Home Chuyên Đề Cơ Đốc Nhân Có Nên Đặt Mục Tiêu?

Cơ Đốc Nhân Có Nên Đặt Mục Tiêu?

by Sưu Tầm
30 đọc

Nhiều năm trước tôi có một người bạn không lên những kế hoạch, mục tiêu hay mục đích gì cả. Lý do của anh đó là, anh muốn luôn sẵn sàng với sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh. Trước khi anh quyết định bất cứ điều gì, anh cầu nguyện. Anh hỏi Chúa có nên đi làm ngày hôm đó hay không, có đánh răng hay không, có dùng chất khử mùi hay không. (Tôi ước gì anh ta cũng hỏi tôi như vậy!) Không cần phải nói, anh ấy không làm một công việc nào quá lâu.

Bạn của tôi đã đưa ra ba giả định sai lầm trong việc xác định ý muốn của Chúa:

(1) Anh ấy nghĩ rằng cảm nhận của mình là một chỉ dẫn không thể sai lầm trong việc cảm nhận sự dẫn dắt của Thánh Linh. Nhưng ngay cả Chúa Giê-xu vẫn không có thái độ này, khi Ngài cầu nguyện trong vườn Ghết-sê-ma-nê, “Nếu có thể được, xin cho chén nầy lìa khỏi con!” (Ma-thi-ơ 26:39), Ngài đã nói rõ ràng là về cảm xúc, Ngài không muốn đối diện với thập tự giá.

(2) Bạn của tôi tin rằng Đức Thánh Linh dẫn dắt mọi người chỉ theo cách tự phát. Vì thế, anh không lập kế hoạch gì cả. Nhưng Phao-lô có lập những kế hoạch (hãy xem, ví dụ, Công vụ 15:36; Rô-ma 1:13), các sứ đồ lập những kế hoạch (Công vụ 6:1-3), và ngay cả chính Chúa Giê-xu cũng lập những kế hoạch (Ma-thi-ơ 10:5-15; 16:21; 26:17-19). Chắc chắn chúng ta không thể nói rằng những con người đó không có Thánh Linh dẫn dắt trong việc lên kế hoạch.

(3) Bạn của tôi đã vô thức khước từ khái niệm nghe tiếng của Thánh Linh qua Kinh Thánh. Nhưng bởi bỏ đi Lời Chúa vốn là tiêu chuẩn hướng dẫn, anh cho rằng Đức Thánh Linh thường phá bỏ Lời Chúa khi Ngài phán với con người. Đây không phải là quan điểm của những người được Thánh Linh dẫn dắt trong quá khứ (hãy xem, ví dụ, Thi thiên 119:9-16; Ma-thi-ơ 4:4; II Ti-mô-thê 3:15-17).

Mặt khác, một số doanh nhân Cơ Đốc rất cứng nhắc trong những thời gian biểu của mình, bất kỳ ‘khủng hoảng’ nhỏ nào cũng làm hỏng đi cả ngày của họ. Đôi khi họ bám sát kế hoạch của họ ngay cả khi lý do duy nhất làm như vậy là để giữ thể diện. Nhưng sứ đồ Phao-lô không có sự cứng nhắc này. Trong hơn một lần trong các chuyến đi truyền giáo, Phao-lô lên kế hoạch để truyền rao phúc âm tại một vùng đất nhưng Thánh Linh của Chúa đã ngăn trở ông (Công vụ 16:6-7). Ở đây là sự quân bình: mặc dù Phao-lô đã lên kế hoạch, nhưng ông rất nhạy bén với việc Chúa thay đổi kế hoạch của mình.

Những người như vậy tiếp cận việc đặt mục tiêu ngược lại: người đầu tiên, mặc dù khiêm nhường, nhưng không thực sự sử dụng sự hiểu biết Chúa ban để đưa ra quyết định. Người đó không yêu mến Chúa với tâm trí của mình (Ma-thi-ơ 22:37). Người thứ hai, tuy nhiên, dù sử dụng tâm trí của mình, nhưng thờ ơ với tấm lòng mình. Trong kế hoạch dài hạn cứng nhắc của mình, người đó cho rằng mình là toàn tri. Nhưng thực sự người này không biết tất cả mọi thứ. Ngay cả khi những kế hoạch của anh ta thất bại, anh ta cứ bám lấy những mục tiêu của mình cách kiêu căng. Thường thì mối lo âu của người này là về tương lai ở dưới khao khát kiểm soát tất cả các khía cạnh của cuộc sống của anh ta (nhưng hãy xem Ma-thi-ơ 6:34)

Hai phân đoạn đặc biệt nhắc đến những thái cực này. Trong Châm ngôn 6, tác giả quở trách người không chuẩn bị một cái gì cả, gọi là một “kẻ lười biếng.” Ông van xin kẻ lười biếng quan sát loài kiến khi nó “dự trữ lương thực cho mùa hè, và thu gom thực phẩm trong mùa gặt” (câu 8). Theo Kinh Thánh, người khôn ngoan làm việc sẽ thiết lập những mục tiêu và chuẩn bị cho tương lai.

Nhưng đó không phải là tất cả. Doanh nhân khôn ngoan sẽ nhận biết sự hữu hạn của mình và trình những kế hoạch của mình cho Chúa. Trong Gia-cơ 4, tác giả đặc biệt nói đến một người lập ra những mục tiêu trong một cách cụ thể: “Bây giờ, hỡi anh em là những người đang nói: ‘Hôm nay hoặc ngày mai chúng ta sẽ đến thành phố kia, ở đó một năm, buôn bán và kiếm lời’. Nhưng anh em không biết ngày mai sẽ thế nào, sự sống của anh em là gì? Vì anh em chỉ như hơi nước, xuất hiện trong giây lát rồi lại tan ngay” (câu 13-14).

Gia-cơ gọi người như vậy là kẻ kiêu căng tự phụ (câu 16). Nhưng ông không nói chúng ta không nên lập những mục tiêu. Thay vào đó, chúng ta nên lập những kế hoạch, nhưng hãy trình chúng lên cho Chúa: “Đúng ra anh em phải nói: ‘Nếu Chúa muốn và chúng ta còn sống thì sẽ làm việc nọ việc kia’” (câu 15).

Trên thực tế, Gia-cơ 4:15 quân bình giữa hai thái cực. Chúng ta sử dụng tâm trí của mình và đặt những mục tiêu, nhưng chúng ta phải làm trong sự hạ mình, nhận biết rằng chỉ một mình Chúa kiểm soát vận mệnh của chúng ta.

Làm Thế Nào Chúng Ta Áp Dụng Những Lẽ Thật Này?

Ba lĩnh vực đặc biết liên quan đến tâm trí chúng ta:

(1) Liên quan đến công việc kinh doanh, “đúng” phải là “đúng” và “không” phải là “không,” nhưng chúng ta cần học để thực hiện những lời hứa bất chợt. Đó là, liên quan đến một vấn đề ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, chúng ta có thể cần bổ sung thêm những khả năng khác cho các dự án loại đó. Mặc dầu một khách hàng có thể không thích cách làm này, anh ta sẽ không muốn một lời hứa tuyệt đối mà sau đó bị phá vỡ do “các tình huống không lường trước được.” Và trong những trường hợp này, nếu chúng ta có thể cải thiện thời hạn theo kế hoạch, chúng ta có thể được tôn trọng hơn và các hợp đồng mới bằng sự chính trực của chúng ta.

(2) Liên quan đến gia đình, chúng ta cũng cần học để thực hiện những lời hứa bất chợt. Tuy nhiên, nếu chúng ta không kẹt với lịch trình “làm hoặc chết” tại văn phòng, thì công việc của chúng ta sẽ không phải là một cái cớ tình cờ. Nếu tôi nói với con trai của tôi rằng tôi sẽ đưa nó đi câu cá vào thứ Bảy tới, tốt hơn là tôi nói thêm, “Nếu xe chạy tốt và không có mưa.” Nhưng nếu tôi liên tục nói thêm, “Nếu cha làm xong việc,” thì con trai của tôi sẽ nhanh chóng tin rằng con không quan trọng bằng công việc của tôi. Bạn thấy đó, những lời hứa bất chợt trong kinh doanh và gia đình song hành với nhau.

(3) Cuối cùng, liên quan đến việc quản lý tài chính của một người, một lần nữa những lời hứa bật chợt cần được thực hiện. Rất ít người có cả dự định và kiến thức về tương lai để nói thật lòng, “Tôi cam kết số lượng X tiền cho giáo sĩ này trong năm tới.” Nó khôn ngoan nhiều hơn khi nói, “Nếu Chúa cho phép tôi, tôi sẽ ban cho nhiều hơn.” Mặc dù những giáo sĩ, các hội thánh, các buổi hội thảo… có thể cảm thấy không thoải mái với một “cam kết” như vậy. Vì trong thực tế tất cả chúng ta đều phụ thuộc vào Chúa mỗi ngày để chu cấp cho cuộc sống của chúng ta (Ma-thi-ơ 6:11).

Trong việc nêu ra ba áp dụng này, tôi sợ rằng một số người sẽ nhìn vào một cái cớ để không thực hiện các bổn phận. Những doanh nhân liên tục không đáp ứng được ngay cả thời hạn công việc dự kiến của mình sẽ sớm mất việc; người cha liên tục không dành thời với con cái của mình sẽ trở thành nguyên nhân cho sự nổi loạn trong chính nhà của mình; và người quản gia bỏ bê công việc của Chúa sẽ không trở thành một người ban cho vui vẻ, là người mà Chúa vui thích.

Lập những mục tiêu là việc nghiêm túc. Không phải chúng ta lo lắng về cuộc sống nên chúng ta lập những kế hoạch cứng nhắc vượt quá khả năng của chúng ta, chúng ta cũng không nên lười biếng đến mức không có kế hoạch gì cả. Thay vào đó, với tất cả sự hạ mình, chúng ta hãy trình những kế hoạch của mình cho Chúa, và làm việc vì sự vinh hiển của Ngài.

Dịch: Nau Puih

Nguồn: Bible.org

Bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like