Home Tôi Viết Tùy bút: CHO ĐẾN MỘT CHIỀU THU – Phần cuối: Lịch Sử Hội Thánh Trường An

Tùy bút: CHO ĐẾN MỘT CHIỀU THU – Phần cuối: Lịch Sử Hội Thánh Trường An

by Hồ Galilê
30 đọc

(Bài viết hưởng ứng lời kêu gọi gửi lời chứng đến Hoithanh.com. Bài viết cũng là những dòng suy tưởng và những cảm xúc chân thật về ông bà cố Mục sư Nguyễn Văn Chờ – Quản nhiệm HTTL Trường An – Đại Lộc – Quảng Nam từ năm 1994 đến 2002 – từ tác giả Hồ Xuân Được.)

Hội Thánh cũng đã tổ chức thành công được lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Hội Thánh 1926 – 1996 trong năm nầy trước đó 6 tháng để tri ân những người có công khó, những người chăn bầy qua các thời kỳ…

Ôi nhớ làm sao!
Ngồi một mình mà hình ảnh thân thương cứ quay trở lại như một cuốn phim quay chậm trong đầu, hiện lên từng chi tiết không thể nào quên… Xuân Được! Anh không sao nói hết trong câu chuyện viết về cuộc thi viết truyện ngắn Viết Cho Niềm Tin năm thứ nhất do Đặc San Hướng Đi và Sống Đạo Online đồng tổ chức mà đã được đăng cuối năm đầu với bài “Thầy tôi” được.
Một người hầu việc Chúa khiêm nhu, mềm mại, nhẫn nhục đến đều…
Có một lần sau khi nhóm cầu nguyện của Hội Thánh, khi ra sân ngồi quây quần bên hai cây ngâu thật đẹp xanh rì, Thầy nói thứ bảy tuần đến là truyền giảng đó anh em nhớ nghe, bỗng dưng có một anh em nói: “Thầy mời diễn giả chưa?” Thầy buồn vô kể, Thầy chỉ lau nước mắt và nói: “Anh em cầu nguyện cho tôi chớ.” Một câu nói vô tình của một người mà làm cho trái tim của Thầy đau xót, vì anh em cứ nghĩ là truyền giảng Tin Lành thì phải mời diễn giả cho thật hay. Sau câu nói của Thầy, tôi cảm xúc vô cùng, thế là anh em hối hận, họ trở về ăn năn với Chúa và cầu nguyện cho Thầy, thế là đêm truyền giảng sau đó đã cho một kết quả không ngờ, có 12 linh hồn đầu phục Chúa và Chúa đã chúc phước cho bài giảng mang sứ điệp “Trở về nhà Cha” ở Tin Lành Lu-ca 15 Thầy chia sẻ rất cảm động rất là hay nữa là đằng khác.
Không thể không nhắc đến đời sống tận hiến của Thầy… nào là Thầy đã từng giúp nhổ đậu, bẻ bắp, tuốt lúa với tín đồ ngoài đồng khi trời nắng chang chang hoặc lúc mưa dầm gió cuốn. Tôi thích nhất là tài bơi ghe của Thầy, có lần sau khi cử hành lễ Báp-têm cho con cái Chúa trên sông Ái Nghĩa sau nhà ông Nghị viên Huỳnh Sáu, thì Thầy bơi ra sông thật xa, mà con sông nầy nước chảy xiếc, Thầy bơi lộn thật ngoạn mục, tôi cố theo, nhưng mà chịu thôi… Thầy thích thể thao và mê bóng đá, có lần thầy đã tổ chức được một giải bóng đá mi ni cho các em thiếu niên một số Hội Thánh lân cận, trận đấu được diễn ra ở nhà thi đấu Nguyễn Tri Phương thành phố Đà Nẵng, khán giả đi xem thật là đông… Phải chăng, Thầy được sinh ra và lớn lên ở vùng đất Hạ Nông huyện Điện Bàn, nơi sản sinh ra rất nhiều người hầu việc Chúa có tài năng, tài hoa và dũng khí…

Viết tới đây, tôi lại nhớ lịch sử Hội Thánh Tin Lành Trường An, từ những năm mới thành lập, vào đầu thập niên 30 của thế kỷ trước, biết bao thăng trầm lịch sử mà Hội Thánh đã trải qua, nào là giặc Pháp đốt phá nhà thờ, rồi lập đồn bót chiếm giữ, con cái Chúa phải sơ tán tìm nơi mới nhóm lại, nào là Hội Thánh bị bán cho một Giáo hội Công giáo, người ta đem hình tượng vào trong nhà thờ. Được tin báo, giáo sĩ D.I Jeffrey từ Đà Nẵng lái xe ô tô vào bắt người bảo vệ bỏ vào xe bịt bùng chở đi, giao nhà thờ lại cho Hội Thánh, nào là Mục sư Trần Xuân Phan không được bầu vào được Ban Trị sự Tổng Liên hội trong hội đồng nên ông ta đã dẫn gần phân nửa Hội Thánh qua đạo Sa-Bát tức Cơ-đốc Phục lâm… Lại cũng từ dòng sông nầy, trên thị trấn nhỏ bé nầy cách đây khoảng 80 năm về trước, gia đình ông bà Biện Toản ở Ái Nghĩa có hai người con đi tắm sông không may bị nước cuốn trôi. Kẻ chống đối Tin Lành đã viết bài thơ Đường để sỉ nhục Đạo Chúa, bài thơ ấy như sau:

“…Theo đạo chồng tôi thật nhiệm mầu
Báp-têm làm lễ dưới sông sâu
Đường trời lặng lẽ lên quên thở
Nước Thánh mênh mông rưới một bầu
Khổ lụy Tin Lành khôn trách đó
Lỡ duyên cầu nguyện biết về đâu?
Phải chi Chúa cứu đôi mươi nữa…
Khỏi quỷ Sa tan đến đụn đầu…”

Họ như hả dạ đắc thắng qua bài thơ nầy…

Nhưng Đức Chúa Trời hằng hữu Ngài vẫn là Đấng hằng sống và tể trị hoàn vũ nầy, Ngài đã cho ông Chánh Tuận ở làng Đại An làm một bài thơ họa đối lại như sau:

“…Muốn học Môi Se hóa phép mầu
Dắt dìu con đỏ xuống lòng sâu
Mở lòng hà hãi thêm ba thước
Thâu lụy tan thương lai một bầu
Ái Nghĩa thêm trong dòng nước đó
Anh hùng nào phụ núi sông đâu?
Gẩm thương mấy kẻ chìm trên cạn
Ngọn sóng trần ai phủ lút đầu…”

Cuộc bút chiến đã xảy ra quyết liệt, nhưng bài thơ nầy đã làm cho kẻ ghét bỏ Tin Lành đành phải câm miệng, và bài thơ đã được đọc lại nhân ngày lễ kỷ niệm 70 năm Thành lập Hội Thánh.(1996)
(Còn tiếp)

Tác giả: Hồ Galilê

Bình Luận:

You may also like