Ê-phê-sô 1:15-23
15 Vậy nên, khi tôi nghe về đức tin của anh em trong Chúa là Đức Chúa Jêsus, và tình yêu thương của anh em đối với tất cả thánh đồ, 16 thì tôi vì anh em, không ngừng dâng lời cảm tạ, luôn nhắc đến anh em trong khi cầu nguyện. 17 Tôi nài xin Đức Chúa Trời của Chúa chúng ta là Đức Chúa Jêsus Christ, là Cha vinh quang, ban cho anh em linh của sự khôn ngoan và sự mặc khải, để anh em nhận biết Ngài. 18 Tôi cũng xin Ngài soi sáng con mắt của lòng anh em, để anh em biết niềm hi vọng mà Chúa đã gọi anh em đến là gì, sự phong phú của cơ nghiệp vinh quang Ngài trong các thánh đồ là thể nào, 19 và đâu là quyền năng vĩ đại không dò lường được của Ngài đối với chúng ta là những người tin, theo sự tác động của quyền năng siêu việt của Ngài. 20 Đó là quyền năng Ngài đã thực hiện trong Đấng Christ khi khiến Đấng Christ từ cõi chết sống lại, và đặt ngồi bên phải Ngài trong các nơi trên trời, 21 vượt trên tất cả mọi quyền thống trị, mọi thẩm quyền, mọi thế lực, mọi chủ quyền, và mọi danh hiệu, không chỉ trong đời nầy mà cả đời sắp đến nữa. 22 Ngài đã đặt vạn vật dưới chân Đấng Christ và lập Đấng Christ làm đầu mọi sự vì Hội Thánh. 23 Hội Thánh là thân thể Ngài, là sự đầy dẫy của Đấng làm viên mãn mọi sự trong mọi loài.
Suy ngẫm
C.11-12 Phao-lô nói rằng Phúc Âm mà ông giảng nhận được bởi sự ‘mặc khải của Chúa Jêsus Christ’.
C.13-14 Phao-lô từng là người đã coi Tin lành là điều tệ hại, vì ông hăng say với ‘các truyền thống của tổ phụ mình’ (đạo Do thái).
C.15-16 Nhưng thậm chí là trước khi ông sinh ra, Đức Chúa Trời Đấng đã chọn Phao-lô, đã lấy ‘ân điển’ gọi ông làm người rao giảng Tin lành.
C.16-17 Tin lành mà Phao-lô rao truyền nhận được bởi sự mặc khải từ Chúa Jêsus Christ; nó không đến từ bất cứ người nào. Chúng ta có thể thấy điều này từ thực tế, là ông không bàn bạc với bất kỳ người nào hay gặp các sứ đồ trước ông, mà ông đi qua A-rập và dành thời gian một mình với Đức Chúa Trời, trong việc chuẩn bị đời sống là một sứ đồ.
Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào?
C.15 Đức Chúa Trời lấy ân điển gọi chúng ta và biến đổi chúng ta. Đức Chúa Trời đã không chỉ lấy ân điển gọi Phao-lô từ trước khi ông được sinh ra, mà còn biến đổi ông thành một sứ giả của Tin lành. Kiểu ân điển này từ Đức Chúa Trời đã không chỉ đến với Phao-lô, mà còn được ban cho chúng ta ngày nay. Hãy luôn luôn cảm tạ, vì được che phủ bởi ân điển của Đức Chúa Trời.
Ngài ban cho tôi bài học gì?
C.22-24 Đời sống của Phao-lô kinh nghiệm Tin lành một cách trọn vẹn, đã đụng chạm đến nhiều người và khiến họ tôn vinh Đức Chúa Trời. Mặc dù có thể không bi tráng như đời sống của Phao-lô, thì người ta có ngợi khen Đức Chúa Trời, khi họ thấy đời sống được biến đổi của bạn không?
Cầu nguyện: Xin hãy đổ đầy con bằng ân điển Ngài, ân điển làm biến đổi hoàn toàn đời sống con.
Đọc Kinh Thánh Trong Năm: Thi Thiên 119