựng công tác truyền giáo của họ ở Mandingoes, Carey chuyển đến Liberia.

Năm 1818, John Stewart, một người da đen tự do đến từ Virginia đã cải đạo trong một kỳ trại. Ông đã đến khu bảo tồn người Da Đỏ Wyandot ở bang Ohio, tại đó ông gặp gỡ Jonathan Pointer, một người da đen đã bị những người ở Wyandot bắt làm tù binh khi còn trẻ. Pointer biết ngôn ngữ người Da Đỏ, vì vậy ông trở thành phiên dịch viên cho Stewart. Năm 1818, ông dành nhiều thời gian để hoạt động tại Hội thánh Giám lý ở Ohio, nơi ông được cho phép giảng đạo. Chức vụ của John Stewart giữa những người Da Đỏ gốc Mỹ được coi là khởi đầu trong công tác truyền giáo của Hội thánh Giám lý ở Mỹ.

Năm 1819, Hội thánh Giám lý chính thức thành lập một hiệp hội truyền giáo giữa những người Da Đỏ gốc Mỹ.

Từ năm 1820 đến 1860, đội ngũ truyền giáo đầu tiên được gửi đi là Hiệp hội Thực dân Hoa Kỳ, đã gửi trả những người Mỹ da đen trở về Liberia.

Năm 1821, Daniel Coker đã đến Tây Phi cùng đội ngũ truyền giáo đầu tiên được gửi đi là Hiệp hội Thực dân Hoa Kỳ.

Năm 1823, Besty Stockton đã nộp đơn tham gia Ủy ban Truyền giáo Hoa Kỳ và đến Hawaii. Cô được công nhận là nữ giáo sỹ độc thân đầu tiên trong lịch sử truyền giáo hiện đại. Cô đã phục vụ với vai trog là một phụ tá và quản lý một trường học. Trước khi đến Hawaii, cô đã sống trong gia đình hiệu trưởng Đại học Princeton, và tại đó cô đã đọc rất nhiều sách trong thư viện. Cô có đủ trình độ để giảng dạy.

Năm 1826, Lott Carey đã thành lập một hiệp hội truyền giáo liên kết với hội thánh của ông ở Monrovia.

Năm 1827, Scipio Beanes đi thuyền đến Haiti.

Năm 1836, Hiệp hội Truyền giáo Báp-tít (The Providence Missionary Baptist District Association) được thành lập, là một trong ít nhất 6 tổ chức thuộc Hội thánh Báp-tít Nergo, có chung mục tiêu là thực hiện sứ mạng truyền giáo ở Châu Phi.

Năm 1849, Robert Hill được gửi đến Liberia bởi Hội thánh Báp-tít Công ước Phương Nam.

Từ năm 1860 đến 1877, hoạt động truyền giáo nói chung tăng lên sau cuộc nội chiến, khi số lượng người da đen tự do tăng lên rất nhiều từ 68.000 đến 665.000 người. Những thành tựu đạt được trong các lĩnh vực giáo dục, chính trị và dân quyền đã bắt đầu biểu hiện rõ ràng qua lĩnh vực truyền giáo.

Năm 1883, William Colley và năm người khác đã rời Virginia để đến Liberia.

Năm 1886, mười hai người trong số mười ba người thuộc Hội thánh Tin Lành Trưởng Lão Hoa Kỳ ở Liberia là người da đen. Ngoài ra, nhiều người da đen phục vụ trong Hội thánh Tin Lành Giám Lý đông hơn người da trắng với tỉ lệ 21:5 trong năm 1876.

Năm 1890, William Henry Shepard đã di chuyển 900 dặm trong đất nước Congo khi ông được yêu thích bởi những người Châu Phi và thành thạo ngôn ngữ của họ. Ông cũng đã trở thành một giáo viên và một nhà giảng đạo, người đã viện trợ nhiều thiết bị y tế và trả tiền chuộc cho nhiều nô lệ.

Năm 1894, Mary Tearing rời nước Mỹ ở độ tuổi 56 để đến đất nước Congo. Vì tuổi đã cao, bà không được nhận tiếp trợ, nên đã bán nhà mình, sử dụng khoản tiết kiệm, và kiếm được khoảng 100 đô-la mỗi tháng từ hội thánh địa phương và chuyển đến Congo. Bà đã khởi công xây dựng nhiều ngôi nhà cho các bé gái và phụ nữ trẻ. Công việc của bà đặc biệt đến nỗi trong vòng 2 năm, bà đã nhận được tiếp trợ đầy đủ từ phía lãnh đạo hội thánh ở quê nhà.

THẾ KỶ 20

Năm 1900 đến nay, thế kỷ 20 đã chứng kiến sự suy giảm số lượng các nhà truyền giáo da đen. Phong trào Sinh viên Tình nguyện (SVM), nguồn cung các nhà truyền giáo khá lớn, làm việc chủ yếu tại các trường đại học và cao đẳng nơi có khá ít người da đen theo học. Sự phát triển của thuốc chữa sốt rét ‘quinine’ trong thế kỷ 20 làm giảm nỗi lo cho người da trắng đến Châu Phi. Khám phá này đã làm giảm nhu cầu về một trong những lĩnh vực người da đen được kêu gọi để phục vụ. Sự thiếu hụt trong ngân quỹ gây ra sự giảm sút khả năng hỗ trợ truyền giáo trong nhiều hội thánh người da đen. Sự lãnh đạo của người da đen ít được quan tâm hơn là người da đen phục vụ dưới sự lãnh đạo của người da trắng. Một số người Mỹ gốc Phi không được hoan nghênh ở một số nước vì lý do chính trị. Chủ nghĩa vật chất giữa vòng người da đen đang lớn lên cũng gây lo ngại cho công tác truyền giáo.

Năm 1916, những hội thánh người da đen tự trị đã tăng từ 30.000 đến hơn 4 triệu tín hữu. Điều này góp phần vào sự suy giảm các nhà truyền giáo da đen người Mỹ gốc Phi khi bị cô lập khỏi những giáo phái truyền thống. Nhiều người da đen đã chuyển mối quan tâm sang mục vụ ở quê nhà để phục vụ cho sự tăng trưởng này.

Dịch: NCMV

Nguồn: Thetravelingteam.org

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like