Home Khoa học -Khảo cổ EVOLUTION 2.0 PRIZE – Giải thưởng 5 triệu USD cho thuyết tiến hóa – Phần 2: Thách Thức Của Người Thắng Giải

EVOLUTION 2.0 PRIZE – Giải thưởng 5 triệu USD cho thuyết tiến hóa – Phần 2: Thách Thức Của Người Thắng Giải

by Viethungpham.com
30 đọc

Nếu Lý thuyết Big Bang đã đưa vật lý học tới điểm tận cùng của vũ trụ, thách thức các nhà khoa học trả lời câu hỏi về nguồn gốc vũ trụ, thì việc khám phá và giải mã DNA trong hơn nửa thế kỷ qua cũng đưa sinh học tới điểm tận cùng của sự sống, thách thức các nhà sinh học trả lời những câu hỏi về bản chất cốt lõi của sự sống.

Thật vậy, những công trình khám phá về DNA đã đưa khoa học tới hàng loạt câu hỏi thách thức xung quanh những khả năng kỳ lạ của sự sống ở đáy sâu tận cùng của nó ─ khả năng phi thường của những cỗ máy bé tí xíu nhưng tinh vi gấp triệu lần những cỗ máy do loài người chế tạo ra. Đó là tế bào và những thành phần bên trong tế bào. Chúng không chỉ hoạt động theo những cơ chế động lực học (vật lý + sinh hóa) mà còn theo những cơ chế thông tin và thậm chí cơ chế “có ý thức”, vượt xa trình độ hiểu biết của khoa học hiện nay. Điều này làm cho bất kỳ một người có tư duy sâu sắc nào cũng phải kinh ngạc, buộc con người phải khiêm tốn học hỏi và suy ngẫm tới mọi nguyên nhân có thể có. Cụ thể:

  • Làm thế nào mà mỗi tế bào có thể tự tái tạo ra bản thân nó từ những hướng dẫn kỹ thuật số lưu trữ trong DNA ─ một phân tử sinh học có các đặc trưng giống y như các thiết bị kỹ thuật số hiện đại: Các lớp mã hóa kỹ thuật số, giải mã và chứa đựng dữ liệu; phát hiện lỗi, sửa lỗi và sửa chữa lỗi…
  • Làm thế nào để sinh vật biết cách sửa chữa và chữa lành cho bản thân nó, biết cách thích nghi với mọi tình huống, và biết lựa chọn?
  • Làm thế nào mà tế bào biết cách tự thiết kế lại, đúng lúc, theo từng giờ hay thậm chí từng phút. Lý do bạn phải uống hết liều kháng sinh của bạn là vì vi khuẩn có khả năng biến đổi rất nhanh để kháng thuốc. Cái gì làm cho vi khuẩn thích ứng nhanh như thế?
  • Làm thế nào mà các tế bào “biết” cách tiến hóa? Không có phần mềm nào của con người có thể làm được điều đó. Cho phần mềm của con người hàng triệu cơ hội và hàng tỷ năm nó cũng chẳng thể tiến hóa được thành bất cứ cái gì khác. Nhưng sự sống thì không ngừng biến đổi để thích ứng với những hoàn cảnh mới. Làm thế nào mà sự sống có thể làm điều đó? Cái mà tế bào biết nhưng chúng ta không biết là cái gì?
  • Còn ý thức thì sao? Trong xã hội loài người chúng ta thấy chỉ những sinh mệnh có ý thức mới có thể tạo ra mã và sửa đổi mã. Vậy ý thức đến từ đâu? Các tế bào có tự nhận thức được chính nó không?
  • Theo Lý thuyết Phi Tạo sinh (Abiogenesis) của thuyết tiến hóa thì sự sống đầu tiên có thể ra đời từ sự kết hợp ngẫu nhiên của các phân tử và nguyên tử vô cơ trong các phản ứng hóa học dưới một điều kiện môi trường thích hợp nào đó, sau đó sự sống tự nó tiến hóa thành sinh vật đa dạng như ngày nay. Nhưng khoa học hiện đại chỉ ra rằng sự sống chỉ có thể hình thành khi có mã DNA hướng dẫn sự tập hợp của các phân tử và nguyên tử theo một chương trình đã định trước. Không có mã DNA, không thể có sự sống. Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có các mã của sự sống từ các phản ứng hóa học? Nói cách khác, các phản ứng hóa học thuần túy có thể tự nó tạo ra các mã của sự sống không? Làm thế nào để bạn có được mã của sự sống mà không cần có một thiết kế từ trước? Đó là câu hỏi chủ yếu mà Giải thưởng Evolution 2.0 đã đặt ra, và số tiền khủng 5 triệu USD sẽ được trao cho bất kỳ ai có thể trả lời được câu hỏi đó một cách rõ ràng, thuyết phục.

    5 triệu USD, cơ hội và thách thức quá lớn

    Tất cả những câu hỏi nói trên đều rất hợp lý về mặt khoa học, đòi hỏi khoa học PHẢI trả lời. Một số người cho rằng những câu hỏi ấy đã đưa khoa học tới GIỚI HẠN của nhận thức, không thể trả lời bằng khoa học. Nhưng những người đặt ra giải thưởng Evolution 2.0 hy vọng rằng câu trả lời nằm trong nguồn gốc của mã DNA ─ nếu khám phá ra nguồn mã DNA thì sẽ biết mọi sự thật của sự sống, và sẽ trả lời được tất cả những câu hỏi nói trên. Chưa biết niềm hy vọng này có khả thi hay không (có thể biến thành hiện thực hay không), nhưng rõ ràng đây là một cơ hội tuyệt vời cho thuyết tiến hóa: Nếu chỉ ra được nguồn gốc của mã DNA là một cơ chế tương tác vật chất ngẫu nhiên nào đó trong tự nhiên, đúng như lý thuyết Abiogenesis tưởng tượng, thì đây sẽ là một thắng lợi vĩ đại của thuyết tiến hóa, chấm dứt mọi nghi ngờ và tranh cãi đã kéo dài hơn 150 năm nay.

    Nếu không, một lần nữa thuyết tiến hóa sẽ mất uy tín, bởi nó tự để lộ sự bế tắc trong việc giải thích các hiện tượng tự nhiên bằng những cơ chế vật chất thuần túy. Vì thế, Giải thưởng Evolution 2.0 đồng thời là thách thức quá lớn cho các nhà tiến hóa, đặc biệt vì giải thưởng này chỉ có thời hạn nhất định, thay vì kéo dài vô hạn như một số thách đố trong toán học.

    Thật vậy, thông báo của giải thưởng cho biết:

    “Giải thưởng Evolution 2.0 sẽ được mở cho đến ngày 17 tháng 11 năm 2026. Tổ chức Natural Code LLC có quyền chấm dứt, mở rộng hoặc sửa đổi cuộc thi vào thời điểm đó theo quyết định riêng của mình”.

    Giả sử đến ngày 17/11/2026 mà vẫn không có ai đoạt giải và ban tổ chức giải tuyên bố chấm dứt giải, liệu có thể coi là thuyết tiến hóa đã thất bại chưa? Câu trả lời là CHƯA, vì biết đâu sau ngày 17/11/2026 sẽ có người tìm ra nguồn mã DNA thì sao? Đó là lý do để thuyết tiến hóa sống dai dẳng trong hơn 150 năm qua, mặc dù nó không hề có một bằng chứng nào ủng hộ các giả thuyết của nó ─ thuyết tiến hóa chứa đựng đầy rẫy những sự kiện không thể nào kiểm chứng được trong thực tế, như lý thuyết nồi súp nguyên thủy, lý thuyết đột biến dẫn tới biến đổi loài,…

    (Còn nữa)

Nguồn: Viethungpham.com

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like