“Một phát hiện khảo cổ tuyệt vời”. Đây là cách gọi của Thủ tướng Netanyahu về sự phát hiện gần đây của một viên đá bê-ca 3.000 năm tuổi được sử dụng để cân một lượng bạc trị giá một nửa siếc-lơ. Viên đá nhỏ được tìm thấy trong các cuộc khai quật đang diễn ra tại nền móng của Bức tường Phía Tây. Rõ ràng, Netanyahu đang sử dụng phát hiện này như một cơ hội để vạch trần câu chuyện giả dối của người Palestine có nguồn gốc từ bán đảo Ả Rập – một trong những quốc gia của Ca-na-an cổ đại, như người Philitin và người Hittite.
Những phát hiện khảo cổ học chứng minh rằng, người được gọi là “người Palestine” mà không có lịch sử ở vùng đất Israel, tiếp tục tạo ra vô số tài liệu thông qua các nguồn tài liệu Kinh Thánh và ngoài Kinh Thánh kể về câu chuyện của người Israel ở vùng đất Israel.
Viên đá nhỏ được khắc chữ “bê-ca” trong tiếng Hê-bơ-rơ đảo ngược, chỉ là một số ít các viên đá đo trọng lượng thời kỳ Đền thờ đầu tiên từng được tìm thấy, và là viên duy nhất được tìm thấy với dòng chữ còn nguyên vẹn. Nó được tìm thấy nhờ Dự án Sifting Emek Tzurim. Dự án tình nguyện này phục hồi các cổ vật khảo cổ từ 400 xe tải đất nền bị loại bỏ trong quá trình xây dựng Nhà thờ Hồi giáo EL-Marwani lớn chưa từng có dưới lòng đất vào năm 1996-1999, được gọi là “Chuồng ngựa của Sô-lô-môn”. Việc đào hầm bất hợp pháp này của người Hồi giáo, mà Israel đã không làm gì để ngăn chặn, được cho là sẽ xóa mọi kết nối của người Do Thái với Núi Đền.
Dự án Sifting, bắt đầu vào năm 2004 như một sáng kiến riêng của các nhà khảo cổ Israel Gabriel Barkay và Zachi Dvira, đã mang lại hàng trăm cổ vật, bao gồm tiền xu, đồ trang sức và các mảnh vỡ của tầng hai Đền thờ. Từ năm 2017, dự án đã được tài trợ bởi Quỹ Khảo cổ Israel.
Các bê-ca có niên đại từ thời Đền thờ của Solomon đặt tại Jerusalem từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Một bê-ca , hoặc nửa siếc-lơ (Xuất Ai Cập Ký 38:26), có trọng lượng 11,33 gram mỗi siếc-lơ (0,4 ounce bạc, tương đương với 4.5$ ngày nay), là một “tiền chuộc” hàng năm mà mỗi người Do Thái từ 20 tuổi được truyền để dâng hiến cho việc xây cất đền thờ: “Mỗi người dân đều phải nộp tiền chuộc mạng sống mình cho Đức Giê-hô-va…” (Xuất Ai Cập Ký 30:12).
Trong thời kỳ Đền thờ thứ hai, một nửa siếc-lơ “hợp pháp” duy nhất là một đồng bạc được đúc ở Tyre. Người Do Thái sống ở Israel đã trả nửa siếc-lơ tại các thị trấn và làng mạc của họ. Người Do Thái từ khắp nơi trên thế giới đã đến Jerusalem, đặc biệt là trong các ngày lễ Vượt qua, Lễ Ngũ tuần và Lễ Đền tạm đã trả thuế này khi đến thành phố. Những “khách du lịch”, những người không biết tỷ giá hối đoái chính xác, dễ dàng trở thành nạn nhân của những kẻ đổi tiền gian lận. Chúa Giê-su, người đã tự đóng loại thuế này hàng năm (Ma-thi-ơ 17:25), đã lên án một cách đúng đắn hành vi thu thuế quá cao đang trở nên lan rộng, một vấn đề không được chính quyền Đền thờ giải quyết thích đáng.
Nguồn: Yeudothai.com
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com