Home Chuyên Đề Sự Chữa Lành Ngày Nay

Sự Chữa Lành Ngày Nay

by Ban Biên Tập
30 đọc

          Ngày nay Đức Chúa Trời vẫn còn chữa lành cho con người. Có nhiều câu chuyện thật kỳ diệu về sự chữa lành của Chúa đến nỗi khó mà biết chuyện nào để dùng làm ví dụ. Mới đây, Ajay Gohill kể lại câu chuyện của anh ta ở tại buổi lễ báp tem và xác tín niềm tin của hội thánh chúng tôi. Anh ta sinh trưởng tại Kenya và đã đến Anh quốc vào năm 1971. Anh được nuôi dạy như một người theo đạo Hindu (Ấn độ giáo) và đã làm xong việc kinh doanh của gia đình vốn là một đại lý báo ở tại Neasden. Vào năm hai mươi mốt tuổi, anh mắc bệnh vảy nến, một chứng bệnh da kinh niên. Anh sụt từ 74kg xuống còn 48kg. Anh được mang đi chữa trị khắp nơi trên thế giới, ở Hoa Kỳ, Đức, Thụy sĩ, Ysơraên và ở khắp nước Anh, kể cả tại Harley Street. Anh cho biết đã tiêu tốn hết 80% tiền bạc kiếm được để cố chữa trị. Anh đã dùng những loại thuốc mạnh tác hại đến gan. Cuối cùng, anh phải thôi việc. Căn bệnh lan khắp thân thể anh, từ chân đến đầu. Trông anh khủng khiếp đến nỗi anh không thể nào dám đi bơi hoặc thậm chí mặc áo ngắn tay. Anh mất tất cả bạn bè. Vợ con anh cũng lìa bỏ anh. Anh chỉ muốn chết. Vào ngày 20 tháng Tám năm 1987 anh ngồi trong một chiếc xe lăn thuộc khu Elizabeth tại bệnh viện Thánh Thomas. Anh đã trải qua hơn bảy tuần lễ trong bệnh viện và được điều trị đủ cách. Ngày 14 tháng 10 anh đang nằm trên giường và chờ chết. Anh la lớn lên: “Lạy Chúa nếu Ngài đang nhìn xem tôi, thì xin hãy để tôi chết, tôi hối lỗi nếu có làm điều gì sai lầm”. Anh nói rằng đang khi cầu nguyện anh “cảm thấy có một sự hiện diện”. Anh nhìn vào hộc tủ của mình và lôi ra một cuốn Kinh Thánh. Anh mở ra và tình cờ đọc đoạn Thi Thiên 38:

                “Đức Giêhôva ôi! Xin chớ nổi thạnh nộ mà quở trách tôi. Cũng đừng nóng giận mà sửa phạt tôi. Vì các mũi tên Chúa gắm mình tôi, và tay Chúa đè nặng trên tôi. Bởi cơn giận Chúa, thịt tôi chẳng nơi nào lành. Tại cớ tội lỗi tôi, xương cốt tôi chẳng được an nghỉ. Vì sự gian ác tôi vượt quá đầu tôi; nó nặng quá cho tôi, khác nào một gánh nặng. Tại cớ khờ dại tôi, các vít thương tôi thối tha và cháy lở. Tôi bị đau đớn và khòm cúp xuống; trọn ngày tôi đi buồn thảm. Vì cớ lửa hừng thiêu đốt cật tôi, và thịt tôi chẳng nơi nào lành. Tôi mệt nhọc vì rêm nhiều quá, tôi la hét vì cớ lòng bồn chồn. Chúa ôi, các sự ao ước tôi đều ở trước mặt Chúa, sự rên siết tôi chẳng giấu Chúa.. Còn bà con tôi ở cách xa tôi, Đức Giêhôva ôi! Xin chớ lìa bỏ tôi, Đức Chúa Trời tôi ôi! Xin chớ cách xa tôi. Chúa ôi! Chúa là sự cứu rỗi tôi, hãy mau mau đến tiếp trợ tôi “ (Thi Thiên 38:1-11 – 21-22).

              Mỗi  một câu dường như đều thích hợp với anh. Anh cầu nguyện xin Chúa chữa lành anh và chìm vào một giấc ngủ say. Khi anh thức dậy vào sáng ngày hôm sau mọi thứ trông đều mới mẻ. Anh đi vào phòng tắm và thư giản trong bồn tắm. Khi nhìn vào nước tắm, anh thấy da mình bong ra và nổi trên nước. Anh gọi các y tá vào và nói với họ rằng Chúa đã chữa lành cho anh. Toàn bộ lớp da của anh tươi mới như da một đứa bé. Anh đã được chữa lành hoàn toàn. Kể từ đó anh được tái hiệp với con trai mình. Anh nói rằng sự chữa lành nội tâm xảy ra trong đời anh còn quan trọng hơn cả sự chữa lành thuộc thể. Anh nói: “Tôi sống vì Chúa mỗi ngày. Hiện tôi đang là tôi tớ Ngài’.

                 Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời chữa lành. Từ ngữ Hy lạp hàm ý “Ta cứu rỗi” cũng hàm ý “Ta chữa lành”. Đức Chúa Trời không chỉ quan tâm đến sự cứu rỗi tâm linh mà Ngài còn quan tâm đến con người toàn diện của chúng ta. Một ngày kia chúng ta sẽ có một thân thể mới mẻ trọn vẹn.. Khi Đức Chúa Trời chữa lành bằng phép lạ cho ai đó, chúng ta có được một cái nhìn thấp thoáng của tương lai là khi sự cứu chuộc sau cùng của thân thể chúng ta sẽ xảy ra (Rôma 8:23). Không phải hễ chúng ta cầu nguyện cho ai thì người ấy cũng nhất thiết được chữa lành. Tất nhiên, không một con người nào thoát khỏi sự chết cuối cùng. Thân thể chúng ta đang hư nát. Ở một thời điểm nào đó có lẽ chuẩn bị người ấy cho cái chết thì thích đáng hơn là cầu nguyện cho họ được lành. Chúng ta cần phải nhạy bén đối với sự hướng dẫn của Thánh Linh.

                Một số người được ban cho các ân tứ chữa bệnh (I Côrinhtô 12:9). Ngày nay, khắp nơi trên thế giới, chúng ta thấy các trường hợp về những người có các ân tứ chữa bệnh phi thường. Điều nầy không có nghĩa là chúng ta giao toàn bộ ân tứ ấy cho họ. Sứ mạng chữa bệnh được giao cho mọi người trong chúng ta. Cũng như không phải hết thảy chúng ta đều có ơn truyền giảng, nhưng chúng ta thảy đều được kêu gọi đến nói về Chúa Jêsus cho người khác, vì vậy không phải hết thảy chúng ta đều có ân tứ chữa bệnh song hết thảy chúng ta đều được kêu gọi để cầu nguyện cho người bệnh.

                Trong thực tế, chúng ta bắt đầu cầu nguyện cho người bệnh như thế nào? Điều quan trọng cần phải nhớ là Đức Chúa Trời mới là Đấng chữa lành chứ không phải chúng ta không có sự tham gia của kỹ xảo. Chúng ta cầu nguyện bằng tình yêu thương và tấm lòng đơn sơ. Động cơ của Chúa Jêsus là lòng thương xót của Ngài đối với con người (Mác 1:41; Mathiơ 9:36).

Tôi phải cầu nguyện thế nào? Chúng ta có thể tuân theo nhiều gương mẫu khác nhau trong Tân Ước. Tất cả đều đơn giản. Đôi khi chúng ta cầu nguyện xin Đức Chúa Trời chữa lành trong danh Chúa Jêsus và chúng ta xin Đức Thánh Linh ngự trên người đó. Hoặc cầu nguyện kèm với sự xức dầu (Giacơ 5:14). Việc đặt tay đi kèm với sự cầu nguyện là điều phổ biến hơn (Luca 4:40).

Họ cảm thấy thế nào? Sau khi đã cầu nguyện chúng thường hỏi người ấy cảm thấy điều gì. Đôi khi họ chẳng cảm thấy gì cả trong trường hợp đó chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện. Những trường hợp khác, họ cảm thấy được lành, mặc dầu chỉ có thời gian mới nói được điều đó. Có những lúc họ cảm thấy khá hơn nhưng chưa lành hoàn toàn, trong trường hợp đó chúng ta hãy tiếp tục như Chúa Jêsus đã làm với người mù (Mác 8:22-25). Chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện cho đến khi nào cảm thấy thích hợp để thôi cầu nguyện.

Tiếp theo là gì?   khi đã cầu nguyện cho sự chữa lành điều quan trọng là phải tái bảo đảm với người ấy tình yêu Chúa dành cho họ bất kể họ có được lành hay không, và hãy để họ tự do trở lại để được cầu thay một lần nữa. Chúng ta phải tránh đặt các gánh nặng lên họ, chẳng hạn như cho rằng vì họ thiếu đức tin nên đã ngăn trở sự chữa lành xảy ra. Chúng ta hãy luôn luôn  khích lệ họ tiếp tục cầu nguyện và bảo đảm với họ rằng sự sống của họ đã được đâm rễ trong cộng đồng chữa lành của Hội Thánh – là nơi sự chữa lành dài hạn rất thường xuyên xảy ra.

                Cuối cùng, điều quan trọng là phải kiên trì trong việc cầu nguyện cho họ được chữa lành. Chúng ta rất dễ nản lòng, nhất là khi chúng ta chưa nhìn thấy những kết quả lạ lùng ngay lập tức. Chúng ta cứ tiếp tục vì cớ sự vâng lời của mình trước lời kêu gọi và nhiệm vụ của Chúa Jêsus là hãy rao giảng nước Trời và chứng tỏ sự hầu đến của nước Trời bằng một cách trong số những điều khác, là chữa lành kẻ bịnh. Nếu như chúng ta cứ kiên trì qua nhiều năm tháng chúng ta sẽ thấy Chúa  chữa lành cho họ.

Theo NICKY GUMBEL (Theo Những Thắc Mắc Về Đời Sống)

Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com


Bình Luận:

You may also like