Home Chuyên Đề Mâu Thuẫn Khổng Lồ Trong Tư Duy Khoa Học – Phần 5: Bình luận về bài báo của Mike Adams

Mâu Thuẫn Khổng Lồ Trong Tư Duy Khoa Học – Phần 5: Bình luận về bài báo của Mike Adams

by Viethungpham.com
30 đọc

Bình luận (BL) 1: Mike Adams hoàn toàn đúng khi nói rằng thuyết tiến hóa không có cách nào giải thích nguồn gốc sự sống, ngoài NIỀM TIN cho rằng sự sống đầu tiên ra đời một cách ngẫu nhiên từ vật chất không sống. Mọi nỗ lực chứng minh niềm tin này trong khoảng 150 năm qua kể từ ngày Darwin nêu lên giả thuyết “Cái ao nhỏ ấm áp” đến nay đều THẤT BẠI thảm hại.

Tuy nhiên, tôi không tán thành quan điểm của Mike Adams khi ông cho rằng “chọn lọc tự nhiên” vẫn đang tác động lên sự sống, vì theo tôi, bản thân khái niệm “chọn lọc tự nhiên” (natural selection) là một KHÁI NIỀM MÙ MỜ ĐẦY MÂU THUẪN. Thật vậy, sự “chọn lọc” ─ sự phân biệt cái có lợi với cái bất lợi để lấy cái có lợi và loại bỏ cái bất lợi ─ phải là một hành vi của một chủ thế có trí tuệ thông minh, hoặc một chủ thể có ý thức. Vậy ai là chủ thể của hành vi “chọn lọc”? Nếu hành vi này thuộc về tự nhiên thì tự nhiên phải có trí tuệ thông minh. Nếu tự nhiên chỉ là một tập hợp vật chất vô tri vô giác thì làm sao nó có thể có ý thức để chọn lọc? Vậy bắt buộc tự nhiên phải có ý thức. Nếu tự nhiên là một chủ thế có ý thức để điều khiển sự sống thì tự nhiên ấy chính là Nhà Thiết kế Thông minh, điều này trái với Thuyết tiến hóa (một lý thuyết không thừa nhận bất cứ sự can thiệp của một lực lượng siêu hình nào). Tóm lại, khái niệm “chọn lọc tự nhiên” mâu thuẫn với nền tảng tư tưởng của Thuyết tiến hóa.

BL 2: Lord Kelvin, tác giả của Định luât 2 của nhiệt động lực học, từ lâu đã khẳng định rằng tham vọng chứng minh nguồn gốc sự sống của thuyết tiến hóa vượt quá khả năng của các khoa học động lực (tức khoa học tự nhiên). Nói cách khác, khoa học tự nhiên không thể chứng minh nguồn gốc sự sống được. Định luật Tạo sinh (Biogenesis) do Louis Pasteur khám phá năm 1862 khẳng định sự sống chỉ ra đời từ sự sống, do đó nó tự động bác bỏ giả thuyết “Phi Tạo sinh” (Abiogenesis), tức lý thuyết nguồn gốc sự sống của Thuyết tiến hóa ─ lý thuyết cho rằng sự sống ra đời một cách ngẫu nhiên tình cờ từ vật chất không sống. Định lý Gödel cũng cho thấy mọi tham vọng chứng minh nguồn gốc của các hệ vũ trụ đều là không tưởng. Vì thế, cái gọi là “Abiogenesis” của Thuyết tiến hóa thực chất là phản khoa học, và trên thực tế nó là một giả thuyết thuần túy dựa trên NIỀM TIN của các nhà tiến hóa vào những tiên đoán viển vông của Darwin, tương tự như tín đồ của các tôn giáo tin vào Giáo chủ của họ. Nhưng đức tin của các nhà tiến hóa là chuyện nực cười và mâu thuẫn, bởi vì chính họ bác bỏ mọi niềm tin tôn giáo.

BL 3: Thí nghiệm duy nhất từng được quảng cáo rùm beng một thời như một thắng lợi vĩ đại của lý thuyết nguồn gốc sự sống là thí nghiệm Urey-Miller năm 1953. Nhưng chẳng bao lâu sau, trò quảng cáo này đã tự động tắt ngấm, vì các acid amin do Miller chế tạo ra không phải là acid amin cần cho sự sống. Nếu thí nghiệm Miller thực sự chế tạo ra sự sống, ắt nó đã đoạt Giải Nobel sinh học, vì vấn đề nguồn gốc sự sống là một trong những câu hỏi triết học khó nhất và lớn nhất. Ai trả lời được đều xứng đáng đoạt bất cứ giải thưởng khoa học nào mà con người có thể có. Các chất hóa học do Miller chế tạo ra không tuân thủ Định luật Bất đối xứng của sự sống do Pasteur khám phá năm 1848. Định luật này chỉ ra rằng mọi phân tử của sự sống đều bất đối xứng, hầu hết thuận tay trái. Trong khi đó các acid amin của Miller đều xuất hiện đối xứng theo xác suất cân băng trái phải với tỷ lệ 50-50. Các phản ứng sinh hóa không thể tạo ra phân tử chỉ thuận tay trái. Tồn tại một lực hoặc một chương trình hướng dẫn bí hiểm nào đó buộc các phân tử của sự sống xuất hiện bất đối xứng thuận tay trái. Đó là cái mà Mike Adams nói là “phép lạ thần thông” nào đó tạo ra sự sống”. Sai lầm của các nhà tiến hóa nói riêng và của “chủ nghĩa tôn thờ khoa học” nói chung là ở chỗ không thừa nhận những gì họ không nhìn thấy, và do đó muốn giải thích mọi sự kiện thông qua những tương tác vật chất thuần túy. Vì thế họ hoàn toàn bất lực trong việc giải thích những hiện tượng bí hiểm bên ngoài thế giới vật chất.

BL 4: Trong mục 3 Mike Adams bắt đầu đề cập đến vấn đề ý thức và tâm linh. Ông muốn nhấn mạnh đến sai lầm của “chủ nghĩa tôn thờ khoa học” trong việc không thừa nhận sự hiện hữu của ý thức như một hiện thực tồn tại khách quan phi vật chất. Từ đó dẫn tới những hệ lụy vô cùng đáng tiếc, đặc biệt là sự suy đồi đạo đức của con người

BL 5: Quả thật các nhà tiến hóa không có khả năng nhận ra sai lầm của họ. Có hai nguyên nhân. Một, sự vô minh. Hai, họ đã chót thờ phụng một tín điều và trung thành với tín điều đó còn hơn cả những “thánh tử đạo” ─ họ coi sự tiến hóa là một sự thật hiển nhiên, bất chấp việc không có bằng chứng thực tế trong hơn 150 năm qua. Tạp chí National Geographic còn trơ trẽn tuyên bố bằng chứng tiến hóa có mặt ở khắp nơi. Thực ra cái mà họ khoe khoang toàn là những biến đổi trong loài, mà họ gọi bằng một thuật ngữ đánh lận con đen là “vi tiến hóa” (micro-evolution). Nhiều nhà tiến hóa không ngần ngại tạo ra bằng chứng giả mạo để lừa đảo mọi người, cốt để bảo vệ “đức tin” của mình. Tại sao họ như thế? Mike Adams nói do họ kiêu ngạo, nhưng theo tôi, còn có một lý do khác, đó là sự vô minh. Một khi đã vô minh thì người ta có thể làm tất cả những gì mà một người có tâm trí lành mạnh không thể tưởng tượng nổi. Chẳng hạn, làm sao có thể tưởng tượng những người được coi là nhà khoa học mà có thể ăn ngon ngủ yên khi làm những việc lừa đảo cả thế giới: hàng loạt vụ lừa đảo của thuyết tiến hóa đã được phơi bày. Nhưng điều kỳ lạ là các nhà tiến hóa tảng lờ những sự thật này. Liệu có nhà tiến hóa nào có thể trả lời câu hỏi: nếu thuyết tiến hóa có bằng chứng thì tại sao phải làm bằng chứng giả mạo? Lương tâm nhà khoa học để đâu? Những ai thích bênh vực Thuyết tiến hóa xin hãy bình tâm nhìn vào sự thật: hàng loạt các vụ giả mạo và lừa dối về hóa thạch của Thuyết tiến hóa đã và đang bị vạch trần. Xin đừng tranh luận, hãy hỏi lương tâm của chính mình, rằng đứng trước sự gian lận, một con người trung thực nên có thái độ như thế nào. Cái gì thúc đẩy nhiều nhà tiến hóa gian lận và lừa dối nhân loại? Câu trả lời: Vì kho bằng chứng của Thuyết tiến hóa RỖNG TUẾCH! Nếu không có bằng chứng thì Thuyết tiến hóa sẽ sụp đổ. Vì thế, việc giả mạo bằng chứng là một nhu cầu sống còn của nhiều nhà tiến hóa. Thực tế họ đã rất thành công trong việc lừa dối này: “Người vượn Piltdown” đã lừa được cả thế giới trong 41 năm trời! 500 luận án tiến sĩ về tiến hóa đã lấy “Người Piltdown” làm đề tài (làm hoen ố bằng tiến sĩ)! Đặc biệt, nhờ bằng “Người Piltdown”, Thuyết tiến hóa đã thắng lớn trong vụ kiện John Scopes! Xin đừng tranh luận, hãy dành thì giờ để tìm hiểu xem Tạp chí National Geographic đã bao nhiêu lần công bố bằng chứng giả mạo của thuyết tiến hóa? Tại sao những vụ gian lận và lừa đảo về tiến hóa không được công bố rộng rãi cho mọi người biết? Vì thế, các nhà tiến hóa không chỉ kiêu ngạo như Mike Adams nhận xét, mà còn vô minh

BL 6: Một lần nữa Mike Adams đề cập đến vấn đề ý thức và ông cho biết các nhà khoa học theo “chủ nghĩa tôn thờ khoa học” không thừa nhận ý thức như một hiện thực tồn tại khách quan. Họ coi ý thức chỉ là một ảo giác, chứ không phải một hiện thực. Thực ra những nhà khoa học này không có lựa chọn nào khác, một khi đã trở thành tín đồ của “tôn giáo khoa học”. Bởi lẽ nếu họ thừa nhận ý thức là một hiện thực khách quan thì bắt buộc phải chứng minh ý thức là một dạng vật chất nào đó, nếu không thì ý thức phải là một hiện thực phi vật chất. Họ biết rõ rằng không thể chứng minh ý thức là vật chất, do đó buộc phải thừa nhận ý thức là một hiện thực phi vật chất. Lập tức suy ra rằng vũ trụ không chỉ có vật chất, mà còn có phi vật chất. Nhưng đến đây, khoa học tự nó mâu thuẫn với nó, bởi ngay từ đầu, khoa học đã tự phụ cho rằng vũ trụ chỉ có vật chất, ngoài vật chất không có bất cứ cái gì là phi vật chất. Tóm lại, chính khoa học hiện đại đã tự đưa mình đến bế tắc. Chỉ có thể vượt qua bế tắc này bằng cách thay đổi thế giới quan. Định nghĩa lại khoa học là gì, đồng thời xem xét lại thế giới quan khoa học. Thực tế Lý thuyết Thông tin đã đưa “chủ nghĩa tôn thờ khoa học” đến ngã ba đường, bởi vì lý thuyết này khẳng định thông tin không phải vật chất hoặc năng lượng. “Nếu không thừa nhận điều này thì không thể tồn tại trong thế giới ngày nay” (Nobert Wiener). Lý thuyết Thông tin buộc khoa học phải đưa ra những mô hình mới về vũ trụ.

Để cho tiện, ký hiệu: U = vũ trụ (universe); M = vật chất có khối lượng (mass, matter); E = năng lượng (energy); I = thông tin (information); Rm = hiện thực vật chất (material reality); Rum = hiện thực phi vật chất (unmaterial reality); x = cái chưa biết (unknown). Chúng ta sẽ có:

(Còn tiếp)

Nguồn: Viethungpham.com

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like