Home Chuyên Đề Kinh Thánh Là Câu Chuyện Truyền Giáo

Kinh Thánh Là Câu Chuyện Truyền Giáo

by Van Anh
30 đọc

Bối cảnh là tất cả.

Đã bao giờ bạn hiểu sai một tình huống vì không có cái nhìn toàn cảnh chưa? Như kiểu với hệ thống truyền thông ngày nay, càng nhiều hiểu lầm và tổn thất gây ra bởi những câu trích dẫn, phát biểu hay đoạn tuyên bố cắt ngắn đi của một chính trị gia bị đem ra khỏi bối cảnh. Ngay cả những đoạn Kinh Thánh cũng đã từng bị sử dụng làm công cụ của ma quỷ khi bị tách ra khỏi bối cảnh của nó.

Cũng sẽ nguy hiểm nếu sống lạc khỏi bối cảnh. Bạn không muốn trôi tự do trong cuộc sống này như  một đoạn sóng ngắn, ra khỏi sự đồng bộ hóa, hay ra khỏi bối cảnh với câu chuyện vĩ đại hơn mà Đức Chúa Trời là tác giả trong Lời của Ngài.  Kinh Thánh có một chủ đề cho câu chuyện lớn để chúng ta xác định được hướng đi của đời mình. Chúng ta có thể liên hệ đời sống bản thân với bối cảnh của câu chuyện Ngài – nếu chúng ta biết chủ đề đó.

Câu Kinh Thánh nào hiện ra trong đầu bạn khi nghĩ tới chữ: “TRUYỀN GIÁO”? Hầu hết chúng ta cảm thấy khó khăn trong việc liệt kê nhiều hơn ngoài Đại Mạng Lệnh thành tín khi xưa (Ma-thi-ơ 28:18-20). Qua nhiều năm, nhà thờ truyền thống sẽ đưa ra phân đoạn này làm chủ đề trong các hội nghị truyền giáo và là động lực cho những người ra đi. Chẳng đáng ngạc nhiên khi chúng ta vâng theo một cách chậm chạp – ai lại muốn để một câu Kinh Thánh quyết định tương lai mình? Truyền giáo không phải là thứ gì đó mà Kinh Thánh đơn thuần nói ra –Kinh Thánh chính là nói về truyền giáo. Đó là bối cảnh cung cấp khung sườn cho câu chuyện của Đức Chúa Trời và cho câu chuyện của chúng ta. Kể từ lúc Sáng Thế, Chúa đã quan tâm đến việc cứu chuộc mọi dân tộc cho Ngài. Hãy nhìn vào Kinh Thánh trong ánh sáng soi dẫn qua tâm tình của Đức Chúa Trời cho thế gian, và chúng ta sẽ thấy từ sách Sáng Thế Ký cho tới sách Khải Huyền, Ngài vẫn đang kêu gọi để những kẻ tin Ngài được dự phần trong công cuộc đem tất cả nhóm người đến ngai của Ngài. Kinh Thánh không phải bản tổng hợp nhiều sách riêng lẻ mà không có chung một chủ đề hay câu chuyện. Kinh Thánh là một cuốn sách với Phần mở đầu: Sáng Thế Ký 1-11, Cốt truyện: Sáng Thế Ký 12 – Giu-đe và Phần kết: Khải Huyền.

Làm Cho Đầy Dẫy Đất

Đức Giê-hô-va mở đầu sách Sáng Thế Ký bằng mệnh lệnh làm đầy dẫy đất tới loài người. Trong Sáng Thế Ký 1:28 – “Đức Chúa Trời ban phước cho loài người và phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất…”

Chúa tạo dựng nên A-đam và Ê-va dựa vào hình ảnh của Ngài và Ngài muốn họ làm đầy dẫy đất bằng cách sanh sản những con người thờ phượng và mang hình ảnh này. Đức Chúa Trời luôn luôn có kế hoạch làm đầy dẫy cộng đồng thờ phượng Ngài trên khắp đất. Tuy nhiên, chúng ta biết trong Sáng Thế Ký 3, tội lỗi luồn lách vào thế gian và hủy hoại hình ảnh. Và thế giới không còn đẹp đẽ nữa trong chương 8.

Nhưng khi Chúa nhấn chìm trái đất bằng cơn đại hồng thủy và bắt đầu lại mọi thứ, hãy nghe mệnh lệnh Ngài ủy thác cho Nô-ê, chỉ ngay sau khi ông bước xuống từ con tàu. Kế hoạch của Chúa về việc làm đầy dẫy những người tôn thờ Chúa vẫn không đổi dời. Sáng Thế Ký 9:1 có chép: “Đức Chúa Trời ban phước cho Nô-ê cùng các con trai người, mà phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy trên mặt đất.” Một lần nữa mệnh lệnh của Chúa là thêm nhiều và làm đầy dẫy những kẻ tôn thờ Ngài khắp hành tinh này. Và khi đọc đến chương 11, nên có một câu hỏi đơn giản trong tâm trí tất cả chúng ta: liệu Chúa có làm đầy dẫy sự vinh hiển của Ngài trên khắp đất hay không?

Không may thay, thất bại lại kề cận, Sáng Thế Ký 11 cho chúng ta biết:

“Vả, cả thiên hạ đều có một giọng nói và một thứ tiếng. Nhưng khi ở Đông phương dời đi, người ta gặp một đồng bằng trong xứ Si-nê-a, rồi ở tại đó. Người nầy nói với người kia rằng: Hè! Chúng ta hãy làm gạch và hầm trong lửa. Lúc đó, gạch thế cho đá, còn chai thế cho hồ. Lại nói rằng: Nào! Chúng ta hãy xây một cái thành và dựng lên một cái tháp, chót cao đến tận trời; ta hãy lo làm rạng danh e khi phải tản lạc khắp trên mặt đất.”

Hình Thành Các Quốc Gia

Chúng ta cần để ý rằng lúc bấy giờ chỉ có một thứ ngôn ngữ và một dân tộc; các quốc gia chưa tồn tại. Thất bại trong việc đầy dẫy đất của họ chính là cuộc bạo loạn trực tiếp chống lại mệnh lệnh của Đức Chúa Trời, nhưng thay vì xóa sổ họ, Chúa đáp lại bằng một kế hoạch phước hạnh và sáng tạo. Chúa làm xáo trộn tiếng nói của họ và thiết lập lại để họ là người của nhiều quốc gia, rải rác họ khắp mặt đất. Chúa phán trong Sáng Thế Ký 11:7-8

“Thôi! Chúng ta hãy xuống, làm lộn xộn tiếng nói của chúng, để chúng không hiểu được tiếng nói của nhau.’ Rồi từ nơi đó, Đức Giê-hô-va làm cho loài người tản ra khắp trên mặt đất, và họ ngưng công việc xây cất thành.”

Vậy nhân lúc kết thúc phần mở đầu, chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời khiến cho loài người tản lạc khắp mặt đất và nói nhiều thứ tiếng khác nhau. Làm cách nào để Ngài có thể chạm tới linh hồn của tất cả bọn họ được? Ngài sẽ làm gì? Ngài sẽ sử dụng ai? Đây là lúc cốt truyện bắt đầu.

Nhiệm Vụ Truyền Giáo Tới Từng Quốc Gia Được Thiết Lập

Ngay khi Đức Chúa Trời tạo nên các quốc gia, Ngài bắt đầu một kế hoạch để nhóm lại một số ngôn ngữ và nhóm người. Chúa thiết lập riêng một nước sẽ là quốc gia truyền giáo cho Ngài.

Sáng Thế Ký 12:1-3 – “Ngươi hãy ra khỏi quê hương, còn bà con và nhà cha ngươi, mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho,…ta sẽ ban phước cho ngươi,…và có chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước.”

Mãi sau chúng ta nhận biết “phước” ở đây là sự cứu chuộc bởi đức tin của Áp-ra-ham. Nhưng Đức Chúa Trời có một bối cảnh rộng lớn hơn về những gì Ngài sẽ thực hiện cho nhân loại qua Áp-ra-ham và dòng dõi ông. Chúa ban phước cho Áp-ra-ham nên để đáp lại, ông và dòng dõi ông có thể trở thành một thứ phước cho tất cả mọi dân tộc trên thế giới. Điều thú vị là, mệnh lệnh này không chỉ cho Áp-ra-ham mà thôi. Trách nhiệm thuộc về mọi thành viên trong nhà Áp-ra-ham. Đây là cả một dòng dõi truyền giáo. Hãy nhìn xem Đức Chúa Trời tiếp tục kêu gọi những thế hệ thành công vươn tới mọi quốc gia. Kế tiếp là con trai Áp-ra-ham, Y-sác được Chúa lặp lại mạng lệnh trong Sáng Thế Ký 26:4“Ta sẽ thêm dòng dõi ngươi nhiều như sao trên trời, sẽ cho họ các xứ nầy, hết thảy thế gian đều sẽ nhờ dòng dõi ngươi mà được phước.”

Và cho con trai của Y-sác, Gia-cốp, trong Sáng Thế Ký 28:14 –

“Dòng dõi ngươi sẽ đông như cát bụi trên mặt đất, tràn ra đến đông tây nam bắc, và các chi họ thế gian sẽ nhờ ngươi và dòng dõi ngươi mà được phước.”

Công cuộc truyền giáo dành cho rất cả mọi người trong gia đình Áp-ra-ham, bởi vì trong Sáng Thế Ký 12:3 Đức Chúa Trời hứa rằng các chi họ trên thế gian sẽ được phước nhờ dòng dõi người. Đấng Christ là đối tượng để chúc phước cho mọi nước, nhưng gia đình này là công cụ. Để liên hệ với chúng ta, chúng ta được nhắc tới trong Tân Ước như là những kẻ kế tự thuộc linh của Áp-ra-ham, là thành viên trong gia đình của ông (Ga-la-ti 3:29, Ê-phê-sô 2: 1-19, Rô-ma 9:8). Nếu chúng ta là người trong gia đình thì tức là chúng ta là một phần trong công cuộc truyền giáo. Chúng ta là một gia đình truyền giáo và hội thánh cũng kế thừa sứ mệnh truyền giáo như vậy như con cái của Chúa xuyên suốt Kinh Thánh đã nhận lấy.

Chủ Đề Truyền Giáo Trong Cựu Ước

Phần còn lại của Cựu Ước đầy các kế hoạch của Đức Chúa Trời để Y-sơ-ra-ên trở thành ngọn đèn của mọi quốc gia. Khi chúng ta hiểu được bối cảnh lớn hơn thì cũng là lúc chúng ta nhìn các câu chuyện trong Kinh Thánh qua một lăng kính truyền giáo mới. Sau đây chỉ là một vài minh họa: Đức Giê-hô-va trao 10 Điều Răn cho Môi-se và dân Y-sơ-ra-ên với mục đích truyền giáo. Họ được lệnh tuân theo mạng lệnh trong Phục truyền Luật lệ Ký 4:5-6 –

“Vậy, các ngươi phải giữ làm theo các mạng lịnh và luật lệ nầy; vì ấy là sự khôn ngoan và sự thông sáng của các ngươi trước mặt các dân tộc.”

Danh Chúa lan rộng sau sự việc ở Biển Đỏ, khi các nước và các dân khác nghe tới công việc của Chúa. Giô-suê 2:9-10, Ra-háp kêu lên rằng:

“Tôi biết rằng Đức Giê-hô-va đã ban cho các ông xứ nầy, sự kinh khủng vì cớ các ông đã bắt lấy chúng tôi…Vì chúng tôi có hay khi các ông ra khỏi xứ Ê-díp-tô, thì Đức Giê-hô-va đã khiến nước Biển đỏ bày khô trước mặt các ông…”

Chúng ta cũng thấy Chúa ban sự khôn ngoan lớn lao cho Sa-lô-môn, nhưng là vì mục đích rộng lớn hơn:

“Có kẻ từ các dân tộc đến nghe sự khôn ngoan của Sa-lô-môn, và các vua ở thế gian mà đã nghe nói về sự khôn ngoan của người, đều sai sứ đến.” – I Các vua 4:34

Ngay cả trong chốn đày ải, dân của Chúa vẫn có cơ hội để trở thành ngọn đèn của mọi dân tộc, giống như Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-Nê-gô trong lò lửa mà chúng ta được biết đến trong sách Đa-ni-ên 3:29 về ảnh hưởng của Đức Chúa Trời lên vua:

“Cho nên ta [vua Nê-bu-cát-nết-sa] ban chiếu chỉ nầy: Bất kỳ dân nào, nước nào, thứ tiếng nào, hễ có người nói xấu đến Đức Chúa Trời của Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-Nê-gô, thì sẽ bị phân thây… vì không có thần nào khác có thể giải cứu được thể nầy.”

Vua Nê-bu-cát-nết sa trở thành sứ giả cho quyền năng của Đức Giê-hô-va trên mọi nước và vua Đa-ri-út cũng làm điều tương tự sau khi Đa-ni-ên được giải cứu khỏi hang sư tử trong sách Đa-ni-ên 6:26 –

“Ta [vua Đa-ri-út] ban chiếu chỉ rằng, trong khắp miền nước ta, người ta phải run rẩy kính sợ trước mặt Đức Chúa Trời của Đa-ni-ên…”

Chủ Đề Truyền Giáo Của Tân Ước

Ngay lúc chúng ta chuyển giao đến Cựu Ước, chúng ta thấy rằng bối cảnh câu chuyện của Chúa vẫn giữ nguyên. Giờ đây thì Đấng Christ, là Đức Chúa Trời bằng xương bằng thịt, bước vào phân cảnh; và chúng ta nhìn thấy gì qua tấm gương cuộc đời và công cuộc truyền giáo của Ngài? Không khác biệt chút nào. Cho dù đó là chuyến đi dài hơn để chạm đến linh hồn người đàn bà Sa-ma-ri (Giăng 4:1-42), hay chữa bệnh cho nhiều kẻ ngoại để dạy dỗ những kẻ theo Ngài (Mác 5:1-20, 7:24-30), Đấng Christ ở trong Tân Ước vẫn giữ nguyên kiểu mẫu được thiết lập từ thời Cựu Ước.

Mục đích của Chúa là tập hợp lại những kẻ tôn thờ từ khắp mọi quốc gia để giúp chúng ta hiểu về các bài giảng của Chúa Giê-xu và hành động của Chúa khi Ngài Dẹp sạch đền thờ lúc đến thành Giê-ru-sa-lem; Đức Chúa Giê-xu vào đền thờ tại khu vực được chỉ định để người ngoại thờ phượng; Ngài thấy người ta mua bán ở nơi đó. Ngài đuổi họ đi và nói rằng: “Há chẳng có lời chép: Nhà ta sẽ gọi là nhà cầu nguyện của muôn dân hay sao?” – Mác 11:15-17. Về cơ bản, họ đã đuổi dân ngoại mà Chúa khao khát tập hợp lại để thờ phượng Ngài thì Ngài lại thấy họ buôn bán tại chỗ đó. Khi Chúa Giê-xu giảng dạy về Dấu hiệu Trở lại của Ngài trong Ma-thi-ơ 24:14“Tin lành nầy về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến.” Chúng ta có thể thấy điều gì đó về mốc thời gian của mục đích của Chúa trong lịch sử nhắm đến sự trọn vẹn về lời hứa của Ngài cho Áp-ra-ham rằng sẽ ban phước cho mọi dân tộc.

Công cuộc truyền giáo của Đức Chúa Giê-xu có vẻ như được cai quản bởi một nguyên tắc là khiến cho nước Chúa được biết đến ở các khu vực chưa từng nghe tới. Trong Lu-ca 4:42-43, Chúa Giê-xu đưa ra lý do rời khỏi thành mặc dù họ vẫn cần đến Ngài:

“…Họ theo kịp, giữ Ngài ở lại, không muốn để Ngài đi. Nhưng Ngài phán cùng họ rằng: Ta cũng phải rao giảng Tin lành của nước Đức Chúa Trời nơi các thành khác; vì cốt tại việc đó mà ta được sai đến.”

Chúa Giê-xu đưa ra Chỉ thị rõ ràng cho những người theo Ngài trong từng lời dẫn Phúc Âm được Mác ghi chép lại:

“Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin lành cho mọi người.”Mác 16:15

Sách Công vụ là lời chứng của lời dẫn Phúc Âm lan truyền đến cùng trái đất. Bắt đầu bằng lời lặp lại của Chúa Giê xu về những gì Ngài đã dạy cho môn đồ ba năm trước đó. Sứ đồ Lu-ca ghi chép lại trong Công vụ 1:8 –

“Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất.”

Và đây là những gì đã xảy ra trong phần khung sườn của cuốn sách, vẫn còn dở dang đến khi “đến cùng trái đất” được trọn vẹn. Phần còn lại của sách Công vụ và thư tín của các sứ đồ miêu tả chi tiết về sứ đồ Phao-lô và toàn bộ nhóm truyền giáo đã đấu tranh để phát triển các Hội Thánh trên toàn thế giới. Sứ đồ Phao-lô mang trên mình cùng một nguyên tắc chủ đạo như Chúa Giê-xu để nhấn mạnh nhu cầu tiếp cận những nơi chưa từng tới. Phao-lô để lại cho chúng ta hoài bão của công cuộc truyền giáo của ông trong Rô-ma 15:20 rằng:

“Nhưng tôi lấy làm vinh mà rao Tin lành ở nơi nào danh Đấng Christ chưa được truyền ra, để cho khỏi lập lên trên nền người khác.”

Phần Kết

Phần mở đầu: Sáng Thế Ký 1-11, Cốt truyện: từ Sáng Thế Ký 12 đến sách Giu-đa. Vậy thì, phần kết là đâu? Trong Khải Huyền 7:9, Giăng ghi lại một cảnh có ý nghĩa vô cùng lớn trong lời hứa mà Đức Chúa Trời dành cho Áp-ra-ham, là chủ đề của Cựu và Tân Ước, Điều răn của Đức Chúa Giê-xu cũng như là câu chuyện chưa có phần kết của sách Công vụ rằng: “Sự ấy đoạn, tôi nhìn xem, thấy vô số người, không ai đếm được, bởi mọi nước, mọi chi phái, mọi dân tộc, mọi tiếng mà ra, chúng đứng trước ngôi và trước Chiên Con…”

Xâu chuỗi lại những gì xảy ra trong Khải Huyền về những gì Chúa phán trong Sáng Thế Ký về cuộc đời của Áp-ra-ham là điều quan trọng. Chúa sẽ thực hiện. Sẽ có một mỗi đại diện ở mọi nước, chi phái, dân tộc và mọi tiếng quỳ xuống và tôn thờ dưới chân Ngài, một Thiên Đàng đa dạng văn hóa.

Đức Chúa Trời là Chúa của truyền giáo, và từ lớp này đến lớp khác mà Ngài bày tỏ cho chúng ta công cuộc truyền giáo của Chúa. Công cuộc này là bối cảnh của câu chuyện về Kinh Thánh và toàn bộ câu chuyện mà Chúa dẫn dắt. Chỉ khi chúng ta biết bối cảnh câu chuyện của Ngài thì ta mới hiểu được mục đích cuộc sống mình. Chúa muốn bao gồm cả bạn khi Ngài viết nên chương cuối của câu chuyện. Chúa có một công cuộc truyền giáo – mọi nước, với một phương pháp – mọi kẻ tin. Bạn sẽ dự phần với Ngài trong công cuộc đem một người đại diện từ mọi dân tộc đến ngai của Ngài chứ? Điều ấy sẽ xảy ra, câu hỏi duy nhất là liệu bạn có trở thành một phần hay không?

Để Nghiên Cứu Rộng Hơn, Tham Khảo Trong:

  • Thi Thiên 33:13-14, 67:1-7, 86:9-10, 96:3
  • Y-sác 11:9-10, 49:6, 52:10, 61:11
  • Giô-na 4:11
  • Ha-ba-cúc 1:5
  • Sô-phô-ni 2:11
  • A-ghê 2:7
  • Xa-cha-ri 8:20-23
  • Ma-la-chi 1:11
  • Ma-thi-ơ 9:35-38, 28:18-20
  • Giăng 20:21
  • Rô-ma 10:11-15
  • Ga-la-ti 3:13-14
  • I Ti-mô-thê 2:4-6
  • II Phi-e-rơ 3:9
  • I Giăng 2:2

 

H.U dịch

Nguồn: The Traveling Team

Ảnh: time.com

Bình Luận:

You may also like