Home Chuyên Đề Tại Sao Phải Học Sách Gióp?

Tại Sao Phải Học Sách Gióp?

by Crosswalk.com
30 đọc

Những Quan Điểm Phổ Biến Về Nghịch Cảnh

Có thể dễ dàng nghĩ đến sách Gióp như một sách bạn sẽ đọc khi có một số bi kịch bất ngờ xảy ra, và dễ dàng bị bỏ qua nếu mọi thứ đều ổn. Có lẽ lý do quan trọng nhất để đọc cuốn sách này là bi kịch của Gióp – việc trải qua sự đau đớn và mất mát mà hoàn toàn không thể hiểu nổi tại sao như trường hợp của Gióp – là điều quá phổ biến.Kinh nghiệm của tôi trong việc giảng dạy tại lớp học hay cho lớp mục sư là hầu như mọi người trong phòng đều biết ai đó đã từng trải qua một trải nghiệm giống như Gióp – hoặc chính họ đang phải chịu đựng. Dường như không phải là câu hỏi “nếu”, nhưng “khi nào” Đức Chúa Trời sẽ cho phép những bi kịch xảy ra trên đời sống của mình, và chúng ta, giống như ông Gióp, sẽ tự hỏi tại sao Đức Chúa Trời lại đáp trả sự phục vụ chân thành của mình bằng cách này.

Hc Cách Gii Thích S Chu Kh

Một lý do liên quan đến việc nghiên cứu sách Gióp là giúp mở rộng khả năng giải thích sự chịu khổ của chúng ta. Theo Kinh Thánh, đôi khi Đức Chúa Trời cho phép sự chịu khổ xảy ra vì tội lỗi (như trong Thi-thiên 38) hoặc để làm tăng trưởng thuộc linh của chúng ta: Sự hoạn nạn sanh sự nhịn nhục, sự nhịn nhục sach sự rèn tập (Rô-ma 5: 3). Đúng như vậy, không thể giải thích được sự thử thách của Gióp: thậm chí Satan cũng không thể tìm thấy một lỗi nào có thể khiến ông chịu hình phạt của Đức Chúa Trời (Gióp 1)!

Và Gióp được miêu tả như một tín hữu trưởng thành – mặc dù ông đã phải thú nhận tội lỗi (Gióp 31: 33-34), sự mô tả toàn vẹn về thuộc linh của ông trong Gióp 1: 1 đã sử dụng các thuật ngữ Kinh Thánh để cho thấy sự trưởng thành ổn định. Hơn nữa, sách Gióp không bao giờ giải quyết được sự chịu khổ của Gióp bằng cách chỉ ra sự tăng trưởng thuộc linh của Gióp. Thay vào đó, sự chịu khổ của Gióp chỉ kết thúc trong một tầm nhìn sâu sắc hơn về Đức Chúa Trời (Gióp 42: 5). Điều này thật hữu ích: sách Gióp đang cho chúng ta thấy rằng sự mất mát, chịu khổ có thể trở thành một con đường lớn để chính Đức Chúa Trời có thể mặc khải chính Ngài và kéo chúng ta gần hơn trong cách mà chưa từng có trước đây.

S Tn Hiến Bt Chp Khó Khăn

Lý do thứ ba để đọc sách Gióp được tìm thấy trong chương đầu tiên: “Gióp há kính sợ Đức Chúa Trời luống công sao?” (Gióp 1: 9). Người tố cáo – Satan cho rằng Gióp không thực sự yêu mến Đức Chúa Trời vì lợi ích của Ngài, nhưng chỉ vì những lợi ích mà ông có trong mối quan hệ với Đức Chúa Trời (các phước lành mà ông nhận trong Gióp 1: 1-4). Một khi những lợi ích đó đã biến mất, Gióp sẽ cho thấy tấm lòng của ông thực sự là thế nào đối với Đức Chúa Trời – đây là điều Sa-tan đã tuyên bố.

Điều này tạo ra chi tiết đầy kịch tính trong các chương đầu của sách: liệu Gióp có giữ mối quan hệ của mình với Đức Chúa Trời khi ông mất đi mọi thứ trên đất? Nó tạo ra sự kịch tính cho các Cơ Đốc nhân vì tất cả chúng ta đều được lợi từ mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời theo những cách khác với những lợi ích nên tảng của phúc âm: sự tha thứ tội và sự sống đời đời. Nếu bạn phải đi tang lễ của một trong những đứa con của bạn vào ngày Thứ Bảy, liệu bạn có thờ phượng một cách hăng hái vào chủ nhật không? Đức Chúa Trời xứng đáng với sự tận hiến đó – nhưng liệu chúng ta có thể hiện điều đó ra không?Mục đích của tác giả trong việc nêu lên câu hỏi này không phải là làm chúng ta cảm thấy xấu hổ, nhưng để giúp chúng ta hiểu tại sao Chúa lại cho phép những sự chịu khổ không thể giải thích được xảy ra. Trong các chương 1-2, Gióp chứng tỏ sự chân thật trong tình yêu của mình đối với Đức Chúa Trời: Gióp không có động cơ thầm kín và coi Đức Chúa Trời như phần thưởng của chính mình. Cơ hội như vậy được ban cho chúng ta không phải để buồn khổ nhưng để chân thành khẳng định rằng đối với chúng ta không có một kho báu trên trái đất này có thể quý giá hơn Đức Chúa Trời (Thi thiên73:25). Và đức tin như vậy là loại đức tin duy nhất sẽ cứu bạn.

Tìm Kiếm Hy Vng Trong S Đau Đn

Cuối cùng, sách Gióp cần được học vì nó mang lại hy vọng to lớn và sự khích lệ trong sự chịu khổ và nuôi dưỡng sự chịu đựng trong đó. Câu trả lời của Chúa cho Gióp trong các chương 38-41, cao hơn cả việc đổ lỗi cho ông như “bạn bè” của ông đã làm, hay vẽ một bức tranh thực tế về những gì vẫn còn chưa được thấu hiểu về thế giới, nhưng cho thấy niềm vui to lớn mà Đức Chúa Trời dành cho thế giới của ông mà không phớt lờ những gì là sai trái.

Nhưng Chúa không để sách Gióp dừng ở đó: những bài phát biểu cuối cùng về trâu nước và Lê-vi-a-than nói đến một thất bại sắp tới của một kẻ thù khi Đức Chúa Trời thanh tẩy mọi sự xấu xa ra khỏi sự sáng tạo của Ngài, và mọi điều được tạo dựng trước đây sẽ biến mất. Các bài thơ trong những chương này nuôi dưỡng cùng một tầm nhìn và hy vọng trong những Cơ Đốc nhân biết mà không hiểu tại sao.

Dịch: Samuel

Nguồn: crosswalk.com

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like