Theo kết quả của việc “được cứu” chúng ta phải làm gì? Chúng ta vâng lời Đức Chúa Trời với lòng tôn kính sâu xa “và thu nhỏ lại những gì có thể trái ý Ngài. “Đặt vào thực tế, chúng ta yêu thương người hàng xóm và không ngồi lê đôi mách. Chúng ta từ chối việc gian dối với thuế vụ cũng như với người phối ngẫu và hết sức mình để yêu thương những con người khó kết thân. Có phải chúng ta làm điều này để được cứu rỗi không? Không phải. Đó chỉ là “những điều lành, kết quả từ việc được cứu”.
Một động lực tương tự xảy ra trong đời sống hôn nhân. Có phải cô dâu và chú rể lập hôn ước nhiều hơn ngày đầu tiên không? Lời thề hứa đã thực hiện và giấy chứng nhận đã ký rồi – họ có thể làm hôn ước hơn thế nữa không? Có lẽ, họ có thể. Hãy tưởng tượng về họ 50 năm tới; sau khi có ba, bốn đứa con, sau vài cuộc đổi dời và những chao đảo của xa sút và thắng lợi. Sau nửa thế kỷ của cuộc hôn nhân, họ trở nên giống nhau về nhiều mặt. Họ sẽ có phải lập hôn ước trong dịp kỷ niệm thứ 50 nhiều hơn trong ngày đám cưới của họ không? Không, giấy chứng nhận kết hôn không có sự trưởng thành. Ồ, nhưng mối quan hệ có sự khác biệt. Mối liên hệ của họ thật hoàn toàn khác trước. Hôn nhân là một cam kết đã xong xuôi và phát triển mỗi ngày, bạn đã làm một số điều và đang làm một vài việc. Điều này cũng đúng với sự bước đi của chúng ta với Thiên Chúa. Có thể nào bạn được cứu chuộc nhiều hơn lúc bạn đã được cứu trong ngày đầu tiên không? Không có. Nhưng, một người có thể lớn lên trong sự cứu rỗi không? Chắc chắn như vậy, nó giống như sự hôn nhân, là một giao kết đã thực hiện xong, và phát triển hàng ngày.
Theo Max Lucado (dch)
Bài vở góp ý và cộng tác xin gửi về tintuc@hoithanh.com