Home Chuyên Đề Thảo Luận Khoa Học – Phần 2 và hết: Càng nghiên cứu càng không thể chối từ Chúa

Thảo Luận Khoa Học – Phần 2 và hết: Càng nghiên cứu càng không thể chối từ Chúa

by Viethungpham.com
30 đọc

Anh Tran Khanh hỏi: “Đấng Tạo Hóa có khả năng chứng minh luật bất toàn của Gödel không?”. Câu hỏi này làm tôi ngạc nhiên, vì Định lý Bất toàn đã được Gödel chứng minh rõ ràng rồi, tại sao anh Tran Khanh còn phải hỏi. Nhưng vì anh đã hỏi nên tôi vui lòng trả lời: “Có lẽ Chúa đã mặc khải cho Gödel để Gödel chứng minh định lý đó”.

Ý nghĩ trên của tôi không có gì mới. Trong một bài báo đăng trên tạp chí SIGNS of The Times ở Australia Tháng 10/1999, tôi đã viết:

“If we become sages, it’s only because God first revealed the secrets of science to us, not because of the science itself” (Nếu chúng ta trở nên thông thái, ấy là vì trước hết Chúa đã vén mở bí mật của khoa học cho chúng ta, chứ không phải vì bản thân khoa học).

Tất nhiên đó là một NIỀM TIN và không phải ai cũng tin như thế. Nhưng TÔI TIN.

Những điều tôi đang nói không phải là lý lẽ để tranh luận hơn thua, mà đơn giản là sự chia sẻ tự đáy lòng. Tôi rất sung sướng hạnh phúc khi gặp những người có niềm tin giống tôi. Tôi cũng không buồn khi có những người không tin như tôi. Đối với tôi, đức tin là một quà tặng của Thiên Chúa. Người có đức tin là người may mắn.

Thực ra, việc tin hay không tin vào Đấng Sáng tạo phụ thuộc vào trực giác và văn hóa của mỗi người. Không ai có thể bắt ép ai được. Tôi hoàn toàn tôn trọng quyền lựa chọn của anh Tran Khanh. Tuy nhiên ý kiến của anh sau đây cần xem xét lại, khi anh Tran Khanh “gán” cho tôi một ý kiến xa lạ, rằng:

“…ngay cả“ 5 Tiên đề của Euclid” chúng ta cũng chưa đủ khả năng để nhận thức và chứng minh…”

Đó là một cách hiểu SAI hoặc một cách diễn đạt SAI của anh Tran Khanh về quan điểm của tôi. Tôi không bao giờ nói chúng ta chưa đủ khả năng để nhận thức và chứng minh 5 tiên đề của Euclid!

Chúng ta THỪA khả năng để nhận thức 5 tiên đề của Euclid, nhưng chúng ta không thể và KHÔNG CẦN chứng minh 5 tiên đề đó, vì nó quá hiển nhiên. Nếu ai định chứng minh 5 tiên đề đó thì trước sau người ấy sẽ phải thừa nhận những tiên đề khác tương đương.

Tiếp theo, anh Tran Khanh nói:

Nếu không nhận thức được và chứng minh được 5 tiên đề “thì làm sao chúng ta cho rằng chúng ta đủ khả năng để nhận thức một tiền đề lớn hơn “Đấng Sáng Tạo là TIỀN ĐỀ của mọi nhận thức” và bao trùm mọi tiền đề, để rồi dám khẳng định nó là tồn tại và đúng đắn”.

Thưa độc giả, vấn đề thừa nhận 5 tiên đề của Euclid chẳng dính dáng gì đến tiên đề “Đấng Sáng Tạo là TIỀN ĐỀ của mọi nhận thức”. Việc liên hệ 5 tiên đề của Euclid với tiên đề về Đấng Sáng Tạo là một việc vô nghĩa, bởi trên thực tế, có rất nhiều người thừa nhận 5 tiên đề của Euclid đồng thời tin vào Đấng Sáng Tạo, và cũng có rất nhiều người thừa nhận 5 tiên đề của Euclid mà không tin có Đấng Sáng Tạo. Vậy trước hết, tôi bác bỏ mối liên hệ đó.

Vậy tiên đề “Đấng Sáng Tạo là TIÊN ĐỀ của mọi nhận thức” không phải là cái để tranh luận hoặc chứng minh, mà là một NIỀM TIN.

Một người tin vào Đấng Sáng tạo sẽ dễ dàng tin vào tiên đề đó, không cần tranh luận hoặc chứng minh. Một người không tin vào Đấng Sáng Tạo sẽ không tin tiên đề đó.

Isaac Newton từng nói rằng Định luật Hấp dẫn có thể giải thích được chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời nhưng không thể giải thích ai đã đưa định luật ấy vào vũ trụ để buộc vũ trụ phải tuân thủ. Theo ông, phải tin có Đấng Sáng Tạo thì mới có thể hiểu được vì sao vũ trụ tuân thủ những định luật xác định.

Các nhà khoa học theo chủ nghĩa tự nhiên (naturalism) hoặc chủ nghĩa duy khoa học (scientism), điển hình như Stephen Hawking, tuyên bố vũ trụ hình thành từ hư không, không cần đến Chúa. Như vậy họ đã vô tình chống lại định luật bảo toàn vật chất, tức là phản lại chính khoa học! Nói cách khác, chủ nghĩa tự nhiên và chủ nghĩa duy khoa học là những chủ nghĩa phản khoa học.

Tóm lại, việc nhận thức tiên đề “Đấng Sáng Tạo là TIÊN ĐỀ của mọi nhận thức” hoàn toàn phụ thuộc vào trực giác và vốn văn hóa của mỗi người, và cuối cùng là sự lựa chọn của mỗi người. Theo quan sát của tôi, tôi thấy những nhà khoa học giỏi nhất là những người thấy rõ vai trò của Đấng Sáng Tạo hơn ai hết, đúng như Werner Heisenberg, người khám phá ra Nguyên lý Bất định trong Cơ học Lượng tử, đã nói:

“Ngụm nước đầu tiên từ cốc nước khoa học tự nhiên sẽ biến bạn thành một người vô thần, nhưng ở đáy cốc Chúa đang đợi bạn”(The first gulp from the glass of natural sciences will turn you into an atheist, but at the bottom of the glass God is wainting for you)[5]

Heisenberg-glass-of-science

Trước Heisenberg ngót một thế kỷ, Louis Pasteur cũng đã nói lời tương tự:

“Một chút khoa học sẽ xa rời Chúa, nhiều khoa học sẽ quay về với Chúa” (Un peu de science éloigne de Dieu, beaucoup de science y ramène)[6]

Để kết, một lần nữa xin trích lời của Immanuel Kant:

Chúng ta không thể hiểu Chúa; chúng ta chỉ có thể tin Ngài” (We cannot comprehend God; we can only believe in Him)[7]

DJP, Hanoi 18/09/2018

 

[1] https://viethungpham.com/2018/08/08/evolution-2-0-prize-giai-thuong-5-trieu-usd-cho-thuyet-tien-ho/

[2] https://www.azquotes.com/quote/559639

[3] https://www.goodreads.com/quotes/32218-what-i-see-in-nature-is-a-magnificent-structure-that

[4] https://www.goodreads.com/quotes/83750-i-had-to-deny-knowledge-in-order-to-make-room

[5] https://www.goodreads.com/quotes/1139779-the-first-gulp-from-the-glass-of-natural-sciences-will

[6] http://citation-celebre.leparisien.fr/citations/58442

[7] https://en.wikiquote.org/wiki/Immanuel_Kant

(Hết)

Nguồn: Viethungpham.com

Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com

Thảo Luận Khoa Học – Phần 1: Sự Bất Lực của Các Nhà Khoa Học

Bình Luận:

You may also like