Home Chuyên Đề KHÔNG PHẢI TẤT CẢ TÔN GIÁO ĐỀU DẪN TỚI CHÚA SAO? – Chương 9: Hãy đối mặt với một vài câu hỏi khó

KHÔNG PHẢI TẤT CẢ TÔN GIÁO ĐỀU DẪN TỚI CHÚA SAO? – Chương 9: Hãy đối mặt với một vài câu hỏi khó

by Sưu Tầm
30 đọc

Hãy tóm tắt lại những gì chúng ta đã nói đến. Chúng ta đã thấy tuyên bố bạn tin điều gì cũng được chỉ cần bạn sống thành tâm thật lố bịch. Rõ ràng là hành động của bạn về bất cứ chủ đề nào phụ thuộc vào niềm tin của bạn về nó. Điều này cũng dại dột như suy tưởng tất cả các tôn giáo đều như nhau. Chúng hoàn toàn khác nhau trong khái niệm về Chúa Trời, nhân loại, sự cứu rỗi và đời sau. Suy nghĩ mọi tôn giáo đều chỉ về một Chúa cúng chả thông minh hơn được bao nhiêu. Bởi các tôn giáo có khái niệm khác nhau về “Chúa Trời” và cả những cách khác nhau để vươn tới Chúa. Vậy chúng ta bắt đầu nhìn vào điều khiến Chúa Giê-su trở nên đặc biệt. Cơ bản đó là bởi vì trong khi các tôn giáo nỗ lực tìm cách để con người vươn tới Chúa, Cơ đốc giáo căn bản cho rằng điều này là không thể, mà chính Chúa rộng lượng vươn xuống chúng ta qua hình hài Chúa Giê-su. Tóm lại, Cơ đốc giáo không phải là tôn giáo, mà là một sự mặc khải và sự giải cứu và tìm kiếm mối quan hệ với Đức Chúa Trời qua Chúa Giê-su.

Chúng ta sau đó xem xét điều gì khiến Chúa Giê-su thật đặc biệt so sánh với những lãnh đạo tôn giáo chính khác. Và chúng ta phát hiện ra chỉ có Ngài mới đem Đức Chúa Trời tới chỗ chúng ta. Mình Ngài triệt để xử lý sự xấu xa của con người. Chỉ duy Ngài phá bỏ rào cản sự chết, và chỉ có Ngài trong vòng các lãnh đạo tôn giáo muốn đến và sống trong tấm lòng và cuôc đời của con cái Chúa, do đó Ngài không chỉ ban cho tấm gương để chúng ta theo mà còn ban cho quyền năng để làm được như vậy, khi Ngài bày tỏ chính cuộc đời Ngài qua chúng ta.

Đến điểm này thì có lẽ nhiều câu hỏi xuất hiện trong tâm trí các bạn.

Đầu tiên, liệu các tôn giáo có những điểm chung không? Có. Hầu hết các tôn giáo đều tin vào một đấng siêu nhiên mà chúng ta có thể gọi là Chúa Trời. Hầu hết các tôn giáo đều tin vào những đạo đức cơ bản – vài tôn giáo khuyến khích giết người, ngoại tình hay hành vi độc ác, dù chỉ số ít, như tộc người Sawi trước khi họ cải đạo, tôn thờ giết người và lừa đảo. Và tất cả tôn giáo đều hướng sự tập chú của con người ra khỏi những bận tâm cá nhân ích kỷ tới vài lý tưởng cao đẹp hơn. Đó là tất cả những điểm chung họ có. Trong mọi khía cạnh khác, họ có những bất đồng rất lớn, như chúng ta đã thấy.

Thứ hai, nếu quan điểm Cơ đốc là đúng, Cơ đốc nhân nên cư xử với các niềm tin khác ra sao? Trong quá khứ, điểm này có rất nhiều thất bại. Cơ đốc nhân từng có những lúc đối xử sai chệch với người Do Thái và Hồi giáo, đôi khi với Hin-đu giáo, đặc biệt khi Anh kiểm soát Ấn Độ. Nhưng tất nhiên sự độc ác và man rợ không phải thái độ của Chúa nên Cơ đốc nhân cũng cần phải tránh. Chúa Giê-su dạy yêu tất cả mọi người. Ngài dạy rằng chúng ta nên đi hai dặm để phục vụ những người không nghĩ giống mình. Ngài dạy chúng ta chúc phước người bắt bớ chúng ta và làm việc lành với người đối xử tệ với chúng ta. Nếu Cơ đốc nhân thực sự đi theo sự kêu gọi của mình, họ nên bày tỏ cùng tình yêu chất lượng đó tới những người khác (là những người vô thần, học giả hoặc thành viên của những niềm tin khác) mà Chúa đã bày tỏ cho chúng ta trong ân điển và sự kiên nhẫn của Ngài. Đó là điểm mấu chốt. Bất cứ điều này kém hơn là thất bại và tội lỗi.

Hơn thế, có nhiều cách để Cơ đốc nhân và những người thuộc niềm tin khác có thể cộng tác trong vấn đề gìn giữ hoà bình và công bằng, đạo đức và an sinh xã hội trong cộng đồng, và làm vậy với sự tôn trọng và hợp tác chung. Điều này đòi hỏi phải không có sự thoả hiệp trong quan điểm tôn giáo của bất kỳ bên tham gia nào.

Câu hỏi nhạy cảm khác được dấy lên: Cơ đốc nhân nên liên hệ với các tôn giáo khác như thế nào? Cơ đốc nhân có ba cách phản ứng chính với câu hỏi này.

Đầu tiên, có những người coi những niềm tin khác là sự chuẩn bị cho phúc âm. Trong quá khứ, Cơ đốc nhân thích học từ các nhà triết học Hi Lạp và nhà thơ La Mã để tìm những quan điểm dạy dẫn dắt đến Đấng Christ. Tại sao Cơ đốc nhân ngày nay không học hỏi về đời sống cộng đồng Do Thái dưới sự tể trị của Đức Chúa Trời, sự sùng bái Chúa Trời của đạo Hồi và Hin-đu, sự an yên và tách mình khỏi những ham muốn của Phật giáo, niềm tin vào sự thần thánh của cuộc sống từ những người theo thuyết vật linh, nhân cách thiện của những người theo chủ nghĩa nhân văn? Sau đó, Cơ đốc nhân sẽ tin rằng mọi thứ đều tốt, dù nó đến từ đâu thì chắc chắn cũng ra từ Chúa. Và sau đó, hoàn toàn có thể lượng giá tích cực về vài khía cạnh của các niềm tin khác trong khi cùng lúc đó giữ những dạy dỗ trong Tân ước về sự sáng trọn vẹn đã đến trong chỉ duy Đấng Christ và sự cứu rỗi đó chỉ có trong Ngài, Đấng đã chết cho những “kẻ ngày trước cách xa” cũng như nhừng người “được gần rồi”.

Tuy nhiên, một bộ phận Cơ đốc nhân khác dạy rằng tất cả các tôn giáo khác đều là mối hoạ. Họ mở cửa cho sự tấn công của các thế lực thuộc linh không đến từ Chúa, mà đến từ những ảnh hưởng của Sa-tan lừa dối và dẫn con người đi lạc lối. Thái độ này, có lẽ, không nghiêm trọng như quan điểm của nó. Giám mục Lesslie Newbigin, một giáo sĩ đầu tiên tại Ấn Độ và sau đó cho miền Tây, người biết nhiều về các tôn giáo khác hơn cả những người đang sống khác, viết một quyển sách tâm đắc, “The Finality of Christ” (tạm dịch: Sự cuối cùng của Đấng Christ). Trong đó, bước đầu ông tranh luận về cách ma quỷ bày tỏ nó nhiều nhất trong lĩnh vực tôn giáo (nghĩ về các cuộc chiến tôn giáo đang diễn ra trong thế giới ngày nay!), và ông nhấn mạnh đó là lý do mà những người cải đạo từ bỏ những phong tục truyền lại cho họ. Và thứ hai, ông viết,

“Phúc âm ở mức độ thành tựu cao nhất về đạo đức và thuộc linh khi bị các tôn giáo e ngại và chĩa mũi dùi. Những người bảo vệ khải tượng của Chúa lại là những người đóng đinh Con Ngài. Đó là những người thuộc tầng lớp cao trong vòng những người theo đạo Hin-đu sốt sắng chối bỏ phúc âm. Đó là những người nói ‘Chúng tôi thấy’ nhưng lại triệt để dập tắt ánh sáng”.

Quan điểm Cơ đốc thứ ba về các niềm tin khác là không coi họ như sự chuẩn bị cho phúc âm hay sự tuyên truyền của ma quỷ mà là khát vọng của tâm linh con người. Ví dụ như Phật giáo, là sự khao khát cao quý của tâm linh con người để chống lại cái khổ, trong khi người theo thuyết duy linh tìm cách yên ủi quyền lực tàn ác những tà linh. Hiển nhiên có một vài lẽ thật ở đây, nhưng vẫn thiếu sót vì nó không thi hành công bằng tới phần mặc khải tự nhiên của các niềm tin khác. Đức Chúa Trời lại làm vậy, khi Phao-lô giảng cho người A-then là họ cần “tìm kiếm Đức Chúa Trời, và hết sức rờ tìm cho được, … vì tại trong Ngài, chúng ta được sống, động” (Công vụ: 17:27-28). Ngay cả nhà thơ thuộc dân ngoại Aratus cũng ủng hộ Phao-lô rằng, “chúng ta quả thật là con cái Ngài”. Hơn thế, lương tâm và đạo đức con người là một phần của sự bày tỏ chính Chúa, bởi,

Vả, dân ngoại vốn không có luật pháp, khi họ tự nhiên làm những việc luật pháp dạy biểu, thì những người ấy dầu không có luật pháp, cũng tự nên luật pháp cho mình. Họ tỏ ra rằng việc mà luật pháp dạy biểu đã ghi trong lòng họ: chính lương tâm mình làm chứng cho luật pháp, còn ý tưởng mình khi thì cáo giác mình, khi thì binh vực mình. Ấy là điều sẽ hiện ra trong ngày Đức Chúa Trời bởi Đức Chúa Jêsus Christ mà xét đoán những việc kín nhiệm của loài người, y theo Tin Lành tôi.” (Rô-ma 2:14-16)

Vì vậy Cơ đốc nhân coi các niềm tin khác là nỗ lực của con người trong sự tìm kiếm Chúa là sai lầm. Dù sao tổng thể thì loài người chúng ta cũng không thực sự tìm kiếm Chúa. Chúng ta luôn nỗ lực tìm cách rời xa con đường của Ngài và ngạc nhiên (hoặc sợ hãi) khi phát hiện ra Chúa đang tìm chúng ta!

Có thể cách tốt nhất là coi các tôn giáo ngoài Cơ đốc là tấm chăn vá chằng đụp. Chúng chứa các phần của lẽ thật mà hẳn phải đến từ chính Chúa. Nhưng cũng có những phần hoàn toàn sai và dường như đến từ “cha sự nói dối”, là kẻ có mục tiêu lớn nhất là ngăn cản loài người đến với Chúa Cứu Thế. Hơn thế, các đức tin khác hiển nhiên chứa đựng khát khao tìm kiếm Chúa của con người.

Vậy tình huống của những người không đáp ứng phúc âm là gì? Lại lần nữa có sự cân nhắc đáng kể trong vòng Cơ đốc nhân. Tạ ơn Chúa là chúng ta không có quyền đoán xét: quả thực Chúa Giê-su hoàn toàn cấm điều này. “Các ngươi đừng đoán xét ai, để mình khỏi bị đoán xét,” Ngài phán (Ma-thi-ơ 7:1) và Ngài nhắc nhở những người lắng nghe Ngài là sự đoán xét thuộc về Chúa, Đấng sẽ làm điều đó với sự thấu hiểu trọn vẹn hoàn cảnh của chúng ta cùng sự thương xót. Dù có sự cảnh báo đó trong tâm trí, Cơ đốc nhân vẫn có xu hướng về ba góc nhìn. Cả ba, tôi thấy, đều không đủ.

Đầu tiên, thuyết phổ quát với quan điểm là tất cả đều được “cứu” hoặc được đưa đến thiên đàng của Chúa dù muốn hay không. Dù tất cả chúng ta đều muốn điều này thành thật, Kinh Thánh loại bỏ nó và điều này không hợp lý chút nào. Hít-le và Pôn-pốt hiện đang ở thiên đàng sao? Liệu Chúa sẽ cho vào nhà mình những kẻ không có thời gian cho Ngài và không muốn sống với Ngài đời đời? Không. Chúa Giê-su chỉ rõ là chúng ta đều có quyền tự do chọn lựa. Và Ngài cũng nói rõ là chúng ta phải sống với quyết định của mình. Nên chúng ta đọc về sự phân tách chiên và dê trong Ngày Phán Xét (Ma-thi-ơ 25:32-33), hoặc con đường khoảng khoát dẫn đến sự hư mất và con đường hẹp dẫn đến sự sống (Ma-thi-ơ 7:13-14), hay lúa mì được thâu trữ trong kho của Chúa và cỏ lùng bị đốt đi (Ma-thi-ơ 13:24). Và nhiều đoạn Kinh Thánh khác tương tự. Luôn có hai con đường, hai đích đến. Luôn có sự lựa chọn.

Quan điểm thứ hai thiên về hình phạt không dứt cho những ai không phải Cơ đốc nhân. Có nhiều Cơ đốc nhân giữ quan điểm này, nhưng tôi không tin là Kinh Thánh có nhắc đến điều này. Để chắc chắn, Kinh Thánh nói thẳng về hoả ngục, và không ai có thể nói thẳng hơn Chúa Giê-su. Ngài cảnh báo về “đó là nơi sâu bọ của chúng nó chẳng hề chết và là nơi lửa chẳng hề tắt” (Mác 9:48), dường như đây là phép ẩn dụ về thành chứa rác toàn ròi bọ chui ra từ đó và lửa thiêu rác cháy âm ỉ. Đó là hình ảnh về sự huỷ diệt cuối cùng, hình phạt không dứt được cảm nhận rõ. Từ “huỷ diệt” được dùng nhiều nhất để miêu tả trận đánh cuối cùng trong Kinh Thánh. Chúng ta đều có sự lựa chọn: sống trong thời kỳ sẽ đến – hay hoang tàn trong thời kỳ sẽ đến. Quả thật có một phân đoạn trong Tân ước nói về hồ lửa – nhưng nơi này không phải dành cho con người mà là cho tay sai của ma quỷ, sẽ bị huỷ diệt (Khải huyền 19:20). Tôi tin rằng chúng ta nên xác quyết bác bỏ quan điểm về hình phạt không dứt được cảm nhận rõ.

Quan điểm thứ ba tìm thấy trong vòng Cơ đốc nhân là người không tin Chúa sẽ bị Chúa phán xét tuỳ theo việc họ làm. Nhưng cả Kinh Thánh nói rõ là không ai được cứu bởi việc làm lành. Bởi những việc lành này sẽ không bao giờ đủ tốt với Chúa thánh khiết, ngoài ra, quan điểm đạt được mối quan hệ bởi việc làm thật ghê tởm. Như kiểu con cái bạn thường xuyên rửa bát đĩa và dọn giường nhưng không bao giờ bày tỏ tình cảm hay nói chuyện với bạn. Liệu như thế có thoả mãn tấm lòng cha mẹ của bạn không?

Không một quan điểm sai lầm trên phù hợp với sự cao quý của phúc âm Cơ đốc. Thực tế là như vầy. Không ai xứng đáng có được sự chấp nhận của Chúa, nhưng Chúa bằng sự thương xót của Ngài đã ban điều đó cho những ai tin cậy Ngài để được chấp nhận thông qua lòng rộng rãi mà chúng ta hoàn toàn không đáng nhận được của Ngài. Ngài để chính mình mang lấy gánh nặng xấu xa của chúng ta bằng cách phó thân trên thập tự giá, và bởi vậy, với sự công chính hoàn hảo, Ngài có thể tha thứ và tuyên bố chúng ta được phục hoà với Ngài… nếu chúng ta hạ mình xin Ngài. Tuyệt diệu thay! Và những ai không đáp ứng phúc âm sẽ bỏ lỡ mối quan hệ ân điển này với Chúa, là mục đích khi chúng ta được tạo dựng. Buồn thay, họ đã bỏ lỡ mãi mãi.

Vậy còn những người chưa từng nghe về Chúa Giê-su thì sao? Họ phải đối mặt như thế nào? Một lần nữa, chúng ta không có quyền phán xét. Chúa Giê-su đã phán bảo chúng ta giao sự phán xét cho Đức Chúa Trời, Đấng hoàn toàn công bằng và yêu thương vô cùng. Nhưng theo tôi, chúng ta có một gợi ý về cách Chúa hành động. Hãy nghĩ về tất cả những người tin Chúa vĩ đại trong Cựu ước, những người như Đa-vít và Ê-sai. Môi-se và Giê-rê-mi. Bạn chỉ cần đọc cuộc đời họ để thấy những người này có sự hiểu biết về Chúa mật thiết như chúng ta. Làm thế nào được, nếu Chúa Giê-su mới là trung tâm của mọi sự? Họ chưa từng được nghe về Ngài!

Vị thần học Cơ đốc và sứ đồ Phao-lô rõ ràng đã vật lộn với vấn đề này, và trong Rô-ma đoạn 3 và 4, ông cho chúng ta một câu trả lời xuất sắc. Trong hành động phục hoà thánh trên thập tự giá của Chúa, Ngài bày tỏ hai điều. Một là Ngài hoàn toàn công chính, bởi vậy Ngài không thể bỏ qua tội lỗi. Tuy nhiên, Ngài cũng “xưng công bình kẻ nào tin đến Đức Chúa Jêsus” (Rô-ma 3:26). Và Phao-lô tiếp tục chia sẻ trong các câu tiếp theo để làm rõ rằng những người nam và nữ tin kính trong Cựu ước được xưng “công chính” theo đúng cách tương tự. Họ được chấp nhận vì họ đặt trọn niềm tin nơi Chúa, theo cách tốt nhất mà họ biết. Họ không hiểu làm cách nào mà Chúa có thể chấp nhận những người bất toàn như họ. Họ chỉ đơn giản là tin cậy Chúa để tìm ra con đường. Và Phao-lô hiểu rằng thập tự giá có tác dụng cả cho những người ở trong quá khứ và tương lai. Ông thấy Chúa chấp nhận Đa-vít và Áp-ra-ham và những người khác dựa trên những gì Đấng Christ sẽ làm khi mang lấy tội lỗi nhân loại trên thập tự giá. Và Chúa chấp nhận bạn và tôi bởi vì những gì Chúa Giê-su đã làm trên thập tự. Chỉ khác là chúng ta có thể thấy điều này xảy ra rõ hơn họ. Sự chết và sống lại mạnh mẽ của Chúa Giê-su được đặt ở thời điểm trung tâm, như Chúa muốn. Cái bóng của những việc đó ngả cả về phía trước và sau. Để Đức Chúa Trời chấp nhận những người chưa từng nghe về Chúa Giê-su nếu họ như Đa-vít và Áp-ra-ham, những người chưa từng nghe về Chúa Giê-su nhưng không tin tưởng vào quan điểm tôn giáo của họ mà tin cậy chỉ duy sự thương xót của Chúa. Những người như vậy có thể được cứu, không phải bởi tôn giáo họ theo, mà vì những gì Đấng Christ đã làm cho tất cả mọi người. Quan điểm này rất được chấp nhận. Nó cho thấy Đức Chúa Trời kiên định với cách Ngài hành động với nhân loại trong những giai đoạn sau này. Nó cho thấy tầm nghiêm trọng của sự ác. Nó cho thấy chúng ta không thể tự cứu mình, nhưng sẽ bị huỷ diệt nếu không có Đấng Cứu Thế. Chúa Giê-su là Đấng Cứu Thể duy nhất mà tội nhân như chúng ta cần, bất kể tôn giáo và sắc tộc. Nó cho thấy Chúa hoàn toàn công bằng. Cùng lúc, nó không tạo nên ngộ nhận sai chệch rằng những người thuộc niềm tin khác an toàn với điều họ tin, rằng họ không cần phúc âm, rằng họ được cứu bởi niềm tin tôn giáo của họ.

Liệu có khả năng có những người trên thiên đàng chưa từng nghe về Chúa Giê-su nhưng tin cậy trọn vẹn hết sức có thể nơi Đức Chúa Trời, khiến Chúa Giê-su quyết định lùi lại và không làm gì cả? Điều này có ngăn cản con người truyền giáo không? Không hề. Sao không? Vì người sứ đồ vui mừng về cánh cửa hi vọng này cũng là người hết lòng truyền giáo nhất từng sống. Ông không muốn dựa vào những suy đoán không chắc, mà khao khát đưa mọi người khác niềm tin mà ông gặp tới Chúa Giê-su là Đấng đã biến đổi cuộc đời ông. Điều này dẫn chúng ta đến câu hỏi cuối cùng.

Cơ đốc nhân có nên cải đạo những người thuộc niềm tin khác? Câu trả lời hiển nhiên là “có” bởi nhiều lý do. Đầu tiên, đó là mạng lệnh đặc biệt của Chúa Giê-su môn đệ hoá muôn dân (Ma-thi-ơ 28:19-20). Thứ hai, đó là điều hiển nhiên: nếu bạn tìm được Chúa Giê-su như bửu vật, tất nhiên bạn sẽ muốn chia sẻ kho báu đó với mọi người. Thứ ba, Cơ đốc giáo hiển nhiên là đức tin truyền giáo từ những ngày đầu tiên. Tất cả những Cơ đốc nhân ban đầu cải đạo từ các tôn giáo khác (họ từng là người Do Thái hoặc dân ngoại). Hơn thế, Cơ đốc nhân thực sự luôn cảm thấy thúc đẩy chia sẻ phúc âm với những người chưa biết, như thể bạn tìm thấy phương thuốc trị ung thư: bạn không thể giữ lại cho chính mình. Vậy nên, truyền giáo là một phần thiết yếu của Cơ đốc giáo. Có câu nói cho rằng Cơ đốc tồn tại bởi truyền giáo nhưng lửa tồn tại bởi được nhóm.

Nhưng cũng cần phải nói rằng Cơ đốc nhân cần đối xử lịch thiệp với những người thuộc niềm tin khác. Cơ đốc nhân cần tôn trọng bằng cách tìm hiểu niềm tin của họ và đáp ứng lại, thay vì nhảy bổ vào như bò húc. Cơ đốc nhân cần khen ngợi những điểm tốt trong niềm tin của họ – vốn có rất nhiều. Cơ đốc nhân cần sống giữa vòng họ, yêu thương và chia sẻ cuộc sống và sở thích của họ: Chúa Giê-su đã làm vậy! Đừng chỉ khăng khăng nói về đức tin kẻo bạn sẽ bị gọi là Cơ đốc nhân học gạo. Và họ không bao giờ được đe doạ hay ép người khác cải đạo. Cơ đốc nhân bị cấm làm vậy. Chúa Giê-su không bao giờ ép buộc ai phải theo Ngài. Ngài đeo đuổi chúng ta bằng tình yêu thương. Và những nhà truyền giáo Cơ đốc cần theo tấm gương này. Yêu thương, nói chuyện, tuyên bố mạnh dạn và làm chứng về những gì Chúa đã làm cho cuộc đời chúng ta và những cách phù hợp và hiệu quả nhất để truyền giáo trong mọi nền văn hoá.

Nguồn: Sưu Tầm

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like