Home Chuyên Đề Thế Giới Tự Nhiên Và Thế Giới Siêu Nhiên

Thế Giới Tự Nhiên Và Thế Giới Siêu Nhiên

by Viethungpham.com
30 đọc

Nhiều người không có khả năng nhận thức thế giới siêu nhiên, do đó họ không tin vào sự tồn tại của thế giới này. Nhưng dưới ánh sáng của khoa học nhận thức hiện đại, kỹ sư CNTT Nguyễn Cao Sơn chứng minh rằng thế giới tự nhiên và thế giới siêu nhiên song song tồn tại và chúng ta có thể nhận ra ảnh hưởng của siêu nhiên đối với tự nhiên thông qua một số thí nghiệm khoa học…

KHOA HỌC NHẬN THỨC
THẾ GIỚI TỰ NHIÊN & THẾ GIỚI SIÊU NHIÊN

Tác giả: NGUYỄN CAO SƠN, Kỹ sư CNTT

Vật chất & Ý thức

Khi nói đến thế giới tự nhiên thì chúng ta nghĩ ngay đến vật chất. Thế giới tự nhiên chính là thế giới vật chất và là đối tượng của khoa học. Đặc trưng của khoa học là tư duy logic. Khoa học dùng tư duy logic để nhận thức thế giới tự nhiên. Trước tiên ta hãy tìm hiểu tư duy là gì vì nó là cơ sở để nhận thức thế giới. Có nhiều cách định nghĩa tư duy, nhưng sau đây tôi định nghĩa tư duy dưới góc nhìn thông tin vì khoa học thông tin là nền tảng tốt nhất để nhận thức mọi hệ logic, bởi mọi hệ logic cũng như toàn bộ hệ thống vũ trụ đều khởi nguồn từ thông tin.

Tư duy là quá trình đọc thông tin và xử lý thông tin, hoặc sáng tạo ra thông tin.

Có các loại tư duy chính sau đây:

  • Tư duy logic,
  • Tư duy cảm xúc,
  • Tư duy trực giác,
  • Tư duy sáng tạo, …

“Penseur” (Người đang suy tưởng), tượng của Auguste Rodin, nghệ sĩ tạc tượng Pháp.

Trí thông minh là khả năng tư duy. Tư duy logic là tư duy đặc trưng của hệ điều hành máy móc, là loại tư duy thuộc bậc thấp nhất, tầm thường nhất trong các loại tư duy. Tư duy logic, cảm xúc, trực giác là quá trình đọc thông tin và xử lý thông tin. Tư duy cảm xúc, trực giác, sáng tạo… là những tư duy phi logic nhưng là những loại tư duy cao cấp hơn tư duy logic. Tư duy sáng tạo là loại tư duy cao cấp nhất. Tư duy sáng tạo là quá trình tự sáng tạo ra thông tin – tức đối tượng có tư duy sáng tạo tự nhận biết cái gì đó hoặc tự tạo ra hệ thống tư tưởng hay thiết kế để tạo ra công trình xây dựng hay hệ thống máy móc. Đối tượng có tư duy sáng tạo có thể tự tạo ra thông tin thể hiện sự tồn tại của chính nó hay những đối tượng khác – Tức là đối tượng có tư duy sáng tạo có khả năng tự nhận biết tức là nhận thức. Đối tượng có tư duy sáng tạo có thể tự tạo ra thông tin theo mong muốn nào đó ta gọi là “ý chí tự do”, tiếng Anh gọi là “freewill”. Như vậy, đặc điểm của đối tượng có tư duy sáng tạo là có khả năng nhận thức và có ý chí tự do. Chủ thể nhận thức ta gọi là Ý THỨC. Điều đó nghĩa là ý thức là chủ thể có khả năng nhận thức – tức tự nhận biết về chính nó hay những thứ khác. Ngoài tư duy sáng tạo thì không có loại tư duy nào khác có thể tạo ra nhận thức và ý chí tự do cho nên nếu có chủ thể nào có khả năng nhận thức hoặc có ý chí tự do thì ắt hẳn chủ thể đó có tư duy sáng tạo. Ý thức là chủ thể nhận thức nên ý thức luôn có tư duy sáng tạo.

Trở lại vấn đề vật chất là gì? Ai trong chúng ta cũng hiểu vật chất là gì vì vật chất chính là thân xác mỗi người, là đất, đá, khí, nước, mặt trăng, mặt trời, tinh tú… Những gì thuộc về vật chất luôn tuân thủ quy luật tự nhiên nên người ta gọi thế giới vật chất là thế giới tự nhiên.

Để nhận thức thế giới tự nhiên, trước tiên chúng ta phải chấp nhận tiên đề vật chất như sau: Vật chất luôn phải tuân thủ quy luật tự nhiên

Dựa vào tiên đề trên, tôi định nghĩa vật chất như sau: Vật chất là những gì tồn tại khách quan với ý thức con người, ý thức con người có thể nhận biết sự tồn tại của nó và sự tồn tại của nó hoàn toàn tuân thủ các quy luật tự nhiên.

Quy luật tự nhiên là những quy luật có sẵn trong tự nhiên ràng buộc vật chất tồn tại và vận hành theo những quy luật đó, không thể khác. Khoa học có thể khám phá ra quy luật tự nhiên và có thể thí nghiệm để thấy vật chất luôn tuân thủ quy luật tự nhiên. Nếu vật chất không tuân thủ quy luật tự nhiên thì không ai dám ngồi lên máy bay và con người luôn bất an vì không biết vật chất xung quanh sẽ làm những trò gì với con người. Nhưng thế giới tự nhiên luôn vận hành đúng theo quy luật tự nhiên đã định, trừ khi ý thức con người hay thế lực siêu nhiên (nếu có) xen vào.

Một đặc điểm quan trọng là vật chất không có tư duy sáng tạo. Giả sử vật chất có tư duy sáng tạo thì suy ra vật chất có khả năng nhận thức và có ý chí tự do như đã trình bày về đặc điểm của tư duy sáng tạo ở phần trên. Khi vật chất có ý chí tự do thì vật chất có thể không tuân thủ hay chống lại quy luật tự nhiên. Nếu như thế sẽ mâu thuẫn với tiên đề vật chất là phải hoàn toàn tuân thủ quy luật tự nhiên. Do đó, ta có kết luận một cách logic rằng: Vật chất không có tư duy sáng tạo.

Vật chất luôn bị trói buộc phải tuân thủ quy luật tự nhiên nên vật chất không thể thực hiện bất cứ hoạt động nào khác ngoài việc luôn phải tuân thủ quy luật tự nhiên do đó vật chất không có bất cứ loại tư duy nào.

Thực ra, khi nói đến vật chất ai cũng hiểu là vật chất như cục đất, cục đá là thứ vô tri, vô giác, ngu dốt không có trí thông minh tức vật chất không có bất cứ loại tư duy nào cả.

Tóm lại, dù định nghĩa vật chất theo cách nào đi nữa thì cũng phải chấp nhận tiên đề vật chất là vật chất luôn phải tuân thủ quy luật tự nhiên và hệ quả là đặc điểm vật chất không có bất cứ loại tư duy nào.

Tiếp theo, ta tìm hiểu về thế giới đối ngược với thế giới tự nhiên, đó là thế giới siêu nhiên. Thế giới siêu nhiên (nếu có) thì ta ngầm hiểu nó là thế giới trái ngược với thế giới tự nhiên, không thuộc thế giới tự nhiên nên nó không tuân thủ quy luật tự nhiên và vì vậy, ý thức con người ta không thể nhận thức hết được thế giới siêu nhiên. Chúng ta chỉ có thể biết được thế giới siêu nhiên có tồn tại nếu ta chứng minh được thế giới siêu nhiên có gây tác động vào thế giới tự nhiên.

Giả sử xẩy ra hiện tượng siêu nhiên, tức hiện tượng do đối tượng nào đó thuộc thế giới siêu nhiên gây nên. Chẳng hạn có một cây nến cắm trên mặt bàn A, rồi cây nến đó tự động dời qua mặt bàn B và được xác nhận hiện tượng đó là do đối tượng nào đó thuộc thế giới siêu nhiên làm. Đối tượng bí ẩn nào đó trong thế giới siêu nhiên thực hiện dời cây nến ắt hẳn phải biết cái nó thực hiện. Tức đối tượng siêu nhiên đó phải có khả năng tự nhận biết được cây nến, tự nhận biết được cái bàn A và cái bàn B và nó cũng có ý chí muốn thực hiện dời cây nến. Điều đó chứng tỏ đối tượng siêu nhiên đó có nhận thức (tự nhận biết). Đối tượng siêu nhiên đó có nhận thức nên đối tượng siêu nhiên đó chính là ý thức. Đối tượng siêu nhiên đó là ý thức trong thế giới siêu nhiên và là ý thức nên có tư duy sáng tạo (Điều này đã được chứng minh trong phần tư duy sáng tạo ở trên).

Tóm lại, nếu có hiện tượng siêu nhiên xảy ra thì hiện tượng đó do những ý thức siêu nhiên thực hiện. Thế giới siêu nhiên là thế giới tồn tại của những ý thức siêu nhiên. Ý thức có hình dạng hay không, có khối lượng hay không, có choán chỗ không gian hay không, con người có sờ mó hay nhìn thấy được hay không… thì không quan trọng mà chỉ chắc chắn một điều là ý thức có tư duy sáng tạo nên có khả năng nhận thức và ý chí tự do.

Bây giờ ta xét mối tương quan giữa vật chất và ý thức. Vật chất và ý thức như đã trình bày ở trên đã được chứng minh có những đặc điểm như sau:

  • Vật chất không có tư duy sáng tạo.
  • Ý thức  tư duy sáng tạo.

Từ hai đặc điểm trên ta suy ra rằng, ý thức không là vật chất và ý thức không sinh ra từ vật chất. Nếu ý thức là vật chất thì ý thức không có tư duy sáng tạo, điều đó mâu thuẫn với ý thức đã được khẳng định là có tư duy sáng tạo nên ý thức không thể là vật chất. Ý thức cũng không bao giờ sinh ra từ vật chất vì ý thức có tư duy sáng tạo nhưng vật chất không có tư duy sáng tạo nên ý thức không sinh ra từ vật chất vì tính có không thể sinh ra từ cái tính không có.

Một suy luận tiếp theo là vật chất không thể quyết định ý thức. Bản thân vật chất không có tư duy sáng tạo nên vật chất không có nhận thức và không có ý chí tự do, đồng thời vật chất luôn bị trói buộc bởi các quy luật tự nhiên nên vật chất không có khả năng quyết định tới những gì ngoài vật chất như ý thức. Ý thức có tư duy sáng tạo, có nhận thức có ý chí tự do thì ý thức có khả năng quyết định vật chất chứ vật chất tầm thường hơn và không thể quyết định được ý thức.

Tóm lại, xét mối tương quan giữa vật chất và ý thức, ta đã chứng minh được hai kết luận sau đây:

  • Ý thức không phải là vật chất và ý thức không sinh ra từ vật chất.
  • Vật chất không thể quyết định ý thức.

Con người là gì?

Con người có thân xác là vật chất, đó là điều rõ ràng hiển nhiên. Con người cũng có tư duy sáng tạo vì con người có khả năng ngồi xuống tự suy nghĩ tạo ra thông tin mới – tạo ra hệ thống tư tưởng hay tạo ra thông tin thiết kế hệ thống máy móc hay hệ điều hành cho máy móc. Điều đó chứng tỏ con người có tư duy sáng tạo. Do đó, con người cũng có khả năng nhận thức và có ý chí tự do, tức là con người có ý thức. Thực ra, con người có ý thức cũng là điều hiển nhiên ai cũng công nhận vì nếu có ai ứng xử tệ quá thì thường bị mắng là “Người không có ý thức” hay “Người không có linh hồn”. Như vậy, con người vừa có vật chất và vừa có ý thức.

Phần trên ta đã chứng minh ý thức không phải là vật chất và không sinh ra từ vật chất. Vật chất và ý thức là hai thứ hoàn toàn khác nhau. Con người vừa có vật chất và vừa có ý thức chứng tỏ con người gồm hai phần khác nhau là phần vật chất và phần ý thức nhập vào nhau. Vì ý thức không phải là vật chất nên vật chất không có tính cản trở đối với ý thức, tức ý thức có thể nhập vô phần vật chất hoặc xuất ra khỏi vật chất, giống như một phần mềm có thể được cài đặt vào hoặc gỡ bỏ khỏi một computer.

Tư tưởng của con người là ở phần ý thức vì chỉ có ý thức mới có tư duy sáng tạo để tạo ra hệ thống thông tin nhằm giải quyết vấn đề nào đó mà ta gọi là tư tưởng. Trí nhớ cũng do ý thức vì phần vật chất không có tư duy, ý thức có tư duy để đọc và xử lý thông tin cũ ta gọi là trí nhớ. Nhận thức tức tự nhận biết về sự tồn tại của chính mình hay của những thứ khác cũng ở phần ý thức vì chỉ ý thức mới có tư duy sáng tạo và nhận thức là đặc tính của tư duy sáng tạo. Trí thông minh là khả năng tư duy nên trí thông minh cũng ở phần ý thức vì vật chất không có tư duy, phần ý thức có tư duy. Thực tế cũng chứng minh rằng trí thông minh không phải ở bộ não (phần vật chất) vì có nhiều trường hợp bị teo não hay không có não vẫn sống khỏe mạnh và thậm chí còn thông minh hơn mức trung bình.

Ảnh chụp từ báo Công An Nhân Dân

Mọi thứ liên quan đến tư duy đều nằm ở phần ý thức chứ không phải ở phần vật chất. Bộ não chỉ như cái tivi tiếp nhận từ ý thức và thể hiện ra ngoài. Tivi nó không thể tự cho ra những sản phẩm của ý thức mà nó chỉ thu từ đài phát rồi thể hiện ra. Cùng đài phát nhưng có tivi cho hình đẹp, rõ nét, âm thanh hay… trong khi đó tivi khác lại cho hình ảnh xấu nhòe, chớp giựt, âm thanh rè rè khó nghe…

Khi phần vật chất – tức thân xác con người chết đi hay bị hủy hoại mất đi thì không ảnh hưởng gì đến sự tồn tại của phần ý thức vì ý thức không phải là vật chất. Phần vật chất mất đi thì vẫn còn lại phần ý thức. Như ta đã chứng minh rằng, ý thức không phải là vật chất và vật chất không quyết định ý thức nên phần vật chất (thân xác) nếu mất (chết) đi thì phần ý thức vẫn tồn tại và những gì thuộc ở phần ý thức như tư tưởng, trí nhớ, nhận thức, trí thông minh… vẫn tồn tại.

Ý thức có ý chí tự do tức tự do lựa chọn điều xấu hay điều tốt nên đã có ý thức là có khả năng chọn sự xấu xa, sự phản bội. Ý chí tự do chọn sự xấu nên mới có sự dữ. Ý thức là thứ cao quý nhất nhưng ý thức có thể ngạo mạn chống lại hay từ chối chính đấng tác tạo nên nó.

Những động vật khác con người, chúng không có tư duy sáng tạo vì không có con vật nào có thể ngồi xuống tự tạo ra thông tin – tức tự suy nghĩ nhận biết chính bản thân nó hay tạo ra tư tưởng hoặc thiết kế tạo ra hệ thống máy móc nào. Vì vậy, loài vật khác con người ở chỗ không có ý thức mà chỉ có thứ tôi tạm gọi là giác thức. Chúng không có loại tư duy sáng tạo mà chỉ có tư duy cảm xúc, tư duy trực giác bậc thấp…

Ý thức có ý chí tự do có thể chọn điều ác. Chính vì vậy, ý thức được “in” vô nó một luật luân lý mà người ta thường gọi là lương tâm để ý thức luôn tự biết phân biệt điều thiện và điều ác mà không cần phải học hỏi. Do đó, ý thức phải chịu trách nhiệm trước hành vi ý chí của mình. Lương tâm là nền tảng tạo nên khái nhiệm đạo đức trong xã hội loài người. Vô đạo đức là ý thức trực tiếp hay gián tiếp gây nên cái ác.

Các loài động vật khác không có ý thức nên chúng được “in” vô nó cái gọi là bản năng. Loài vật hoạt động dựa vào bản năng và phản xạ. Bản năng không có gene di truyền và nó không thể là sự tích tụ kinh nghiệm qua nhiều thế hệ tạo nên như những nhà sinh học tiến hóa khẳng định vì bản năng là hành động thực hiện một cách không ý thức những kỹ năng tuyệt diệu thông minh. Kỹ năng thì cá thể nào rèn luyện cá thể đó có chứ không thể truyền cho thế hệ sau sinh ra thực hiện được ngay những kỹ năng thế hệ trước đã rèn luyện mà có. Cha giỏi võ không có nghĩa là con sinh ra không luyện võ mà giỏi được. Ai dạy cho con ong biết đi xa 80 km để hút mật và vẫn trở về đúng tổ của nó trong rừng? Ai dạy con ong biết làm tổ như được thiết kế một cách khoa học nhất? Ai phân công cho ong chúa, ong thợ…sinh ra biết làm tròn bổn phận của mình, không hề phân bì, tạo ra tổ chức xã hội loài ong hiệu quả và trật tự?

Ai dạy cho con nhện cách giăng tơ bắt mồi một cách chi phí ít nguyên liệu nhất mà hiệu quả cao nhất? Lương tâm của ý thức con người và bản năng của loài vật làm ta khâm phục Đấng tác tạo thiết kế nên những điều tuyệt diệu.

Con người có phần ý thức, đó mới là phần cao quý và ý thức không phải là vật chất. Điều đó chứng minh rằng con người không thể tiến hóa từ các loài vật khác vì các loài vật khác không có ý thức nên không thể trở thành con người có ý thức được. Con người cũng không thể tạo thành từ vật chất vô cơ rồi phức tạp hóa dần thành vì ý thức không phải vật chất nên vật chất không tạo ra ý thức là thành phần quan trọng của con người được.

Người máy (Robot) là gì?

Bản thân vật chất có tính mù lòa, vô tri, vô giác và ta đã chứng minh vật chất không có bất cứ loại tư duy nào nên nó không có trí thông minh nào cả. Những thiết bị ta gọi là thông minh như: điện thoại thông minh, máy tính thông minh, máy bay không người lái, tên lửa tự tìm mục tiêu, người máy (robot)… đều là những máy móc do trí thông minh sáng tạo của ý thức con người tạo ra. Trong bài “Hệ điều hành” tôi đã chứng minh định luật hệ điều hành rằng: Bất cứ hệ thống vật chất nào có tổ chức hoạt động trật tự thì ắt có hệ điều hành điều khiển. Cái tính thông minh của máy móc không phải ở bản thân vật chất mà là ở hệ điều hành. Bản chất của hệ điều hành không phải là vật chất mà là thông tin (Khoa học thông tin cho biết rằng thông tin không phải là vật chất). Thông tin hệ điều hành là do trí thông minh sáng tạo của ý thức con người lập trình ra. Máy móc có bộ nhớ là vật liệu có thể chứa thông tin hệ điều hành. Khi hệ điều hành được khởi chạy hoạt động tạo ra trí thông minh của hệ thống máy móc. Chỉ có trí thông minh sáng tạo của ý thức mới có thể sáng tạo ra thông tin hệ điều hành. Hệ điều hành của máy móc là trí thông minh thuần logic tức là loại trí thông minh thuộc bậc thấp nhất, tầm thường nhất trong các loại trí thông minh.

Dù là người máy (robot) có trí thông minh rất cao mà người ta gọi là trí tuệ nhân tạo (AI) thì cũng chỉ là cái máy. Trí tuệ nhân tạo cũng chỉ là hệ điều hành, là thông tin điều khiển do ý thức con người tạo ra – tức cũng chỉ là loại trí thông minh logic mà thôi. Những gì nó làm được, tức sự thông minh của nó luôn nằm trong ý định của người lập trình ra nó. Nếu nó thay đổi bên ngoài cho giống như có cảm xúc thì nó vẫn thực sự không có cảm xúc vì nó không có tư duy cảm xúc. Nó cũng không có tư duy trực giác nên cũng không có óc phán đoán hướng dẫn khám phá điều mới mẻ. Nó cũng không thể ngồi xuống tự trầm tư suy nghĩ về sự tồn tại của chính bản thân nó vì nó không có tư duy sáng tạo nên không có khả năng nhận thức, ý thức. Thiết bị thông minh hay người máy như trình bày bên trên rõ ràng cũng gồm hai phần hoàn toàn khác nhau nhập vào nhau: Phần vật chất ngu dốt và phần hệ điều hành thông minh (thông tin).

Tóm lại, dù máy móc hay người máy có trí tuệ nhân tạo cao siêu đến đâu thì nó cũng chỉ là cái máy do trí thông minh của ý thức con người tạo ra. Sự thông minh của hệ điều hành máy móc là trí thông minh thuần logic – là loại trí thông minh thấp nhất, tầm thường nhất so với trí thông minh phi logic. Chúng không có trí thông minh cảm xúc, không có trí thông minh trực giác, không có trí thông minh sáng tạo nên người máy không có cảm xúc, trực giác và không có ý thức tức là không có nhận thức và ý chí tự do cao quý như con người.

Xác nhận hiện tượng siêu nhiên

Làm thế nào để xác nhận một hiện tượng siêu nhiên – tức một hiện tượng do ý thức siêu nhiên gây ra? Trước tiên ta hãy phân định rõ khái niệm hiện tượng tự nhiên và siêu nhiên:

  • Hiện tượng tự nhiên là hiện tượng xảy ra do sự vận động của vật chất tuân thủ hoàn toàn quy luật tự nhiên.
  • Hiện tượng siêu nhiên là hiện tượng do ý thức siêu nhiên gây ra.

Dựa trên hai khái nhiệm đó ta cũng có hai trường hợp xác nhận thực là hiện tượng siêu nhiên:

Trường hợp 1: Khi hiện tượng xẩy ra mà làm phá vỡ quy luật tự nhiên thì chứng tỏ hiện tượng đó không tự nhiên. Bởi vì quy luật tự nhiên quy định vật chất luôn phải tuân thủ quy luật tự nhiên nên nếu có vận động của vật chất mà không tuân thủ quy luật tự nhiên thì ắt hẳn có thế lực bên ngoài thế giới tự nhiên – tức là do ý thức siêu nhiên gây ra.

Trường hợp 2: Ý thức của ta có thể nhận ra ngay hiện tượng do ý thức siêu nhiên gây ra như ví dụ sau đây: Giả sử có một bóng đèn điện đang cháy sáng rồi ý thức người nào đó chỉ nghĩ trong tâm trí “tắt đi”, tức khắc bóng đèn điện tắt. Rồi nếu ý thức người đó nghĩ “sáng lên”, tức thì bóng đèn điện cháy sáng. Thực hiện lập đi lập lại nhiều lần thì hiện tượng cũng xẩy ra đúng như vậy. Khi đó ta có thể kết luận hiện tượng “tắt” và “sáng” bóng đèn điện là do ý thức siêu nhiên gây ra.

Chứng minh kết luận trường hợp 2: Ý nghĩ trong đầu là tư tưởng kín đáo trong ý thức con người. Tư tưởng là thông tin được tư duy sáng tạo của ý thức tạo ra. Tư tưởng là thông tin không phải vật chất và lưu trong phần ý thức cũng không phải vật chất. Để đọc và xử lý thông tin thì phải tư duy mà vật chất đã được chứng minh là không có tư duy nên bản thân vật chất không thể đọc thông tin dù là thông tin chứa trên vật chất hay trong ý thức không phải vật chất. Hơn nữa tư tưởng kín đáo trong ý thức một người thì ý thức của người khác dù có tư duy sáng tạo là loại tư duy cao cấp nhất được biết trong thế giới tự nhiên cũng không có khả năng đọc biết được thì hiển nhiên các loại tư duy thấp hơn cũng không thể đọc được. Ví dụ tư duy logic của hệ điều hành máy móc cũng chỉ đọc được thông tin lưu trên vật chất, còn thông tin không lưu trên vật chất thì ngoài tầm đọc của tư duy logic. Điều đó chứng minh rằng, nếu tư tưởng kín đáo trong ý thức con người mà bị đọc (bị lộ) thì chỉ có ý thức siêu nhiên đọc biết mà thôi chứ trong tự nhiên đã chứng minh không gì đọc biết được. Vậy, nếu hiện tượng xảy ra mà sự xảy ra đó nó lệ thuộc tư tưởng kín đáo trong ý thức con người thì chứng tỏ tư tưởng kín đáo trong ý thức con người bị đọc (bị lộ) tức là tư tưởng trong ý thức con người bị (được) ý thức siêu nhiên đọc biết được và gây ra hiện tượng tương ứng. Ý thức siêu nhiên chính là đối tượng kết nối thông tin trong ý thức con người với sự kiện vật chất nên hiện tượng này chính là hiện tượng siêu nhiên.

Vậy, ta đã chứng minh được có hai trường hợp để xác nhận hiện tượng siêu nhiên sau đây:

  • Trường hợp 1: Hiện tượng xảy ra làm phá vỡ quy luật tự nhiên.
  • Trường hợp 2: Hiện tượng xảy ra luôn lệ thuộc vào ý thức con người.

Ranh giới giữa tự nhiên và siêu nhiên

Để nhận biết tận cùng của vật chất, khoa học nghiên cứu vật chất ở mức lượng tử tức những hạt rất nhỏ, dưới nguyên tử, là những thành phần cơ bản cấu thành vật chất. Ở thế giới lượng tử, vật chất nó lạ lắm, vô lý lắm, không dễ chấp nhận nhưng vì nó là hiện thực nên phải chấp nhận. Ví dụ tính sóng – hạt của ánh sáng là điều khó hiểu. Đã là hạt thì là hạt, là sóng thì là sóng chứ vừa là sóng vừa là hạt thì vô lý. Đồng xu rớt xuống một là xấp, hai là ngửa chứ bảo trạng thái của đồng xu vừa xấp vừa ngửa thì quả là phi logic và trở nên mầu nhiệm. Nó vô lý nhưng lại là hiện thực nên đành phải chấp nhận. Hạt cơ bản là hạt rất nhỏ tạo nên vật chất, nếu ta cố tình quan sát nó, nó sẽ như có phép thần thông tan biến hoặc không diễn ra bình thường thế là cái logic tự nhiên con người không hiểu nổi.

Ta thử xét hai thí nghiệm nổi tiếng về lượng tử để xem chứng tỏ được điều gì:

Thí nghiệm phân rã phóng xạ: Uranium là nguyên tố không ổn định và phân rã theo thời gian, quá trình này gọi là phân rã phóng xạ. Nhưng các nhà khoa học ở Texas (Hoa Kỳ) đã phát hiện rằng: sự phân rã uranium sẽ diễn ra một cách bình thường nếu họ không quan sát chúng. Nhưng bất cứ khi nào họ quan sát chúng, quá trình phân rã uranium sẽ không diễn ra như dự tính.

Căn cứ xác nhận hiện hiện tượng siêu nhiên theo Trường hợp 2: Hiện tượng xẩy ra lệ thuộc vào ý thức con người, chứng tỏ thí nghiệm phân rã phóng xạ có hiện tượng siêu nhiên xẩy ra.

Thí nghiệm hai khe: Thí nghiệm bắn một hạt proton qua khe. khi ý thức con người quan sát hạt proton xem nó đi qua khe như thế nào thì lúc ấy nó là hạt, còn khi không quan sát nó thì từ một hạt proton nó lại biến thành sóng chui qua cả hai khe một lúc.

Căn cứ xác nhận hiện tượng siêu nhiên theo Trường hợp 2: Hiện tượng xảy ra lệ thuộc vào ý thức con người, chứng tỏ thí nghiệm hai khe có hiện tượng siêu nhiên xảy ra.

Hai thí nghiệm khoa học nổi tiếng trên cũng đủ chứng minh có ý thức siêu nhiên – tức là có tồn tại thế giới siêu nhiên.

Thế giới lượng tử chứa đựng nhiều điều khoa học cũng chưa lý giải nổi, chúng không tuân thủ quy luật tự nhiên đã biết. Nguyên lý bất định Heisenberg cho biết ta không thể biết đầy đủ sự thật vật chất cùng lúc. Rối lượng tử là hiện tượng những hạt cơ bản ở rất xa nhau cũng luôn nhận biết nhau và hành xử tương ứng nhau tức khắc như có thần thánh thường trực điều khiển thế giới tự nhiên…

Tóm lại, thế giới lượng tử khám phá hạt cơ bản cấu thành vật chất, nó là ranh giới giữa tự nhiên và siêu nhiên. Ranh giới ấy không phân định rõ rệt mà hòa trộn vào nhau, nơi tận cùng vật chất, ta nhận ra thế giới phi vật chất (tâm linh), nơi tận cùng của thế giới tự nhiên, ta bắt gặp thế giới siêu nhiên.

Thí nghiệm cảm xạ

Thí nghiệm cảm xạ được thế giới biết đến và ứng dụng từ xa xưa. Cảm xạ học không phải khoa học mà nó là tâm linh thực nghiệm nhưng nó có tính hiện thực như nhiều thí nghiệm lượng tử vậy. Thí nghiệm cảm xạ hầu như ai cũng có thể thực hiện được. Ngày xưa người ta dùng cây gậy để tìm mạch nước. Bây giờ hầu hết người ta dùng con lắc. Tôi thích gọi là con lắc tâm linh, thí nghiệm con lắc tâm linh hơn là dùng từ cảm xạ. Cây gậy hay con lắc… chỉ là công cụ truyền đạt thông tin.

Hầu hết ai cũng có thể thực hiện thí nghiệm con lắc tâm linh như sau: Dùng tờ giấy vẽ lên sơ đồ đáp án, tay phải cầm đầu dây con lắc và thả con lắc trên tờ giấy ngay tâm của sơ đồ. Nói ra câu hỏi hay chỉ cần đặt câu hỏi thầm trong ý thức, để tâm trí vào con lắc, chút xíu con lắc sẽ lắc qua lắc lại vào phía đáp án. Thực hiện phải có niềm tin, thành tâm, khi xong nên cám ơn.

Ta có thể dùng con lắc để hỏi về mức độ sức khỏe. Hỏi sàng lọc nhiều bước để tìm ra bệnh. Hỏi để tìm tài sản bị mất hay để truy lùng tên trộm. Hỏi để tìm mạch nước ngầm. Hỏi xem rau xanh mới mua về có độc nhiều, độc ít hay không độc để ăn. Hỏi xem đứa con tiếp theo là trai hay gái dù chưa có phôi thai…

Người có sinh khí mạnh và con lắc làm từ vật liệu có sinh khí mạnh như đá thạch anh thì con lắc nó nhạy hơn. Bên trong và bao phủ bên ngoài sinh vật hay bất cứ thứ gì trong vũ trụ cũng được cho là có sinh khí bao phủ và vận hành. Sinh khí được cho là trường thông tin và năng lực của ý thức siêu nhiên vận hành tác động lên mọi vật trong vũ trụ. Thí nghiệm cảm xạ là một trong những phương thức mà con người có thể giao tiếp và xin trợ giúp từ thế giới siêu nhiên.

Trong thí nghiệm con lắc tâm linh, chỉ cần thầm hỏi trong ý thức cũng được trả lời thông qua hiện tượng con lắc, thậm chí trả lời sự kiện tương lai. Lực làm con lắc chuyển động không tuân thủ quy luật tự nhiên như bốn lực cơ bản của vật chất. Con lắc vật lý bình thường thì ta phải dùng lực tác động cho nó dao động rồi nếu ta không bổ sung lực thì nó dao động giảm dần rồi đứng yên. Con lắc thí nghiệm cảm xạ thì ngược lại với con lắc vật lý bình thường, để nó đứng yên rồi tự động nó dao động mạnh lên dần mà ta không cần tác động lực nào hết như có bàn tay vô hình quăng cho nó lắc..

Căn cứ xác nhận hiện tượng siêu nhiên theo Trường hợp 2: Hiện tượng xẩy ra lệ thuộc vào ý thức con người, chứng tỏ thí nghiệm cảm xạ xẩy ra hiện tượng siêu nhiên – tức là có ý thức siêu nhiên gây nênCảm xạ học là minh chứng đơn giản và không thể phản bác về sự tồn tại của thế giới siêu nhiên.

KẾT LUẬN

Trên đây là khoa học nhận thức, từ tiên đề vật chất suy luận logich rút ra kết luận như sau:

  • Ý thức không phải là vật chất và ý thức không sinh ra từ vật chất.
  • Vật chất không thể quyết định ý thức.
  • Hệ thống con người hay hệ thống máy móc nếu có trí thông minh thì phải gồm hai phần nhập vào nhau: Phần vật chất ngu dốt và phần có trí thông minh. Con người gồm phần thể xác ngu dốt và phần ý thức thông minh. Máy móc hay robot gồm phần vật chất ngu dốt và phần hệ điều hành thông minh (thông tin).
  • Khi phần thể xác con người chết thì phần ý thức chứa đựng: tư tưởng, trí nhớ, nhận thức, trí thông minh… vẫn tồn tại.
  • Người máy chỉ có trí thông minh logic là trí thông minh tầm thường nhất và không có trí thông minh cảm xúc, trực giác, sáng tạo nên không có nhận thức và ý chí tự do như con người.
  • Một số thí nghiệm trong khoa học lượng tử và thí nghiệm cảm xạ chứng minh không thể phản bác sự tồn tại của những ý thức siêu nhiên – tức tồn tại thế giới siêu nhiên.

Những người có hiểu biết khoa học sâu sắc buộc phải thừa nhận có thế giới siêu nhiên tồn tại, phần ý thức con người vẫn tồn tại sau khi thân xác chết đi. Phần lớn những nhà bác học thiên tài vĩ đại trên thế giới từ trước đến nay như: Nicolaus Copernicus, Blaise Pascal, Isaac Newton, Gregor Mendel, Louis Pasteur, Lord Kelvin, Nicola Tesla, Max Planck, Albert Einstein, Kurt Gödel… đều là những người tin có Đấng sáng tạo… Định lý Gödel chứng minh rằng không một hệ thống logich nào có thể tự giải thích chính nó, nó luôn cần chỗ dựa bên ngoài. Định luật hệ điều hành khẳng định rằng, mọi hệ thống logich có trật tự phải có hệ điều hành để điều hành nó.

Nếu chúng ta phản bác thế giới siêu nhiên, cho khoa học là tất cả, tôn sùng tư duy logich và chê bai bất cứ những gì không logich, cho rằng vũ trụ tự hữu, con người do tiến hóa mà thành… là do hiểu biết khoa học nửa vời, ngạo mạn.

Nguyễn Cao Sơn

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like