Home Chuyên Đề Tại Sao Chúng Ta Phải Nghiên Cứu Sách Hê-Bơ-Rơ?

Tại Sao Chúng Ta Phải Nghiên Cứu Sách Hê-Bơ-Rơ?

by Crosswalk.com
30 đọc

Cách để chúng ta hiểu Kinh Thánh?

Kinh Thánh là một cuốn sách phức tạp.

Kinh Thánh là một cuốn sách bao gồm 66 sách nhỏ, được tách ra thành 2 phần là Cựu ước và Tân ước. Khi bạn mở sách ra, bạn có thể tìm thấy lịch sử, thơ ca, ca thương, và các thư tín. Nhiều sự kiện và con người được ghi lại qua nhiều tác giả, trong những khoảng thời gian, cũng như từng thời kỳ khác nhau. Và khi phần lớn những người Mỹ nghĩ rằng “Chúa giúp những ai tự giúp chính họ” là một câu kinh thánh, nó chỉ làm cho mọi việc trở nên phức tạp hơn.

Là một mục sư, mối lo sợ của tôi là ngay cả những người trong hội thánh biết một số câu chuyện trong Kinh Thánh nhưng họ thường bỏ xót câu chuyện chính trong Kinh Thánh.

Đó là tại sao sách Hê-bơ-rơ đưa ra một sự đóng góp đặc biệt cho Kinh Thánh. Hê-bơ-rơ cho chúng ta thấy Kinh Thánh không phải chỉ là tuyển tập những câu chuyện rời rạc, nhưng nó là một câu chuyện duy nhất – câu chuyện về sự cứu chuộc thông qua Chúa Giê-xu Christ. Theo một cách đơn giản, sách Hê-bơ-rơ giúp chúng ta mở khoá trong việc nhìn thấy sự vinh hiển của Đức Chúa Trời thông qua sự khải thị liên tục của Ngài. Hê-bơ-rơ giúp chúng ta mở ra những điều bí ẩn để nhìn thấy Chúa Giê-xu trong Cựu ước.

Chìa khoá để hiểu Kinh Thánh

Hê-bơ-rơ chứa 35 lời trích dẫn trực tiếp từ Cựu ước, theo đó là nhiều sự ám chỉ cũng như tham khảo. Với những kiến thức về Cựu ước có sẵn, tác giả đã chứng tỏ rằng sự vinh hiển của Đức Chúa Trời và kế hoạch cứu chuộc đã được bày tỏ một cách rõ ràng thông qua Chúa Giê-xu. Thực sự, trọng tâm của sách Hê-bơ-rơ là “Chúa Giê-xu tốt hơn” (từ “tốt hơn”, “nhiều hơn”, “vĩ đại hơn” xuất hiện hơn 25 lần). Tôi thực sự bị thuyết phục rằng vinh hiển của Đức Chúa Trời cũng như sự bày tỏ trong Chúa Giê-xu là trọng tâm của sách Hê-bơ-rơ. Khi một người hiểu điều này, mọi việc sẽ trở nên đơn giản, dễ hiểu hơn.

Trong Đấng Christ, chúng ta nhìn thấy sự ứng nghiệm tất cả những hi vọng và lời hứa trong Cựu ước, báo hiệu cho một giao ước mới. Thông qua sách Hê-bơ-rơ, chúng ta nhìn thấy Đấng Christ cao trọng hơn tất cả mọi sự. Chúa Giê-xu cao trọng hơn thiên sứ (1:5-2:18). Chúa Giê-xu cao trọng hơn Môi-se (3:1-4:13). Chúa Giê-xu cao trọng hơn thầy tế lễ cả (4:14 – 5:10; 7:1 – 8:13). Chúa Giê-xu là của lễ tối cao (9:1 – 10:18).

Cả Kinh Thánh là một câu chuyện tuyệt vời – câu chuyện về Chúa Giê-xu. Nếu bạn không hiểu lẽ thật này, bạn sẽ bỏ mất đi trọng tâm của Kinh Thánh.

Khi chúng ta đã hiểu, chúng ta sẽ đáp ứng!

Chúa có phán. “Đời xưa, trong nhiều lần nhiều cách,” Chúa đã phán với con dân Ngài (Hê-bơ-rơ 1:1). Nhưng bây giờ, trong những ngày cuối cùng, Ngài bày tỏ với chúng ta thông qua Chúa Giê-xu – con yêu dấu của Ngài, Đấng tạo hoá, duy trì và Đấng cứu rổi của thế giới (2-3), và hình bóng của Đức Chúa Cha (3). Đây là thần học có thể thay đổi mọi thứ.

Mục tiêu của thần học không phải chỉ tăng trưởng trong kiến thức về Đức Chúa Trời, nhưng để có thể hiểu tốt hơn những điều mà Chúa đang làm trong lịch sử và đồng công với Ngài thông qua năng quyền của Đức Thánh Linh.

Tác giả của Hê-bơ-rơ giúp chúng ta tập chú vào cách Tin lành của Chúa Giê-xu Christ dẫn chúng ta vào sứ mạng, đó cũng là điều cốt yếu trong cách chúng ta áp dụng Kinh Thánh trong đời sống. Hê-bơ-rơ nhắc chúng ta về lời kêu gọi cho một đời sống trung tín, kết quả cho vinh hiển của Đức Chúa Trời (2:1–4; 3:7–19; 5:11–6:12; 10:26–39; 12:25–29). Điều cốt yếu về sự bền bỉ trong đức tin của chúng ta là việc hiểu biết – sự hiểu biết đến từ việc chiêm ngưỡng và nếm biết Chúa Giê-xu Christ là Đấng cao trọng hơn mọi vật (10-19 – 12:29).

Cuối cùng, chúng ta nhìn thấy niềm tin của chúng ta được đâm rễ một cách mạnh mẽ trong điều chúng ta đang đặt niềm tin. Tin lành là việc Chúa giúp tất cả những ai không thể tự cứu chính bản thân mình. Thông qua Hê-bơ-rơ, độc giả kêu gọi chúng ta đáp ứng lại ân điển của Đức Chúa Trời thông qua sự thờ phượng, và lời kêu gọi này được khích lệ thông qua những lời khích lệ, cảnh báo, và cũng như những ví dụ tương phản. Nó không có gì là phức tạp.

Đó là việc để câu chuyện về Kinh Thánh được bày tỏ, vương quốc của Đức Chúa Trời là vương quốc không bao giờ bị rúng động, bởi vì nó được đâm rễ trong Chúa Giê-xu Christ, Đấng đang nắm giữ mọi thứ.

Dịch: Sam

Nguồn: Crossway.com

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like