Home Chuyên Đề Mảng Tối Của Các Giải Nobel – Phần 3 và Hết: Nhận Xét Về Giải Nobel Hóa Học 2018

Mảng Tối Của Các Giải Nobel – Phần 3 và Hết: Nhận Xét Về Giải Nobel Hóa Học 2018

by Viethungpham.com
30 đọc

Ấy thế mà Giải Nobel Hoá học 2018 vẫn cố tuyên truyền cho Thuyết tiến hoá khi nói rằng các công trình được trao giải vì đã chứng minh được “sự tiến hoá có hướng dẫn” (directed evolution)!

Với kinh nghiệm về các Giải Nobel như đã nói ở trên, chúng ta có thể bình tĩnh và tỉnh táo nhận xét tuyên bố của Tổ chức Giải Nobel về Giải Nobel Hoá học 2018.

Về Giải Nobel Hoá học 2018

Để thấy rõ SAI LẦM của Tổ chức Giải Nobel trong việc đánh giá ý nghĩa các công trình đoạt Giải Nobel Hoá học 2018, xin độc giả dành chút thì giờ đọc kỹ bài báo:

Nghi vấn xoay quanh Giải Nobel Hóa học 2018[11] trên Đại Kỷ Nguyên ngày 08/10/2018. Xin nhắc lại ở đây phần kết luận:

nghi-van-xoay-quanh-giai-nobel-hoa-hoc-2018-3-700x366

Thực ra, các công trình đoạt Giải Nobel 2018 cho thấy:

  • Nếu việc tác động đến hệ gene được điều khiển bởi THIỆN CHÍ thì nó có thể dẫn tới những kết quả có ích lợi cho đời sống loài người.
  • Nếu việc tác động đến hệ gene được điều khiển bởi DÃ TÂM thì nó có thể dẫn tới những kết quả bất lợi hoặc nguy hiểm, đe dọa đời sống loài người.
  • Trong thực tế, hầu hết tác động làm thay đổi hệ gene đều dẫn tới bệnh hoạn, quái thai, sự chết và tuyệt chủng.
  • Thành tựu đoạt Giải Nobel Hoá học 2018 hoàn toàn vô nghĩa trong việc chứng minh sự tiến hoá theo kiểu Darwin hoặc Tân Darwin là một sự thật.

Khi bài báo này đăng lần đầu tiên trên mạng, một số độc giả đã có những bình luận rất hay và sáng suốt:

  • Bạn Ng Khoa viết:

Bài viết phân tích rất chi tiết thưa bác. Mấy hôm nay con cũng đang tìm hiểu về cái này, trên báo chỉ toàn ghi là dựa theo thuyết tiến hoá chứ chẳng có ghi thêm bất kỳ chi tiết nào nên đã gây nhiều khó khăn cho con trong quá trình tìm hiểu. Cám ơn bác rất nhiều.

  • Ông Nguyễn Bình nhận xét:

Bài phân tích của anh Hưng là rất kịp thời và cần thiết để tránh sự hiểu lầm về cái gọi là “tiến hóa” trong thực tiễn hoạt động của sinh giới dù là tự nhiên hay có tác động “hướng dẫn” của con người. Tôi nghĩ thực tế là họ biến đổi một số virus để có những đặc tính có lợi cho việc chữa bệnh hoặc theo mục đích nào đó mà thôi, không thể căn cứ vào đó mà gọi là “tiến hóa” được. Vậy nếu có tiến hóa trong các công trình đó, thì đã tiến hóa ra cái gì?

  • Đặc biệt, bạn Đỗ Minh Đức lập luận rất sâu sắc:

Thưa bác Hưng, ý kiến của bác trong bài viết này là rất chính xác.

Rõ ràng là những người biên soạn ra nội dung và lý do trao giải cho bà Frances Arnold đã mang sẵn trong tư duy hoặc bị ảnh hưởng bởi tư tưởng của học thuyết Darwin nên mới không phân biệt đươc giữa “tiến hóa và chọn lọc” trong thuyết của Darwin xảy ra trong tự nhiên với “tiến hóa và chọn lọc” có “định hướng” cũng như “tác động” bởi các nhà khoa học trong phòng thí nghiệm.

Thuyết tiến hóa cho rằng các các đột biến tích tụ trong hàng triệu năm, hay hàng tỷ năm, dưới các điều kiện môi trường ngẫu nhiên mà một loài này dần biến đổi thành loài khác.

Trong khi thực chất “directed evolution” là một kỹ thuật di truyền, lai dòng phân tử (giống như lai tạo giống ngô hay lúa mì cho năng suất cao) mà ở đây chính là tạo các enzyme xúc tác có các đặc tính mà các nhà khoa học mong muốn.

Nếu tìm hiểu kỹ, có thể thấy kỹ thuật “directed evolution” có một số thủ tục đặc điểm giống với thuyết tiến hóa, đó là:

1/ Ban đầu gây đột biến lên gene mã hóa cho một enzyme đang cần nghiên cứu, sẽ cho ra một tập hữu hạn các gene đột biến

2/ Phân tách từng gene đột biến rồi từ mẫu này tổng hợp ra các enzyme tương ứng

3/ Mỗi loại enzyme được khuếch đại với số lượng lớn để tính trạng trội của mỗi mẫu được thể hiện

4/ Các nhà khoa học tiến hành thí nghiệm phát hiện, lựa chọn ra tính trạng tối ưu

5/ Từ tính trạng tối ưu này tương ứng với gene mã hóa đột biến, họ đem gene đột biến này lặp lại bước 1 ban đầu.

6/ Sau một số bước lặp, các nhà khoa học sẽ chọn ra được enzyme có tính năng tối ưu nhất cho mục đích nghiên cứu.

Có thể thấy các bước làm trên là hữu hạn (số lượng đột biến là ngẫu nhiên nhưng không quá lớn) trên một dòng protein nhất định, trong thời gian chấp nhận được, thực hiện trong phòng thí nghiệm với những điều kiện ưu thế mà gần như ít gặp trong tự nhiên, và dưới sự kiểm soát và tư duy của nhà khoa học tiến hành thí nghiệm. Các thủ tục này rõ ràng là khác với thuyết tiến hóa: xảy ra trên một tập lớn dữ liệu giữa các loài, trong thời gian dài hàng triệu năm, với điều kiện thăng giáng tác động từ môi trường tự nhiên và hoàn toàn ngẫu nhiên không có một “định hướng” của “thế lực” nào.

Ngay ở trong báo cáo khoa học của Giải Nobel hóa học 2018, chính những người biên soạn đã viết rằng không thể nghiên cứu bằng cách tạo ra đột biến một cách ngẫu nhiên trên từng điểm của gene mã hóa cho chuỗi axit amin (mà thường lớn hơn 200 axit amin) vì đơn giản khi lấy tổ hợp toán học của các đột biến này và các biến dị của nó sẽ cho số lượng rất lớn! (Trang 3 trong [1]) Mà các nhà sinh học chỉ lựa chọn một thư viện với số lượng nhỏ đột biến để nghiên cứu.

Thành tựu được công nhận của bà Frances Arnold đó là đưa ra những kỹ thuật giúp tạo ra được những enzyme có lợi phục vụ trong sản xuất xăng sinh học, tạo ra những phân tử mới không có trong tự nhiên…

Tham khảo:

Kết luận

  • Tổ chức Giải Nobel (bộ phận xét Giải Nobel Hoá học) đã tự lộ diện là một thành viên tích cực của cộng đồng các nhà tiến hoá. Và họ đã áp đặt một khái niệm phi lý là “directed evolution” vào công trình của bà Frances Arnold. Phi lý ở chỗ sử dụng khái niệm “tiến hoá” cho một sự thật chỉ có ý nghĩa “biến hoá’, mà giới tiến hoá thường gọi là “micro-evolution”, một khái niệm bịp bợm, làm cho nhiều người ngỡ rằng tiến hoá là một sự thật.
  • Khái niệm “directed evolution” phản lại khái niệm “đột biến ngẫu nhiên” của Thuyết Tân-Darwin! Nói cách khác, Giải Nobel Hoá học 2018 vô tình chống lại Thuyết Tân-Darwin ở chỗ khẳng định rằng muốn có “tiến hoá” thì phải có sự HƯỚNG DẪN, ĐỊNH HƯỚNG! Do đó, quy trình đột biến NGẪU NHIÊN, tức là không có hướng dẫn, sẽ không thể dẫn tới tiến hoá. Suy ra Thuyết Tân-Darwin là “impossible!” (bất khả thi), đúng như Lý thuyết xác suất đã tuyên bố!

DJP, 10/10/2018

CHÚ THÍCH:

[1] https://phys.org/news/2015-10-dark-side-nobel-prizewinning.html

[2] https://phys.org/news/2016-10-decisions-nobel-prizes-bad.html

[3]https://www.realclearscience.com/blog/2015/10/nobel_prizes_awarded_for_disproved_discoveries.html

[4] https://vi.wikipedia.org/wiki/Johannes_Fibiger

[5] Xem bài báo trong chú thích 3

[6] “Thế giới như tôi thấy”, Albert Einstein, NXB Tri Thức, 2005, trang 210.

[7] https://www.azquotes.com/author/15184-George_Wald/tag/evolution

[8] https://todayinsci.com/W/Wald_George/WaldGeorge-Quotations.htm

[9] https://viethungpham.com/2018/03/24/quotes-on-darwinism-trich-dan-ve-hoc-thuyet-darwin-1/

[10] https://www.goodreads.com/quotes/1032018-a-totally-blind-process-can-by-definition-lead-to-anything

[11] https://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/nghi-van-xoay-quanh-giai-nobel-hoa-hoc-2018.html

(Hết)

Nguồn: Viethungpham.com

Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like