Home Dưỡng Linh Giới Thiệu Sách Cô-Lô-Se: Các Tôn Giáo Giả Dối Dẫn Dắt

Giới Thiệu Sách Cô-Lô-Se: Các Tôn Giáo Giả Dối Dẫn Dắt

by SU Việt Nam
30 đọc

Vừa đủ lẽ thật tới mức nguy hiểm – đó là điều Phao-lô nhìn thấy trong một phong trào tôn giáo mới đang bùng nổ ở Cô-lô-se. Trong nhiều năm Phao-lô đã bảo vệ Cơ Đốc giáo chống lại những tôn giáo lớn thời đó: Do Thái giáo, việc thờ lạy các thần của người La Mã và Hy Lạp, cùng với những giáo phái thần bí hứa hẹn sự sống đời đời.

Bấy giờ Phao-lô đối diện với một phong trào được những nhà triết học tôn giáo có năng khiếu về nghệ thuật của việc thêm thắt. Những vị giáo sư này lấy một ít từ Cơ Đốc giáo, một ít từ Do Thái giáo, một ít từ những tôn giáo thần bí, và bỗng nhiên họ có một tôn giáo mới trông tương tự một cách giả dối. Tôn giáo này dạy rằng có các thiên sứ, nó tôn cao những ngày lễ tôn giáo, và nó khuyên giục mọi người tìm kiếm Đức Chúa Trời. Tất cả điều này trông tương tự, thực tế, nó khiến các Cơ Đốc nhân ở Cô-lô-se bắt đầu hoang mang liệu sự giảng dạy mới này đơn giản có phải là một cách diễn giải những lẽ thật cũ một cách thấu đáo hơn hay không.

Phao-lô quả quyết, nó không phải như vậy. Nó chỉ là một tập hợp những sự giảng dạy của con người, điều “đến từ những thần linh của thế gian, mà không đến từ Đấng Christ” (2:8).

Vì những người Cô-lô-se và vì các Cơ Đốc nhân mọi thời đại, những người trở nên bối rối vì những điều mới thêm vào cho tôn giáo thời xưa – Phao-lô đưa ra lời khuyên khôn ngoan: “Vậy, anh em đã tiếp nhận Đấng Christ Jêsus là Chúa thể nào thì hãy bước đi trong Ngài thể ấy; hãy đâm rễ, lập nền trong Ngài” (2:6–7).

Điều người ta cần không phải “lập luận hấp dẫn” (2:4), không phải “lời giả dối rỗng tuếch” (2:8), không phải “truyền thống của loài người” (2:8) – chỉ một mình Đức Chúa Jêsus Christ.

Những người có ảnh hưởng

Phao-lô, người truyền giáo lưu động, người mở các Hội Thánh khắp Đế quốc La Mã và là người thậm chí khuyên cả những Hội Thánh mà ông không lập –  chẳng hạn như một Hội Thánh ở Cô-lô-se (1:1).

Ê-pháp-ra, người đầy tớ đặt nền móng cho Hội Thánh ở Cô-lô-se, và là một người bạn đồng lao của Phao-lô (1:7).

Điểm đáng chú ý

Nan đề.Khi Phao-lô nghe tin về một sự giảng dạy theo tôn giáo kết hợp những niềm tin của người Do Thái với những tôn giáo khác đang xâm nhập vào Hội Thánh ở Cô-lô-se, ông đã viết một bức thư khuyên nài họ chỉ tin cậy nơi quyền năng của Đức Chúa Jêsus đã cứu họ mà thôi.

Không rõ tà giáo đó là gì, hoặc cho dù nó có một cái tên đi chăng nữa. Tuy nhiên, sự bác bỏ của Phao-lô cho những ý tưởng về điều mà tà giáo này nhấn mạnh.

1. Tuân giữ những luật lệ về đồ ăn, những ngày lễ tôn giáo (2:16-17), việc cắt bì (3:11). Những sự giảng dạy này có thể đã đến từ Do Thái giáo.

2. Lấy đi thân thể của bạn, để cho thấy rằng bạn có sự kiểm soát đối với nó (2:21-23). Điều này giống như những nghi thức của việc khổ hạnh của những nhóm tôn giáo của những người theo chủ nghĩa biệt lập như Những Người Anh Em Do Thái, những người tạo ra những cuộn Biển Chết, và những nhà tu hành Cơ Đốc vào những thế kỷ sau này.

3. Thờ lạy các thiên sứ, các đấng cung cấp những sự mặc khải, nhiều tri thức hơn về Đức Chúa Trời, và đến với Ngài nhiều hơn (2:18). Sự nhấn mạnh này về việc có những tri thức bí ẩn về Đức Chúa Trời và sự cứu rỗi có thể thể hiện hạt giống của một tà giáo phát triển thành một phong trào lớn vào thế kỷ thứ hai: Trí huệ giáo, từ một từ với nghĩa “tri thức”.

Quyền năng tối cao của Đức Chúa Jêsus. Phao-lô bác lại tôn giáo suy đoán này bằng cách nhắc nhở những người Cô-lô-se rằng sự cứu rỗi của họ không phụ thuộc vào một phạm vi rộng những nguồn sức mạnh tâm linh như vậy. Đấng Christ là quyền năng tối mà mọi người trông cậy.

Sự hy sinh của Đấng Christ xóa bỏ nhu cầu phải tuân giữ những luật lệ cũ của người Do Thái, điều được xây dựng lên xung quanh hệ thống các sinh tế  (1:20).  Đấng Christ là Chúa của “thân thể”, một từ tượng trưng cho cả Hội Thánh lẫn các cá nhân ở trong đó (2:19-23). Và Đấng Christ có một vai trò trong việc sáng tạo tất cả sự sống, bao gồm cả các thiên sứ (1:16).

Một bài ca về Đức Chúa Jêsus. Để bác bỏ tà giáo, Phao-lô lấy ra từ những điều đã có thể là một bài ca nổi tiếng về Đức Chúa Jêsus.  Phần nhỏ nhất của bài thánh ca xuất hiện trong 1:15-20. Những ca từ này, với bình luận thêm của Phao-lô, tạo ra lời công bố mạnh mẽ nhất của Tân Ước về thẩm quyển của Đức Chúa Jêsus.

Những hướng dẫn về đời sống hàng ngày. Sau sự giảng dạy về quyền năng của Đức Chúa Jêsus để cứu, Phao-lô cho thấy các Cơ Đốc nhân phải đáp ứng như thế nào: “Vậy, nếu anh em đã được sống lại với Đấng Christ, hãy tìm kiếm những điều ở trên trời…hãy mặc lấy lòng thương xót, nhân từ, khiêm nhường, mềm mại, và nhịn nhục. Hãy nhường nhịn nhau, và tha thứ cho nhau. Nếu có người nào làm điều gì sai với anh em, hãy tha thứ cho người đó, bởi vì Chúa đã tha thứ cho anh em” (3:1, 12-13).

* Phần này là một đoạn trích dẫn từ HIỂU BIẾT HÀNG NGÀY.

Bình Luận:

You may also like