Home Chuyên Đề Tận Hiến Cho Hôn Nhân – Bài 24: Người Cha Như Là Vua (Phần 2)

Tận Hiến Cho Hôn Nhân – Bài 24: Người Cha Như Là Vua (Phần 2)

by AdrianChua
30 đọc

Trong sách I Ti-mô-thê 3:1, 4-5, Phao-lô nói về phẩm chất của một nhà lãnh đạo trong Hội Thánh “Ví bằng có kẻ mong được làm giám mục, ấy là ưa muốn một việc tốt lành… phải khéo cai trị nhà riêng mình, giữ con cái mình cho vâng phục và ngay thật trọn vẹn, vì nếu có ai không biết cai trị nhà riêng mình, thì làm sao cai trị được hội Thánh của Đức Chúa Trời?”

Điều đáng chú ý rằng khía cạnh quan trọng mà ông nhấn mạnh chính là hoàn cảnh gia đình của người đàn ông chứ không phải uy tín, ân tứ hay sự xức dầu của người đó, bởi vì gia đình chính là một Hội Thánh thu nhỏ. Vì vậy Đức Chúa Trời phán rằng chỉ khi một người thành công ở Hội Thánh nhỏ tức lài ngôi nhà thì người đó, thì người mới có đủ khả năng để tiến đến việc cai trị Hội Thánh lớn là thân thể của Đấng Christ.

Có thể một trong những nguyên nhân mà nhiều Hội Thánh không được vững mạnh là bởi vì hầu hết người lãnh đạo chưa học kĩ năng quản lý đời sống gia đình trước khi quản lý đời sống Hội Thánh. Chúng ta không cần phải trở nên hoàn hảo để trở thành một nhà lãnh đạo, nhưng ít nhất chúng ta cần phải thật tâm cố gắng và trưởng thành trong đó.

Nghĩa đen của cụm từ ‘quản lý’ trong tiếng Hy Lạp nghĩa là ‘đứng trước’. Cụm từ này còn chứa đựng nhiều ý bao gồm ‘cai trị’, ‘bảo vệ’ và ‘kiểm soát’. Về cơ bản, điều đó có nghĩa là người cha với vai trò là vua cần phải làm đầu của gia đình và đặt vị trí của mình đững chắn giữa gia đình với mọi áp lực, hiểm nguy từ cuộc sống. Người nên đi trước gia đình mình và là tấm gương cho một đời sống tin kính Chúa.

Theo như sách Ê-phê-sô 5:25, lời kêu gọi cho người chồng chính là phải trở thành người tử đạo luôn thực thi lời cam kết phục vụ vợ mình. Một khía cạnh thực tiễn của việc tử đạo chính là phó mạng sống của chúng ta cho người vợ, đặt nhu cầu của vợ mình lên trên nhu cầu của bản thân suốt cuộc đời dù có chuyện gì xảy ra.

Giăng 15:13 “Chẳng có sự yêu thương nào lớn hơn là vì bạn hữu mà phó sự sống mình.”

Đấng Christ làm đầu là lợi ích cho Hội Thánh. Cũng như vậy, người chồng làm đầu cũng nên là lợi ích cho người vợ. Mọi quyết định trong đầu đều là bởi quyền lợi và hạnh phúc của nàng. Sự lãnh đạo của người chồng đòi hỏi người đặt vợ mình lên trước mọi thứ khác, cũng như Đấng Christ đã làm cho Hội Thánh. Nếu điều này được làm trọn, người vợ sẽ không gặp phải các vấn đề trong sự vâng phục.

Người Lãnh Đạo Là Đầy Tớ

Ma-thi-ơ 20: 25-28“Nhưng Đức Chúa Giê-xu gọi đến mà phán rằng: Các ngươi biết rằng các vua dân ngoại thì ép dân phải phục mình, còn các quan lớn thì lấy quyền thế mà trị dân. Trong các ngươi thì không như vậy; trái lại, trong các ngươi, kẻ nào muốn làm lớn, thì sẽ làm đầy tớ các ngươi… Con người đã đến, không phải để người ta hầu việc mình, song đến để mình hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người.”

Lời kêu gọi cho người lãnh đạo cũng là lời kêu gọi cho chức vụ làm đầy tớ. Người lãnh đạo đích thực là người phục vụ những người khác. Một trong những lời phàn nàn nhiều nhất trong vòng các người vợ ấy là chồng họ không phụ giúp công việc nhà. Như đã được nhắc tới, nếu chúng ta muốn được đối đãi như một vị vua, thì chúng ta phải học cách phục vụ người vợ như một hoàng hậu.

Người Làm Cha

Ê-phê-sô 6:4“Hỡi các người làm cha, chớ chọc cho con cái mình giận dữ, hãy dùng sự sửa phạt khuyên bảo của Chúa mà nuôi nấng chúng nó.”

Cô-lô-se 3:21– “Hỡi kẻ làm cha, chớ hề chọc giận con cái mình, e chúng nó ngã lòng chăng.”

Tại sao Kinh Thánh lại dùng từ ngữ tiêu cực là “Chọc” để nhắm vào người cha thấy trong việc dạy dỗ con cái hơn là sử dụng từ ngữ tích cực mang tính khích lệ?

Chúa biết rằng nhiều người cha có xu hướng phạm phải việc ban hành kỉ luật mà không tạo dựng mối quan hệ với con cái mình.  Nguyên tắc mà không có mối quan hệ giống như việc ‘chọc cho con cái mình giận dữ’ khiến cho chúng nổi loạn. Nếu người cha không xây dựng các mối quan hệ mà chỉ muốn là Vua trong nhà để ban hành kỉ cương cho con trẻ, điều đó sẽ chỉ mang lại sự ngã lòng hơn là giúp đỡ chúng trong việc xây dựng đời sống.

Các nghiên cứu và số liệu cho thấy yếu tố quan trọng nhất trong việc phát triển bản thân khi xây dựng nhân cách vững mạnh cho một đứa trẻ chính là mối quan hệ của chúng với cha mẹ. Đây cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình trưởng thành của con trẻ.

Một người cha tốt và có trách nhiệm mang đến an ninh cảm xúc lớn cho người vợ. Khi người phụ nữ cảm thấy an ninh, được yêu thương, quý mến, tâm trí và cơ thể của nàng sẽ đáp lại một cách lành mạnh với chồng. Người chồng tốt nhất cũng là một người cha tốt. Người vợ cần chồng mình giữ lấy vai trò lãnh đạo trong gia đình, chia sẻ trách nhiệm nuôi dưỡng con trẻ, và tham gia vào phát triển giáo dục và đạo đức cho con mình.

Không may là, hầu hết người cha ít quan tâm đến sự phát triển của con trẻ. Người vợ phàn nàn rằng gia đình nên được bắt đầu từ sự hỗ trợ lẫn nhau, nhưng trên thực tế lại trở thành mối quan hệ ích kỉ cá nhân. Người cha cần phải nhận thấy việc huấn luyện con cái như là một nỗ lực chung. Cùng quyết định một việc nào đó khiến cho con trẻ tôn trọng và chúng ít chống lại quyết định hơn. Chối bỏ vai trò làm cha, người chồng sẽ mất đi sự tôn trọng và ngưỡng mộ từ vợ mình. Người có thể mất cả sự tôn trọng từ con cái. Con trẻ có thể sợ cha nhưng không hề kính trọng và tôn trọng người.

Ma-la-chi 4:5-6 “Nầy, ta sẽ sai đấng tiên tri Ê-li đến cùng các ngươi trước ngày lớn và đáng sợ của Đức Giê-hô-va chưa đến. Người sẽ làm cho lòng cha trở lại cùng con cái, lòng con cái trở lại cùng cha, kẻo ta đến lấy sự rủa sả mà đánh đất nầy.”

Tại sao lời tiên đoán này lại hướng đến người cha chứ không phải là người mẹ? Có lẽ nào là Chúa Vĩnh Hằng biết rằng nhiều người cha sẽ chối bỏ trách nhiệm làm cha và vì vậy mà hứa rằng Ngài sẽ mang linh hồn của Ê-li trở lại để đem người cha trở lại với lời kêu gọi chăng?

Điều đáng suy ngẫm

Hỡi người cha, chúng ta có đang nghiêm túc nắm lấy trách nhiệm lãnh đạo và làm cha trong gia đình chúng ta hay không?

Chúa ban phước cho bạn!

(Còn nữa)

H.U dịch

Tác giả: Adrian Chua

Ảnh: today.com

Bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like