Chúa vẫn bận rộn làm điều Ngài luôn làm. Trong thời của Kinh Thánh, có những khi Ngài phán với mọi người qua giấc mộng. Ví dụ, Ngài phán với con trai Gia-cốp là Giô-sép, tới Pha-ra-ôn, và chồng của Ma-ri là Giô-sép (xem Sáng thế ký 37:5-10; 41:1-7; Ma-thi-ơ 1:20-21; 2:13, 19-20). Và Chúa vẫn có thể phán với con người ngày nay qua các giấc mộng.
Nhưng phần lớn thời gian, ngay cả trong thời Kinh Thánh, giấc mơ của con người không phải là sứ điệp của Chúa. Chúng chỉ là những giấc mơ. Bất cứ cái gì họ bận rộn làm hay nghĩ tới cả ngày thường đi vào giấc mơ của họ. Con người nhai suy nghĩ, nuốt xuống tâm trí, và sau đó ợ ra trong giấc mơ.
Ngày nay cũng vậy. Khi con nghĩ về một điều gì đó quá nhiều trong ngày, con thường mơ thấy nó vào đêm. Thường thì đây là lý do mọi người gặp ác mộng. Họ xem các bộ phim kinh dị hay các chương trình truyền hình, hay họ đọc những quyển sách kì lạ. Rồi cái hình ảnh và âm thanh đó quay trở lại trong khi họ ngủ. Cho nên nếu con thường có ác mộng, hãy kiểm tra xem con đã đọc và xem cái gì. “Khá cẩn thận giữ tấm lòng của con hơn hết, vì các nguồn sự sống do nơi nó mà ra” (Châm ngôn 4:22).
Nhiều người tuyên bố giấc mộng của họ là sứ điệp đến từ Chúa. Nhưng Chúa cảnh báo về tiên tri giả nói rằng, “Ta có chiêm bao; thật, ta có chiêm bao!” Chúa bảo giấc mộng của họ đến từ “sự dối trá của lòng mình mà nói tiên tri” (Giê-rê-mi 23:25-26). Giấc mơ đến từ chính tâm trí họ chứ không phải Chúa.
Một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra giấc mơ là lo lắng. Kinh Thánh nói rằng, “Hễ nhiều sự lo lắng ắt sanh ra chiêm bao” (Truyền đạo 5:3). Điều con lo lắng sẽ vào trong giấc mộng của con. Ví dụ, con lo lắng về một kẻ bắt nạt ở trường. Con có thể mơ thấy một con quỷ đang đuổi theo con. Con cố gắng chạy đi, nhưng con không thể chạy được. Đó không phải là sứ điệp của Chúa. Mà có thể là sứ điệp đến từ bộ não của con. Có thể tâm trí con đang bảo con, “Tôi rất sợ kẻ bắt nạt. Tôi cảm thấy tôi không thể chạy thoát khỏi hắn.”
Giải pháp cho các cơn ác mộng thường rất đơn giản. Con hay có những giấc mơ xấu vì con quên cầu nguyện trước khi đi ngủ. Con sẽ rất ngạc nhiên khi thấy nhiều khi chỉ cần cầu nguyện đơn giản thế này, “Chúa ơi, xin hãy cho con giấc ngủ ngon tối nay.”
Quay trở lại với câu hỏi: “Ngày nay Chúa còn phán với mọi người qua giấc mộng không?” Có chứ. Nếu con có một sứ điệp rõ ràng trong giấc mơ, hãy kể với cha mẹ. Con hãy xem họ nghĩ gì về ý nghĩa của giấc mơ đó.
*****
Hầu hết giấc mơ có phải là sứ điệp đến từ Chúa không? Nếu không phải thì chúng đến từ đâu?
Con cần làm gì để không bị ác mộng nữa?
Nguồn: Viện Đào Tạo Môn Đồ Việt Nam
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com