Home Chuyên Đề Tại Sao Chúng Ta Phải Nghiên Cứu Sách Ma-thi-ơ

Tại Sao Chúng Ta Phải Nghiên Cứu Sách Ma-thi-ơ

by Sưu Tầm
30 đọc

Tạo nên một sự góp phần duy nhất

Tại sao chúng ta lại có bốn sách phúc âm khác nhau trong Kinh Thánh? Tại sao chúng ta lại cần sách Ma-thi-ơ trong khi chúng ta có một sách rút gọn hơn là Mác?

Câu trả lời là mỗi sách có một sự đóng góp độc nhất cho việc hiểu biết về vinh hiển của Đấng Christ. Có thể bốn bản phác thảo của một vật thể hai chiều là dường như không cần thiết. Nhưng với một viên kim cương lắp lánh trong tay của chúng ta, chúng ta sẽ không để lỡ bất gì giây nào để có thể quan sát nó từ mọi góc cạnh. Một góc nhìn không bao giờ là đủ.

Sự vinh hiển của Chúa Giê-xu như một viên kim cương quá tuyệt vời để có thể bị giới hạn bởi một góc nhìn. Tất cả các sách phúc âm đều hoàn thành một số mục đích chung, nhưng thực hiện điều đó trong những cách khác nhau. Ma-thi-ơ đã cung cấp một cách nhìn độc nhất để có có thể nhìn thấy sự vinh hiển của Đấng Christ

Bày tnguồn gốc Cựu Ước của sách Phúc Âm

Ma-thi-ơ như một mảnh nối giữa Cựu và Tân Ước trong Kinh Thánh của chúng ta và nó thật sự phù hợp với việc đó. Ma-thi-ơ bắt đầu với việc nhìn lại những câu chuyện trong Cựu Ước, xác định rõ Chúa Giê-xu là “con cháu Đa-vít và con cháu Áp-ra-ham.” (Ma-thi-ơ 1:1). Gia phổ không chỉ là một danh sách đầy những cái tên. Đó là cả một câu chuyện về gia phổ, tóm tắt chuỗi những câu chuyện trong Cựu Ước được trải dài từ Áp-ra-ham, qua Đa-vít và hướng đến sự khao khát của dân Do Thái cho sự cứu chuộc (Ma-thi-ơ 1:1-17).

Với những trích dẫn và lời ám chỉ tới Kinh Thánh của dân Do Thái, Ma-thi-ơ đã cho chúng ta thấy được Cựu Ước là câu chuyện tìm thấy đoạn kết trong Đấng Christ. Chúa Giê-xu đến giữa câu chuyện để ứng nghiệm tất cả những lời hứa và sự mong mỏi.

Giải thích về tính chất của vương quốc Đấng Christ

Câu chuyện Cựu Ước kết thúc trong niềm khao khát một vị vua đến để thiết lập lại vương quốc của Đức Chúa Trời. Vương quốc này mang đến sự phục hoà với Đức Chúa Trời cho tội nhân và phục hồi sự phồn thịnh vốn có của những tạo vật. Ma-thi-ơ công bố về sự đến của vị Vua này và bình minh của vương quốc thông qua thông điệp của Chúa Giê-xu và mục vụ của Ngài. Lời của Chúa Giê-xu công bố cách mà những người thuộc về Ngài được biến đổi về mặt đạo đức (Ma-thi-ơ 5-7) cũng như lời của Ngài bày tỏ cách mà tạo vật của Ngài sẽ được chữa lành về mặt thể chất (Ma-thi-ơ 8-9). Đây là cái nhìn thoáng qua về vương quốc thiên đàng ở trên đất.

Ma-thi-ơ đã cho chúng ta thấy, đặc biệt trong đoạn 13, rằng vương quốc này sẽ không xuất hiện cùng một lúc. Sự mầu nhiệm của vương quốc này là việc nó đã được hé lộ thông qua sự sống, sự chết và sự phục sinh của Chúa Giê-xu và nó sẽ không xuất hiện một cách đầy đủ cho đến khi ngày Chúa Giê-xu trở lại.

Thu hút sự chú ý vào tấm lòng của Đấng Christ

Chúa Giê-xu là vua nghĩa là Ngài có thẩm quyền. Nhưng thẩm quyền của Chúa Giê-xu được bày tỏ một cách nhu mì, khiêm nhường và phục vụ tới những người tin cậy Ngài. Ma-thi-ơ đã cho chúng ta thấy nhiều lần về tấm lòng của Đấng Christ. Chúa Giê-xu phán với tội nhân và những người đang phải chịu khổ “vững lòng” (Ma-thi-ơ 9:2, 22; 14:27). Ngài có “lòng cảm thương” cho đám đông (Ma-thi-ơ 9:36; 14:14; 15:32).

Và đây cũng là văn bản duy nhất trong Tân Ước bày tỏ một cách rõ ràng về tấm lòng của Chúa Giê-xu, chúng ta có thể thấy rằng Ngài “có lòng nhu-mì, khiêm-nhường” (Ma-thi-ơ 11:29). Điều đó an ủi chúng ta một cách sâu sắc khi chúng ta biết bằng chúng ta có một vị Vua mà tấm lòng của Ngài đầy lòng thương xót cho chúng ta là những tội nhân. Trong Ma-thi-ơ, chúng ta tiếp tục nhìn thấy Chúa Giê-xu sẵn sàng tha thứ và chào đón tội nhân và không có một bằng chứng nào lớn hơn là tại thập tự giá. Nó cho chúng ta thấy Chúa Giê-xu đã khiêm nhường đỉnh điểm bằng việc sẵn sàng từ bỏ chính mạng sống của mình vì chúng ta (Ma-thi-ơ 20:28).

Sự kêu gọi cho một đời sống mục vụ môn đồ hoá

Khi chúng ta tin Đấng Christ, chúng ta hiểu được câu chuyện, chúng ta là một phần trong vương quốc của Ngài và có tấm lòng của Ngài. Ma-thi-ơ cũng bày tỏ cho chúng ta thấy đó là sự biến đổi đầy năng quyền từ sâu bên trong chúng ta. Khi chúng ta là những người đi theo Đấng Christ, chúng ta có vinh dự và trách nhiệm để bày tỏ tấm lòng của Đấng Christ cho thế giới này. Từ ban đầu cho đến phút cuối cùng, lời của Chúa Giê-xu cho môn đồ của Ngài bày tỏ về sứ mạng hàng đầu mà Ngài dành cho họ (Ma-thi-ơ 4:19; 28:19). Ma-thi-ơ đảm bảo khi chúng ta rời sách phúc âm của ông thì đại mạng lệnh luôn ở kêu bên tai của chúng ta đó là  “hãy đi dạy-dỗ muôn-dân” (Ma-thi-ơ 28:19). Chúng ta là những người đi theo Đấng Christ, chúng ta đồng hành với Ngài trong thế giới với một sứ mạng. Trở thành một môn đồ và môn đồ hoá nhiều người.

Thuyết phục chúng ta về của báu của Đấng Christ

Khi chúng ta nhìn vào viên kim cương sự vinh quang của Đấng Christ từ góc nhìn của Ma-thi-ơ, đây là điều chúng ta sẽ nhìn thấy. Khi chúng ta nhìn thấy điều này, chúng ta sẽ được thuyết phục rằng sự quý giá của nó đáng để chúng ta từ bỏ mọi thứ mà đi theo chúa Giê-xu. Vương quốc của thiên đàng “Nước thiên-đàng giống như của báu chôn trong một đám ruộng kia. Một người kia tìm được thì giấu đi, vui-mừng mà trở về, bán hết gia-tài mình, mua đám ruộng đó” (Ma-thi-ơ 13:44).

Dịch: Sam

Nguồn: crossway.com

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like