Home Chuyên Đề Mặc môn – Phần 2 và hết: Lẽ thật từ Kinh Thánh

Mặc môn – Phần 2 và hết: Lẽ thật từ Kinh Thánh

by Crosswalk.com
30 đọc

Một vài lời kết luận là cần thiết để đáp lại những tuyên bố của Chủ nghĩa Mặc môn và các tiên tri của nó.

Lẽ thật #1: Văn phòng sứ đồ đã chấm dứt với cái chết của sứ đồ cuối cùng trong thế kỷ thứ I.

Kinh Thánh dạy rằng có ít nhất ba điều kiện cần thiết để trở thành một sứ đồ. Thứ nhất, là một sứ đồ phải được chứng kiến sự phục sinh của Đấng Christ (Công vụ 1:22; 10:39-41; I Cô-rinh-tô 9:1, 15:7-8). Thứ hai, là một sứ đồ phải được chỉ định trực tiếp bởi Chúa Giê-xu (Mác 3:14; Lu-ca 6:13; Công vụ 1:2, 24; 10:41; Ga-la-ti 1:1). Cuối cùng, một sứ đồ phải được xác chứng sứ điệp và mục vụ của mình với các ân tứ sứ đồ phi thường (Ma-thi-ơ 10:1-2; Công vụ 1:5-8; 2:43; 4:33; 5:12; 8:14; II Cô-rinh-tô 12:12; Hê-bơ-rơ 2:3-4). Không ai ngoài những người trong thế kỷ thứ I có thể đáp ứng những điều kiện này.

Ngoài ra, các sứ đồ được dùng để hoàn tất quyển sách kinh điển là Kinh Thánh. Được phú cho như các sứ giả của Đấng Christ, họ được giao nhiệm vụ độc nhất để nói với thẩm quyền của Đấng Christ. Phần lớn sự chỉ dẫn của các sứ đồ sau đó trở thành 27 sách Tân Ước. Vì thế, liệu ngày nay còn có các sứ đồ, thì quyển Kinh Thánh cần phải được mở lại và tiếp tục viết một lần nữa. Nhưng, không có các sứ đồ nữa. Với sự chấm dứt của nhóm sứ đồ đem đến sự hoàn tất quyển Kinh Thánh.

Mục đích của nhóm sứ đồ là để phục vụ quá trình đặt nền móng Hội Thánh Tân Ước trong thế kỷ thứ I (Ê-phê-sô 2:20). Khi nền móng đã đặt xuống rồi, thì không cần cái nền bổ sung thêm nữa. Cho nên, không còn có các sứ đồ nào sau khi cái chết của vị sứ đồ cuối cùng (có thể là ông Giăng) trong thế kỷ thứ I. Hiện nay hội thánh được coi sóc bởi các mục sư (I Ti-mô-thê 3:1-7, Tít 1:5-9, I Phi-e-rơ 5:1-3).

Cuối cùng, các lãnh đạo hội thánh đầu tiên không coi mình như là nhóm sứ đồ, dù họ rất gần với thế kỷ thứ I. Những người như Clement, Ignatius, Olycarp, và Justin Martyr đã coi mình như là các môn đồ Đấng Christ và những lãnh đạo hội thánh, chứ không phải là sứ đồ. Ông Wayne Grudem viết, “Điều đáng chú ý là không có một lãnh đạo chính trong lịch sử hội thánh – không phải Athanasius hoặc Augustine, không phải Luther hoặc Calvin, cũng không phải Wesley hoặc Whitefield – đã nhận cho mình danh hiệu là ‘sứ đồ’ hoặc để cho mình được gọi là một sứ đồ” (Thần Học Hệ Thống, trang 911). Vì thế, một hệ thống có thể tuyên bố thuật ngữ “sứ đồ” về nhóm lãnh đạo của mình, nhưng họ không thể nói rằng điều đó là từ sứ đồ theo nghĩa trong Kinh Thánh, từ Đức Chúa Trời.

Lẽ thật #2: Sự mặc khải đã chấm dứt với việc đóng lại 66 sách trong Kinh Thánh.

Sự kết thúc văn phòng nhóm sứ đồ trùng khớp với sự hoàn tất Kinh Thánh. Khi ông Giăng hoàn thành sách Khải huyền vào cuối thế kỷ thứ I, thì Kinh Thánh cũng hoàn tất vào thời điểm đó. Vì thế, sự mặc khải đặc biệt cũng đã chấm dứt. Chúa dẫn dắt hội thánh, không thông qua nhóm sứ đồ và sự mặc khải liên tục. Châm ngôn 30:6  chép rằng: “Chớ thêm chi vào các lời Ngài. E Ngài quở-trách ngươi, và ngươi bị cầm nói dối chăng.” Những gì hội thánh cần bây giờ là sự soi sáng của Đức Thánh Linh về 66 sách trong Kinh Thánh với những người tái sanh, không phải bởi sự mặc khải liên tục bên ngoài Kinh Thánh. Lý do duy nhất mà một hệ thống luôn cần sự mặc khải liên tục đó là bởi con người tạo nên, và do đó không có sự siêu nhiệm, cần cập nhật chắp vá liên tục. Do đó, những quyển sách bên ngoài 66 sách trong Kinh Thánh không thể được coi là có nguồn gốc từ Chúa.

Lẽ thật #3: Sự cứu rỗi chỉ bởi đức tin nơi một mình Đấng Christ, không phải giữ các điều răn.

Gần đây tôi có một cuộc thảo luận ba tiếng đồng hồ với một giáo sĩ Mặc môn trên máy bay. Sau khi nghe phúc âm LDS, tôi giải thích trong Rô-ma về việc được xưng công bình như một quà tặng của ân điển Đức Chúa Trời, qua đức tin trong Đấng Christ, không phải bởi việc làm (Rô-ma 3:21-28). Khi tôi nhấn mạnh rằng việc làm không có hiệu lực trong việc xưng công bình, người đó nhìn tôi đầy bối rối và ngạc nhiên, ông nói, “Hả, không bởi việc làm sao?”

Giáo lý Mặc môn truyền bá một phúc âm dựa trên việc làm. Được xưng công bình trước Chúa đến từ việc giữ và vâng theo giao ước. Sự cứu rỗi ít hơn về sự khổ nạn của Đấng Christ thay vào đó là bởi việc làm để chuộc lỗi, và nỗ lực để làm theo gương Đấng Christ và phát triển các đặc tính giống như Chúa nhiều hơn.

Chủ nghĩa Mặc môn cũng dạy rằng một hình thức sự cứu rỗi qua lễ báp-tem thay mặt cho người đã khuất. Sự chuộc lỗi, họ dạy, là được thực hiện hiệu quả trong cuộc đời của chúng ta qua đức tin nơi Đấng Christ, sự ăn năn, lễ báp-tem, tiếp nhận Thánh Thần, và lựa chọn đi theo sự dạy dỗ của Đấng Christ cho phần đời còn lại của mình. Điều này mâu thuẫn rất nhiều so với Kinh Thánh. Phúc âm sự cứu rỗi theo Kinh Thánh dạy rằng được xưng công bình trước Chúa được ban cho tội nhân dựa trên đức tin nơi một mình Đấng Christ, không phải bởi việc làm (Ga-la-ti 2:16, Ê-phê-sô 2:8-9). Cái chết của Chúa Giê-xu trên cây thập tự giá mang đên sự chuộc tội hoàn toàn cho tất cả tội nhân (I Phi-e-rơ 2:24). Bằng cách tin cậy nơi một mình Ngài, không phải bởi việc làm, Chúa tuyên bố rằng dẫu kẻ tồi tệ nhất cũng sẽ được xưng là công bình đời đời trước Ngài (Rô-ma 3:28, 5:1).

Cuối cùng, vì giáo lý Mặc môn đi lệch với sự dạy dỗ trong Kinh Thánh về thần tính của Đấng Christ, nó truyền bá một Đấng Christ không thể cứu con người, do đó làm cho nó trở thành một phúc âm sai trật.

Lẽ thật #4: Chỉ có Đấng Christ là đầu của hội thánh.

Cuối cùng, và giống như Công giáo Rô-ma, Chủ nghĩa Mặc môn lệch lạc khi đề cập tới họ là người đứng đầu của hội thánh thật. Theo Kinh Thánh hội thánh thật là hội thành mà người đứng đầu là chỉ một mình Chúa Giê-xu (Ê-phê-sô 1:22-23; 5:23). Một người có thể chỉ được gọi là “Chủ Tịch, Đấng Quan Sát, Đấng Mặc Khải, và Tiên Tri Cấp Cao” của hội thánh thật đó là Đức Chúa Trời Thần-Nhân, là Đức Chúa Giê-xu Christ (Ma-thi-ơ 16:18). Chỉ một mình Ngài là Tiên Trí Cấp Cao của chúng ta (Hê-bơ-rơ 3:1). Chỉ duy Ngài có đôi mắt như ngọn lửa là Đấng Quan Sát hội thánh, biết và thấy tất cả mọi điều (Ma-thi-ơ 28:20, Khải huyền 1:14). Và chỉ duy Ngài là Đấng mà Chúa Cha đã phán trong những ngày sau cuối là Đấng Mặc Khải và Tiên tri của hội thánh thật (Hê-bơ-rơ 1:1-2).

Như thường lệ, những người tranh luận về tính hiệu lực của Chủ nghĩa Mặc môn dựa trên chủ nghĩa vị tha của thành viên của nó. Trong khi nhiều người trong niềm tin LDS truyền bá chủ nghĩa vị tha khắp thế giới, vấn đề về tính hiệu lực của một hệ thống không dựa trên hành động vị tha giữa những người ủng hộ mình, nhưng là tính đúng đắn về giáo lý của nó. Đó là lẽ thật theo Kinh Thánh không? Bởi vì giáo lý của nó đi lệch khỏi Kinh Thánh cho các vấn đề đã đề cập ở trên, nó là một hệ thống không thể cứu rỗi, và do đó, nó hoàn toàn là một tà giáo.

Từ các tiên tri đến các sứ đồ đến các thành viên của nó, người Mặc môn phải quay khỏi sự dạy dỗ sai lạc của mình và đầu phục chính mình trước Chúa như đã được bày tỏ trong 66 sách của Kinh Thánh. Khi làm như vậy, họ sẽ tìm thấy sự cứu rỗi chỉ bởi đức tin nơi đầu của hội thánh, là Chúa Giê-xu Christ.

Bài viết được phỏng theo từ “A New Prophet Chosen for the LDS Church”, ban đầu được xuất bản trên The Cripplegate. Được sử dụng với sự cho phép.

Ông Eric Davis là mục sư của hội thánh Cornerstone Church ở Jackson Hole, WY. Ông và nhóm của mình đã gây dựng hội thánh vào năm 2008. Ông đã kết hôn được 15 năm và có 3 đứa con.

 (Hết)

Mặc Môn – Phần 1: 8 Điều Bạn Cần Biết về Các Tiên Tri Của Họ

Dịch: Nau Puih

Nguồn: Crosswalk.com

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like