Home Dưỡng Linh Kính Sợ Chúa – Phần 1: Niềm Vui Trong Sự Kính Sợ Chúa

Kính Sợ Chúa – Phần 1: Niềm Vui Trong Sự Kính Sợ Chúa

by AdrianChua
30 đọc

Từ ngữ “kính sợ” thường bị hiểu cách tiêu cực và có liên quan đến cảm xúc tiêu cực. Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng sự sợ hãi là một điều xấu, là điều cần tránh. Và chúng ta không muốn sống trong sợ hãi. Do đó, khi nói đến sự kính sợ Chúa, chúng ta có xu hướng nghĩ về điều đó theo nghĩa tiêu cực. Tuy nhiên, Kinh Thánh bày tỏ sự kính sợ Chúa là một phước lành tuyệt vời, kinh ngạc, tích cực và đáng ao ước mà Chúa ban cho chúng ta để tạo ra niềm vui và sự hân hoan trong cuộc sống của chúng ta, và điều đó thúc đẩy chúng ta vâng lời và phục vụ Ngài với niềm vui lớn.

Kính sợ Chúa dẫn đến niềm vui như thế nào? Và làm thế nào chúng ta có thể vui thích trong sự kính sợ của Chúa hơn là coi nó như một sự vâng phục bắt buộc? Chúng tôi hy vọng rằng thông qua những bài dưỡng linh này, bạn sẽ khám phá ra rằng sự kính sợ Chúa là chìa khóa quan trọng cho sự thân mật vui vẻ, trọn vẹn và chân thật với Chúa. Khi chúng ta bước đi trong sự kính sợ lành mạnh với Chúa, chúng ta sẽ phát triển mối quan hệ sâu sắc hơn, mật thiết hơn với Chúa – một điều được đặc trưng bởi sự vui mừng.

Bài học từ Chúa Giê-xu

Ê-sai 11:1-3-“ Có một chồi sẽ nứt lên từ gốc Y-sai, một nhánh từ rễ nó sẽ ra trái. Thần của Đức Giê-hô-va sẽ ngự trên Ngài, tức là thần khôn ngoan và thông sáng, thần mưu toan và mạnh sức, thần hiểu biết và kính sợ Đức Giê-hô-va. Ngài lấy sự kính sợ Đức Giê-hô-va làm vui
Đoạn văn này chắc chắn nói đến đến Chúa Giê-xu trong nhân tính của Ngài và cũng tiên tri về bảy thần ngự trên Ngài. Một trong những thần đó là sự kính sợ của Chúa và đoạn văn nói rằng Chúa Giê-xu vui thích trong sự kính sợ Đức Giê-hô-va. Lời kêu gọi cao nhất và quan trọng nhất đối với một con cái Chúa là lớn lên và trưởng thành như Chúa Giê-xu. Do đó, nếu Chúa Giê-xu vui thích trong sự kính sợ Chúa, chúng ta cũng nên vui mừng trong sự kính sợ Chúa.

Bài học từ Môi-se

Xuất-ê-díp-tô ký 20:18-21Vả, cả dân sự nghe sấm vang, tiếng kèn thổi, thấy chớp nhoáng, núi ra khói, thì run rẩy và đứng cách tận xa. Dân sự bèn nói cùng Môi-se rằng: Chính mình người hãy nói cùng chúng tôi thì chúng tôi sẽ nghe; nhưng cầu xin Đức Chúa Trời chớ phán cùng, e chúng tôi phải chết chăng. Môi-se đáp rằng: Đừng sợ chi, vì Đức Chúa Trời giáng lâm đặng thử các ngươi, hầu cho sự kính sợ Ngài ở trước mặt các ngươi, cho các ngươi không phạm tội. Vậy, dân sự đứng cách tận xa, còn Môi-se đến gần đám mây đen kịt có Đức Chúa Trời ngự ở trong.

Trong đoạn văn này, Đức Chúa Trời đã biểu lộ vinh quang của Ngài cho con cái Israel qua sấm sét, ánh sáng, tiếng kèn và một ngọn núi ra khói. Trong nỗi sợ hãi, họ run rẩy và đứng cách tận xa. Tuy nhiên Môi-se đã đến gần… Điều gì đã cho Môi-se sức mạnh và sự can đảm đó? Thú vị là trước đó ông không được như vậy. Ông đã từng như dân sự Israel, sợ sự xuất hiện của Đức Chúa Trời

Xuất Ê-díp-tô ký 3:2-6-“Thiên sứ của Đức Giê-hô-va hiện ra cùng người trong ngọn lửa, giữa bụi gai kia. Người nhìn thấy cả bụi gai đang cháy, nhưng không hề tàn. Môi-se bèn nói rằng: Ta hãy tẻ bước lại đặng xem sự lạ lớn nầy, vì cớ sao bụi gai chẳng tàn chút nào. Đức Giê-hô-va thấy người tẻ bước lại xem, Đức Chúa Trời bèn ở giữa bụi gai gọi rằng: Hỡi Môi-se, hỡi Môi-se! Người thưa rằng: Có tôi đây! Đức Chúa Trời phán rằng: Chớ lại gần chốn nầy, Hãy cổi giầy ngươi ra, vì chỗ ngươi đang đứng là đất thánh. Rồi Ngài lại nói: Ta là Đức Chúa Trời của tổ phụ ngươi, Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của Y-sác, và Đức Chúa Trời của Gia-cốp. Môi-se liền che mặt, vì sợ nhìn đến Đức Chúa Trời.

Điều gì đã thay đổi Môi-se? Trong Xuất Ê-díp-ký đoạn 3, thậm chí ông đã sợ hãi khi nhìn thấy Đức Chúa Trời khi Ngài biểu lộ vinh quang của mình như một bụi cây đang cháy. Nhưng trong Xuất Ê-díp-ký đoạn 20, khi Đức Chúa Trời biểu lộ vinh quang của Ngài trong sấm sét, ánh sáng, tiếng kèn và núi ra khói, ông đã không sợ và thậm chí còn có can đảm để đến gần. 
Chúng ta tin rằng đó là mối quan hệ của ông với Chúa và sự tăng trưởng trong sự hiểu biết về Đức Chúa Trời! Sự kính sợ Chúa không đúng cách đẩy chúng ta ra khỏi Ngài, nhưng nỗi sợ đúng kéo chúng ta đến với Đức Chúa Trời. Chính tình yêu của Ngài khiến chúng ta kính sợ Ngài. Sự hiểu biết càng nhiều về bản chất và đặc tính của Đức Chúa Trời và mối quan hệ sâu sắc và mật thiết với Đức Chúa Trời sẽ khiến chúng ta thích thú trong sự kính sợ Ngài.Chỉ khi chúng ta thực sự vui hưởng Chúa, chúng ta mới thực sự tôn thờ Ngài bằng cả trái tim, tâm hồn và tâm trí.

Dịch : Mymy

Nguồn : Arian Chua

Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like