Home Uncategorized Tại sao lại là Giê-ru-sa-lem (P12-36)

Tại sao lại là Giê-ru-sa-lem (P12-36)

by Hong An
30 đọc

Cuc thm sát Chmielnicki (1648-1649)
Trong khi đó, người Cossacks muốn giải phóng Ukraine khỏi ách thống trị của Ba Lan và tự cai trị đất nước. Năm 1648, người Cossack do Bohdan Chmielnicki lãnh đạo, bắt đầu một loạt chiến dịch bằng cách xúi giục 125 cuộc nổi dậy của người Cossack chống lại người Do Thái. Chmielnicki nói với mọi người rằng người Ba Lan đã bán họ làm nô lệ “vào tay những người Do Thái đáng nguyền rủa.” Tức giận với lời kích động đó, người Cossacks đã tàn sát hàng chục nghìn người Do Thái trong thời gian 1648-1649, trong một cuộc chiến mà về sau được xem là tồi tệ nhất trong khoảng thời gian đó.

Nhiều người Do Thái Ba Lan chạy trốn khỏi đất nước, nhưng hầu hết đều bị giết hại dã man. Cuộc thảm sát vô cùng tàn khốc – cả về số lượng và tác động của nó. Theo sử ký của người Do Thái, số người chết đạt gần 100.000, và gần 300 cộng đồng Do Thái bị tàn phá. Sự tàn ác của người Cossack gia tăng đến mức nhiều người Do Thái thà chạy trốn đến nơi bị giam cầm dưới những người Tartars ở Crimean, để bị bán làm nô lệ. The Deluge (cuộc tàn phá Ba Lan), như một thảm họa được biết đến, đã đem đến sự tàn phá cho cả người Do Thái và dân chúng nói chung trong suốt những năm nổi dậy, xâm lược và chiến tranh. Nạn đói và dịch bệnh tràn lan khắp các vùng miền của đất nước.

Các đoạn trích sau đây mô tả những lời kể của nhân chứng về những hành động tàn bạo diễn ra ở các vùng Mogila, Zaslav và Nemiroy, từ năm 1648 đến năm 1651. “Tại thành phố Mogila, họ đã tàn sát 800 quý tộc cùng với vợ con cũng như 700 người Do Thái, cũng với vợ và con cái họ. Một số người bị chặt ra thành nhiều mảnh, những người khác bị bắt đào mộ và những phụ nữ và trẻ em Do Thái bị ném xuống chôn sống tại đó. Người Do Thái được cấp súng trường và theo lệnh bắn giết nhau… Chúng vây bắt những người nữ trẻ khi họ cố gắng chạy trốn, cắt quần áo khỏi cơ thể họ rồi thực hiện hành vi ghê tởm cho đến khi chết đi trong tiếng gào thét…”

“Chúng đến… (cải trang) như thể chúng đến cùng với người Ba Lan… để mở cổng pháo đài…. và chúng đã vào trong thành công… chúng đã tàn sát khoảng 6.000 sinh mạng trong thị trấn… chúng đã dìm chết hàng trăm người trong nước và bằng đủ mọi cực hình tàn ác. Trong hội đường, trước Hòm Giao ước Thánh, chúng tàn sát nhiều người bằng dao mổ lợn… sau đó chúng phá hủy nhà hội và lấy đi tất cả kinh Torah… xé ra… rải khắp nơi… cho người và súc vật giẫm đạp… chúng còn lấy làm thành dép… và đồ để mặc”.

“Một số người bị lột da sống và thịt của họ bị ném cho chó: một số bị chặt chân tay và xác của họ bị ném ra đường, bị xe ngựa cán nát và bị ngựa giẫm lên; một số bị nhiều vết thương trên người, và bị ném xuống đường cho chết dần chết mòn. Chúng lột trần phụ nữ rồi quất roi bắt họ bò đến chết… có những người khác bị chôn sống. Kẻ thù tàn sát cả những đứa trẻ trong lòng mẹ, xẻ thịt thành từng miếng như thịt cá… Những đứa trẻ sơ sinh bị treo trên ngực mẹ. Một số em bị đâm bằng giáo.”

Ukraine cuối cùng cũng giành được độc lập – nhưng chẳng bao lâu. Năm 1651, Chmielnicki chịu thất bại và buộc phải chấp nhận một hiệp ước không cho ông nhiều quyền kiểm soát đối với Ukraine như ông mong đợi. Năm 1654, Chmielnicki thuyết phục người Cossacks chuyển giao quyền hạn của họ cho người Nga. Chủ nghĩa bài Do Thái trở nên tồi tệ hơn sau khi Ukraine bị Nga sáp nhập vào năm 1653, khi Đảng Dân tộc và Xã hội chủ nghĩa Ukraine nắm quyền kiểm soát khu vực. Năm 1881, pogroms (những cuộc nổi loạn bạo lực chống lại người Do Thái) bùng phát và lan rộng qua các tỉnh của Ukraine.

Nhưng ngay cả những vụ thảm sát của Chmielnicki cũng không ngăn được sự di cư của người Do Thái đến Ukraine. Người Do Thái tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong sự phục hồi kinh tế của đất nước trong suốt thế kỷ 17 và 18. Những đau khổ mà người Do Thái ở Ukraine phải chịu đựng cũng làm nảy sinh các xu hướng xã hội và tâm linh đối với cả người Do Thái và Cơ đốc nhân. Phong trào Do Thái Hasidism phát triển và lan rộng khắp cả nước. Sau cuộc khủng hoảng của những năm 1880, Ukraine trở thành nơi sản sinh ra Hibbat Zion, phong trào Bilu và Am Olam cũng như “Hội anh em Kinh thánh & Thuộc linh” (Spiritual Biblical Brotherhood), nhằm “đưa” người Do Thái trở lại với sự thuần khiết về tôn giáo của Kinh thánh và kéo họ đến gần hơn với Cơ Đốc giáo.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, một bộ phận người dân Ukraine đã cộng tác với Đức Quốc xã trong việc tiêu diệt những người Do Thái ở Ukraine bị chiếm đóng.
(Còn tiếp…)

Giáo s
ĩ Willem J. J. Glashouwer
Ch
tch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quc tế
Ch
tch danh d Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên D
ch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quc Tế

https://www.facebook.com/C%C6%A1-%C4%90%E1%BB%91c-Nh%C3%A2n-V%C3%AC-Israel-Qu%E1%BB%91c-T%E1%BA%BF-108022747211273/photos/a.120082816005266/657091068971102

Bình Luận:

You may also like