Home Chuyên Đề Chúa Giê-xu Được Sinh Ra Khi Nào Và Tại Sao Chúng Ta Lại Kỷ Niệm Vào Ngày 25 Tháng 12?

Chúa Giê-xu Được Sinh Ra Khi Nào Và Tại Sao Chúng Ta Lại Kỷ Niệm Vào Ngày 25 Tháng 12?

by Crosswalk.com
30 đọc

Tôi nghe thấy từ rất lâu là ngày 25 tháng 12 được chọn là ngày Giáng sinh để Cơ đốc hóa một ngày lễ của dân ngoại. Quả thực, tôi rất ngạc nhiên khi học về lịch sử của việc chọn ngày này. Chúa Giê-xu có thực sự sinh vào ngày 25 tháng 12 không? Hầu như tháng nào cũng đã được đề xuất bởi các học giả Kinh Thánh. Vậy tại sao chúng ta kỷ niệm ngày sinh của Ngài vào tháng 12?

Chúa Giê-xu thực sự được sinh ra khi nào?

Truyền thống của ngày 25 tháng 12 thực sự khá cổ xưa. Hippolytus, vào thế kỷ thứ hai A.D., đã lập luận rằng đây là ngày sinh của Đấng Christ. Trong khi đó, tại Nhà thờ phương Đông, ngày 6 tháng 1 lại là ngày được chọn.

Nhưng vào thế kỷ thứ tư, John Chrysostom lập luận rằng ngày 25 tháng 12 là ngày chính xác và từ ngày đó đến nay, Giáo hội ở phương Đông, cũng như phương Tây, đã coi ngày 25 tháng 12 là ngày sinh chính thức của Chúa Giê-xu.

Mặc dù các sách phúc âm của Ma-thi-ơ và Lu-ca đều kể về sự giáng sinh của Đấng Christ, nhưng không ai liệt kê thời gian cụ thể cho sự kiện lớn này. Mặc dù nghe có vẻ lạ đối với suy nghĩ hiện đại của chúng ta, nhưng có khả năng các Cơ đốc nhân thuở ban đầu đã không coi trọng ngày sinh nhật. Điều này làm cho khó có thể kết luận thời điểm Chúa Giê-xu thực sự được sinh ra.

Mãi đến thế kỷ thứ ba, các nhóm Cơ đốc nhân khác bắt đầu quan tâm đến ngày sinh Đấng Christ, và phải mất một thế kỷ nữa, Giáo hội mới bắt đầu thực hiện một cách đồng nhất.

Liên quan đến niên đại của cuộc đời Đấng Christ, các nhà lãnh đạo Giáo hội ban đầu chủ yếu quan tâm đến việc xác định ngày mất của Chúa để thiết lập việc cử hành sự sống lại cho Ngài (Lễ Phục sinh). Vì Kinh thánh đặt cái chết của Đấng Christ vào thời điểm lễ Vượt qua của người Do Thái, nên việc xác định ngày tháng trở nên dễ dàng. Tuy nhiên, việc đối chiếu lịch âm của người Do Thái (có 12 tháng 30 ngày và thêm một tháng vào mỗi năm thứ ba) với lịch Hy Lạp và La Mã tỏ ra khó khăn.

Sau nhiều cuộc tranh luận, Giáo hội Đông phương (đang sử dụng lịch Hy Lạp) đã quyết định lấy ngày ngày 6 tháng 4 và Giáo hội phương Tây (đang sử dụng lịch La Mã) đã chọn ngày 25 tháng 3 là ngày mất của Đấng Christ. Như chúng ta đã biết, với thời gian, lịch Tây đã phổ biến rộng và giúp xác định ngày Chủ nhật để tổ chức lễ Phục sinh.

Thật thú vị, theo lịch La Mã, ngày 25 tháng 3 cũng là ngày xuân Equinox, một ngày tượng trưng cho sự tái sinh của trái đất và một số Cơ đốc nhân tin rằng điều đó đánh dấu ngày đầu tiên của sự sáng tạo. Các tín hữu đã thấy được ý nghĩa trong biểu tượng của cái chết của Đấng Christ trong ngày kỷ niệm sáng tạo, vì đó là cái chết cứu chuộc của Đấng Christ cho phép tạo vật được làm mới.

Vào thế kỷ thứ ba, có vẻ như một số Cơ đốc nhân đã bắt đầu kỷ niệm ngày sinh của Đấng Christ, và sự chết của Ngài, vào ngày 25 tháng 3, bởi vì trong một cuốn sách có tên Tính ngày lễ Phục sinh, tác giả đã đưa ra một trường hợp tương phản lại ngày này là ngày sinh của Đấng Christ

Vậy tại sao các Cơ đốc nhân kỷ niệm ngày sinh và ngày mất của Đấng Christ? Có khả năng, một truyền thống cổ xưa của người Do Thái về tuổi đầy đủ, hay lý thuyết của cả năm, ảnh hưởng đến thực tiễn này. Đó là niềm tin rằng cuộc đời của một nhà tiên tri Do Thái bắt đầu và kết thúc cùng ngày. Một Cơ đốc nhân vào thế kỷ thứ ba, tên là Sextus Julius Africanus, đã thêm một chi tiết thú vị vào lý thuyết này. Ông lập luận rằng cuộc sống của Đấng Christ bắt đầu không phải khi sinh mà là lúc thụ thai. Trường hợp của ông đưa ra có sự liên quan đặc biệt, bởi vì nếu Đấng Christ được thụ thai vào ngày 25 tháng 3, Ngài sẽ được sinh ra 9 tháng sau vào ngày 25 tháng 12, ngày mà cuộc thảo luận của chúng ta được biết đến.

Thật thú vị, sau đó, Giáo hội đã công nhận ngày 25 tháng 3 là ngày Truyền tin (ngày mà thiên sứ trưởng Gabriel xuất hiện với Mary để thông báo về sự ra đời của Chúa Cứu Thế và cũng được cho là thời điểm thụ thai (lời báo trước sự sanh ra) và ngày 25 tháng 12 là ngày sinh nhật của Đấng Christ. Hầu hết các Cơ đốc nhân đều cho rằng ngày Truyền tin được xác định bằng cách lấy ngày Giáng sinh và đếm ngược chín tháng và ngược lại.

Biểu tượng của việc tính ngày sinh của Chúa Giê-xu

Dù các lãnh đạo Cơ đốc ban đầu nỗ lực tính ngày Chúa sinh ra với sự cân nhắc cẩn thận, hãy nhớ rằng Chúa Giê-xu được sinh ra trong thời kỳ mà mốc thời gian được nhắc đến theo kiểu “dưới thời cai trị của người này hoặc người kia” với sự tự nhiên và sự tượng trưng đóng vai trò trong việc thiết lập các sự kiện quan trọng. Jerome (340-420 trước Công nguyên), một học giả đầu tiên của hội thánh, đã dùng biểu tượng này để chứng minh ngày 25 tháng 12 là ngày Giáng Sinh: Ngay cả tự nhiên cũng tán thành trước lời thỉnh cầu của chúng ta, trái đất tự mang lời chứng bày tỏ điều này. Cho đến ngày nay, sự tối đã gia tăng; từ ngày này trở đi nó sẽ giảm đi; sự sáng sẽ tăng lên và sự tối giảm đi.”

Nếu việc thiết lập ngày Giáng sinh bị ảnh hưởng bởi tất cả các lễ kỷ niệm ngoại giáo nào, thì ứng cử viên có khả năng nhất là một ngày lễ được thành lập vào năm 274 sau Công nguyên bởi Hoàng đế La Mã Aurelian (khoảng năm 214-275 sau Công nguyên) có tên là Dies Natalis Solis Invicti, “Sự giáng sanh của Mặt Trời không bị khuất phục,” vào ngày 25 tháng 12. Tuy nhiên, Aurelian cũng đang cố gắng chọn một ngày có ý nghĩa đối với các tín hữu. Theo Giáo sư lịch sử William Tighe, ngày này không có ý nghĩa tôn giáo trong lịch lễ hội ngoại giáo của người La Mã trước thời Aurelian, cũng như mặt trời không có vai trò nổi bật ở Rome trước thời kỳ của ông ta.

Vào thời trị vì của Aurelian, có vẻ như vị thần Mithras (ban đầu là một vị thần Ba Tư được cho là con trai của mặt trời hoặc là bạn đồng hành của mặt trời) trở nên phổ biến trong những người lính La Mã đi hành quân. Aurelian quyết định nắm bắt cơ hội để mang một giáo phái độc thần đến Đế chế La Mã, và có khả năng động cơ của ông ta là cạnh tranh với Cơ đốc giáo – một tôn giáo độc thần đang phát triển mà ông ta coi là mối đe dọa đối với đế chế của mình.

Ghi chép rõ ràng đầu tiên về việc Đấng Christ sinh vào ngày 25 tháng 12 xuất hiện sau năm 336 sau Công nguyên, nhưng có thể nhà thờ đã chấp nhận ngày này từ lâu và đó là kiến thức phổ biến. Bất kể, ngay cả nếu việc chọn ngày Giáng Sinh liên quan đến ngày lễ ngoại giáo, thì “Sự giáng sanh của Mặt Trời không bị khuất phục,” ảnh hưởng có lẽ chỉ là thứ yếu. Dường như mục tiêu chính của Giáo hội là xác định một ngày thích hợp – một ngày mà các Cơ đốc nhân muốn được giàu tính biểu tượng. Nếu ngày này, ngày 25 tháng 12, diễn ra để cho nhà thờ một bữa tiệc thánh để chống lại lễ kỷ niệm ngoại giáo, thì có thể coi đó là lựa chọn tốt nhất để tôn vinh Đấng Christ.

Tranh luận v ngày Sinh

Trong thời hiện đại, ngày truyền thống này đã bị thử thách. Các học giả hiện đại chỉ ra rằng khi Chúa Giê-xu được sinh ra, những người chăn cừu đang theo dõi con chiên của họ trên những ngọn đồi xung quanh Bết-lê-hem. Lu-ca nói với chúng ta rằng một thiên thần xuất hiện với “một số người chăn chiên ở ngoài đồng [những người] trông chừng đàn chiên của họ vào ban đêm” (2:8).

Một số học giả cảm thấy rằng cừu thường được canh chừng từ tháng 11 đến tháng 3; cũng vậy, cừu ở trên cánh đồng vào ban đêm là việc bất thường. Nhưng không có bằng chứng xác đáng cho việc này. Trên thực tế, các nguồn Do Thái thời kỳ đầu cho rằng những con cừu quanh Bết-lê-hem ở bên ngoài quanh năm. Vì vậy, bạn có thể thấy, ngày 25 tháng 12 phù hợp với cả truyền thống và câu chuyện Kinh Thánh. Không có cơ sở để phản đối nó.

Tất nhiên bây giờ, chúng ta không thể hoàn toàn chắc chắn về ngày sinh của Đấng Christ. Ít nhất, không phải phía bên này của thiên đường. Nhưng một ngày đầu đông dường như là một dự đoán hợp lý. Và ngày 25 tháng 12 đã là kẻ tiên phong trong mười tám thế kỷ. Không có thêm bằng chứng, dường như không có lý do chính đáng để thay đổi ngày lễ kỷ niệm lúc này.

Chúng ta có thể đổ lỗi cho hội thánh ban đầu vì sự không chắc chắn lớn của chúng ta. Bạn thấy đấy, họ đã không tổ chức sinh nhật của Đấng Christ. Đối với họ nó không quan trọng. Họ quan tâm nhiều hơn đến sự chết của Ngài … và sự phục sinh.

Kỷ niệm Ngày sinh của Chúa Giê-xu

Mùa Giáng sinh này, hãy nhìn kỹ vào hình ảnh Chúa giáng sinh một lần nữa. Bỏ cặp kính màu hồng của bạn đi – ngửi cái không khí hôi hám, nhìn thấy những con vật lạnh lẽo, run rẩy. Chúng đại diện cho hệ thống hiến tế trong Cựu Ước. Chúng là biểu tượng của cái chết. Nhưng chúng chỉ là cái bóng của Con Trẻ ở giữa chúng. Ngài được sinh ra để chết. . . để tất cả những ai tin vào Ngài có thể sống.

Vào mùa đông năm thứ 5 hoặc 4 T.C., Đức Chúa Trời đã lan tỏa lịch sử bằng cách mang hình dáng của một người nam. Ngài được sinh ra ở một thị trấn nhỏ ở phía nam Giê-ru-salem. Bết-lê-hem, có nghĩa là ‘ngôi nhà của bánh mì’, thực sự đã xứng đáng với cái tên của nó trong một đêm mùa đông cô đơn. Vì ở đó, trong thị trấn đó, đã sinh ra Bánh Sự Sống. . .

Mẹ Ngài đã đặt vị vua trẻ sơ sinh vào máng cỏ – hoặc máng ăn – bởi vì phòng khách nơi họ ở đã hết chỗ. Sự ra đời của vị vua này được kỷ niệm vào đêm đó chỉ với mẹ, chồng của cô và một số ít người chăn cừu. Các mục đồng đã ở trên các cánh đồng quanh Bết-lê-hem, bảo vệ những con chiên sẽ chết trong Lễ Vượt qua tiếp theo. Một thiên thần xuất hiện với họ và đưa ra thông báo giáng sinh: “Hôm nay tại thành Đa-vít, đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu Thế, Đấng Christ là Chúa” (Lu-ca 2:11). Trong đức tin đơn giản của họ, họ vội vã đến gặp vị vua mới sinh của mình.

Nội dung của bài viết này được rút ra từ cả cuốn sách Giáng sinh, kỷ niệm lịch sử Cơ Đốc Giáo giáo về các biểu tượng, bài hát và câu chuyện cổ điển cũng như từ sự tận tâm của Tiến sĩ John Barnett,

Dịch : Mymy
Nguồn : Crosswalk.com
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like