Home Chuyên Đề Lịch Sử Truyền Giáo: Giáo Sỹ C.T. STUDD

Lịch Sử Truyền Giáo: Giáo Sỹ C.T. STUDD

by thetravelingteam.org
30 đọc

“Nếu Đấng Christ là Đức Chúa Trời và chịu chết vì tôi, thì chẳng có sự hy sinh nào là quá lớn mà tôi không làm cho Ngài cả.” – C.T. Studd

Charles Thomas Studd (“C.T Studd”) sinh ra tại nước Anh vào năm 1860, con trai của Edward Studd là một địa chủ giàu có tại Ấn Độ. Charles Studd yêu thích thể thao như hầu hết nam giới. Ông đam mê môn bóng gậy (cricket) bởi đó là môn thể thao phổ biến nhất nước Anh lúc bấy giờ. Anh trai ông, Kynaston Studd, là một thành viên của đội bóng gậy Cambridge khá nổi tiếng. C.T. tuy không phải là một vận động viên cừ khôi nhưng lại rất quyết tâm luyện thành thục môn thể thao này. Ông có thể tập luyện hàng giờ, sử dụng một chiếc gương giúp chỉnh thế đánh bóng. Ông tránh bất kì thói quen tai hại có nguy cơ làm giảm khả năng chơi bóng gậy của ông. Ông sớm thành thục môn thể thao và trở thành đội trưởng đội bóng gậy của trường trung học phổ thông. Năm 1879, khi Studd bắt đầu học tại Cao Đẳng Trinity thuộc trường Đại học Cambridge, danh tiếng ngôi sao môn bóng gậy của ông bắt đầu nổi lên. Mọi người gọi ông là “Michael Jordan của môn bóng gậy”, là cái tên gọi thân thuộc xuyên suốt Great Britain. Ông nhanh chóng trở thành đội trưởng đội bóng gậy của Cambridge, là thần tượng của các sinh viên và là một huyền thoại lúc bấy giờ, ông đã có niềm đam mê đặc biệt với môn bóng gậy, môn thể thao phổ biến nhất tại nước Anh lúc bấy giờ. Nhưng đó chỉ là một câu chú thích so với dấu ấn của C.T. Studd suốt trang sử cuộc đời ông.

C.T. được cứu vào năm 1787 lúc 18 tuổi sau màn đối chất với một vị mục sư, người thật sự đặt câu hỏi cho ông về mối tương giao cá nhân của ông với Đấng Christ. Cả hai anh trai của ông đều dâng đời sống mình cho Đấng Christ cùng ngày với ông. Niềm khao khát Đấng Christ của ông giảm dần khi sự nghiệp bóng gậy của ông tại đại học thăng tiến, ông nhanh chóng chai sạn với những thứ thuộc linh. Tuy nhiên, tháng 11 năm 1883, lúc anh trai George của ông bệnh vô cùng nặng và đang chết dần. C.T. nhìn thấy cơn đau của anh mình, trong nỗi kinh sợ và đau buồn, ông phản ứng: “Giờ thì tất cả sự nổi tiếng trên thế gian này có ích gì với anh George? Tất cả chỉ là danh tiếng và xu nịnh thôi sao? Việc sở hữu tiền tài vật chất dư dật trên đất có đáng gì khi một người phải đối diện với Sự Vĩnh Hằng?” Bằng một sự thay đổi đáng ngạc nhiên, Chúa chữa lành ông George một cách kì diệu, và C.T. thay đổi một cách ngoạn mục, ông dâng mình hầu việc Chúa kể từ đó. Những thứ trên thế gian không đáng giá bằng cuộc đời ông, Studd bắt đầu đầu tư mình vào sự sống đời đời.

C.T. đã góp phần vào một nhóm Cơ Đốc nhân nhỏ tại Cambridge, hầu hết họ là vận động viên đang bắt đầu tận hiến mình cho việc cầu nguyện và rao truyền Phúc Âm cho thế giới. Ngay từ chính khuôn viên trường, họ bắt đầu chia sẻ niềm tin công khai và nói tất cả mọi điều về sự cứu rỗi được tìm thấy trong Chúa Giê-xu Christ. Nhiều người được đem trở về nhà Chúa nhờ sự ảnh hưởng của Studd giữa cộng đồng sinh viên. Trong suốt khoảng thời gian đó, nhà truyền giáo có sức ảnh hưởng, Hudson Taylor bắt đầu kêu gọi các sinh viên tại nước Anh tham gia cùng với ông tiếp cận hàng triệu linh hồn lạc mất tại Trung Hoa. Lời kêu gọi mạnh mẽ và niềm khát khao mãnh liệt với Trung Hoa chạm tới tấm lòng của những chàng trai trẻ tại trường Cambridge, và một cuộc thảo luận diễn ra về việc tham gia đoàn truyền giáo của Hudson và tiên phong tới những khu vực chưa được tiếp cận bởi Phúc Âm tại Trung Hoa.

Mặc cho sự nghiệp môn bóng gậy đầy hứa hẹn và một cuộc sống an nhàn nơi ông được lớn lên, C.T. quyết tâm đi theo tấm lòng của Đức Chúa Trời cho thế gian và tham gia cùng Ngài trong hành trình tiếp cận Trung Hoa. Quyết định đi tới Trung Hoa của Studd ảnh hưởng đến bảy chàng trai khác tại trường Cambridge để sống cho vinh quang Chúa và cũng tận hiến bản thân mình mục vụ tại Trung Hoa. Trong nhóm chèo thuyền tại Trinity, có Standley Smith, Montague Beauchamp, và William Cassels tham gia. Hai sinh viên, Dixon Hoste và Arthur Polhill-Turner, là hai sĩ quan đã rời bỏ sự nghiệp hứa hẹn của mình trong quân đội để tham gia cùng Studd. Và ngay trong đội bóng gậy của C.T. Studd cũng có Cecil Polhill-Turner đồng tham gia.

Studd cũng đã phải đối mặt với sự phản đối. Cha ông, Edward qua đời, khiến gia đình gây áp lực lên C.T. bắt ông không được rời người mẹ góa của mình trong thời điểm như vậy. Anh trai ông cố bảo ông đừng đi và C.T đã đơn giản trích dẫn lại Mi-chê 7:6, “và kẻ thù của người ta chính là người nhà mình.”

Trước khi đi đến đất nước Trung Hoa, Hudson tổ chức một chuyến đi đến các khuôn viên trường tại nước Anh, cho phép “Bảy Cambridge” đi theo, để họ được biết đến, để chia sẻ bài làm chứng, và kêu gọi sinh viên dâng đời sống mình vì sự vinh hiển của Chúa. Qua ba tháng đi và làm chứng, Chúa mang mọi người lại gần với niềm tin vào Đấng Christ và tỉnh thức các hội thánh cho mục đích toàn cầu của Ngài.

Tại buổi gặp gỡ cuối chuyến đi, C.T. Studd giục sinh viên nói rằng: “Các cậu sống cho các ngày hay sống vì sự sống đời đời? Các cậu sẽ quan tâm ý của những con người ở đây, hay là ý tưởng của Đức Chúa Trời? Ý kiến của con người chẳng ích lợi gì với chúng ta khi chúng ta đứng trước ngai xử đoán. Nhưng ý tưởng của Chúa thì lại có. Vậy thì chẳng phải chúng ta nên lấy lời Chúa và hoàn toàn vâng phục hay sao?

Sự chân thật đánh dấu sức mạnh của thông điệp của bảy giáo sĩ này là họ trên đường đi tới những nơi chưa được tiếp cận. C.T Studd thú nhận: “Sau khi kêu gọi sinh viên vâng theo Mạng Lệnh Lớn, Bảy Cambridge, đi đến Trung Hoa, tới Thượng Hải vào ngày 18 tháng Ba năm 1885.

C.T. Studd thừa hưởng gia tài từ cái chết của cha mình là Edward nhưng lại đem quyên góp gần hết, chỉ giữ lại 3400 bảng. Cho đến khi vợ ông, Priscilla Livingstone Stewart nói với ông: “Anh Charlie, Chúa đã bảo người giàu làm gì? “Hãy bán đi tất cả.” “Vậy thì chúng ta sẽ bắt đầu trọn vẹn với Chúa tại đám cưới của chúng ta.” Và họ dâng hết thảy cho công việc truyền giáo.

Studd thỉnh thoảng quay trở lại Anh và Mỹ vì sức khỏe của ông không tốt và để kêu gọi sinh viên dâng đời sống mình cho Mạng Lệnh Lớn. Suốt những buổi đầu của Student Volunteer Movement (Phong Trào Sinh Viên Tình Nguyện), năm 1896 – 1897, anh trai ông J.E.K Studd phát biểu trước trường đại học Cornell, có sức ảnh hưởng sâu sắc với đại diện tương lai của SVM, John R. Mott vào trễ buổi họp mặt và nghe J.K. Studd trích dẫn: “Hỡi người trẻ tuổi, các bạn có đang tìm kiếm những điều vĩ đại cho bản thân mình? Đừng tìm kiếm chúng! Nhưng trước hết hãy tìm kiếm Nước Đức Chúa Trởi!”

Mott họp lại những người dạn dĩ gặp ông ngày hôm sau và sau đó ông nói rằng buổi họp mặt với Studd là “khoảng khắc quyết định của cuộc đời ông”. Mott trở thành một trong những nhà truyền giáo di động vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới.

Công việc của Studd ảnh hưởng Trung Hoa, Ấn Độ và Châu Phi. Vào những ngày cuối cùng của cuộc đời, ông hồi tưởng lại công việc cả đời mình bằng cách nói rằng: “Tôi tin rằng mình đã gần với việc rời khỏi thế giới này, tôi chỉ có một số điều khiến mình vui mừng, đó là:

  1. Chúa kêu tôi đến Trung Hoa và tôi đã đi mặc cho sự phản đối quyết liệt từ mọi người mà tôi yêu thương.
  2. Tôi vui mừng làm theo những gì Đấng Christ bảo người giàu phải làm.
  3. Tôi thong thả trước lời kêu gọi của Chúa, một mình trên chuyến tàu Bibby năm 1910, từ bỏ đời sống mình cho công việc này, để mà từ đó trở đi không chỉ có Sudan mà thôi, nhưng là cả Thế Giới chưa được rao giảng Phúc Âm.

Những niềm vui duy nhất của tôi sau cùng là khi Chúa cho tôi hầu việc Ngài. Tôi đã không từ chối.”

Một đêm vào tháng Bảy, năm 1931, C.T. Studd trở về nước Chúa.

Câu cuối phát ra từ miệng ông ấy là “Hallelujah”!

 

Dịch: H.U

Nguồn: The Travelling Team

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like