Home Chuyên Đề KHÔNG PHẢI TẤT CẢ TÔN GIÁO ĐỀU DẪN TỚI CHÚA SAO? – Chương 5: Không một vị thầy vĩ đại nào từng tuyên bố sẽ đưa Đức Chúa Trời đến với chúng ta

KHÔNG PHẢI TẤT CẢ TÔN GIÁO ĐỀU DẪN TỚI CHÚA SAO? – Chương 5: Không một vị thầy vĩ đại nào từng tuyên bố sẽ đưa Đức Chúa Trời đến với chúng ta

by Sưu Tầm
30 đọc

Khi chủ đề nói chuyện chuyển sang Đức Chúa Trời, mọi người thường có một trong những phản ứng sau: “Ờ, ý bạn là có quyền lực lớn đứng phía sau vụ nổ Big Bang – đã hình thành nên thế giới đúng không? Có lẽ vậy, nhưng Ngài không muốn bị loài người như bạn và tôi làm phiền”. Hoặc kiểu như, “Tôi tin rằng thế giới này là chính nó. Thích gọi nó là Chúa cũng được”.

Nhóm đầu tiên nhìn nhận Chúa là Đấng cao xa, vĩ đại, và Ngài không để tâm đến thế giới máu me này. Nhóm thứ hai nhìn nhận Chúa chính là thế giới chúng ta đang sống và chúng ta thờ phượng Ngài bằng cách thờ phượng mẹ trái đất. Cả hai đều chạm tới một điều quan trọng. Chúa đáng ngợi khen một mặt phải vĩ đại đến không tưởng, và mặt khác yêu thế gian đến nỗi Ngài thực sự quan tâm tới từng người trong chúng ta.

Và đó rõ ràng là những gì Chúa Giê-su bày tỏ khi Ngài đến. Có một bài thánh ca cổ bày tỏ rất nhiều về Chúa Giê-su được ghi lại trong một trong những bức thư Tân Ước. Bài ca cho thấy Chúa Giê-su có cả sự vĩ đại của Đức Chúa Trời và sự yêu mến và quan tâm các nhân của Chúa cho từng người chúng ta. Bài ca như sau:

Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có, Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự. Cũng vì đó nên Đức Chúa Trời đã đem Ngài lên rất cao, và ban cho Ngài danh trên hết mọi danh, hầu cho nghe đến danh Đức Chúa Jêsus, mọi đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới đất, thảy đều quì xuống, và mọi lưỡi thảy đều xưng Jêsus Christ là Chúa, mà tôn vinh Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha.” (Phi-líp 2:5b-11)

Bài ca trong Tân Ước này được viết trong khoảng hai mươi năm sau khi Chúa Giê-su qua đời. Bài ca chứa một tuyên xưng sửng sốt. Hãy suy ngẫm đến nội dung bài ca. Đầu tiên, Chúa Giê-su chia sẻ bản tính của Chúa năng quyền. Ngài là Đấng duy nhất trong cả lịch sử thực sự chọn sinh ra trong thế giới này. Ngài hạ mình bằng cách trở thành một trong chúng ta – điều này cũng tương tự như chúng ta trở thành con chuột cống hoặc con sên! Chúa quyền năng vô đối thu nhỏ chính mình vào trong buồng trứng của một cô gái. Đó chính là tuyên xưng của Cơ đốc nhân. Bạn hãy đánh giá điều này cẩn thận để thấy đây là một tuyên xưng không tưởng. Chúa Giê-su không phải thầy thông giáo sáng suốt, một tiên tri lang thang, nhưng là Chúa quyền năng tự giới hạn chính mình trong hình hài giống con người, để con người biết hình dáng của Ngài và Ngài yêu họ nhiều bao nhiêu. Trong sự giáng thế mà Cơ đốc nhân gọi là “sự hoá hình” đó, bạn có sự kết hiệp của Chúa vĩ đại vô đối nhưng cũng yêu thương vô cùng và hoà nhập với cuộc sống con người. Ngài yêu đến nỗi sẵn lòng chịu sự coi khinh, chống nghịch và chịu chết: tệ hơn là cái chết tàn ác nhất có thể tưởng nổi, chết trên thập tự giá. Chúng ta sẽ biết lý do ở chương sau. Còn giờ, hãy suy ngẫm tuyên xưng này từ một trong những môn đồ của Ngài:

Chẳng hề ai thấy Đức Chúa Trời; chỉ Con một ở trong lòng Cha, là Đấng đã giải bày Cha cho chúng ta biết.” (Giăng 1:18)

Nói cách khác, nếu bạn muốn biết Chúa trông như thế nào, hãy nhìn kỹ vào Chúa Giê-su. “Trong Ngài”, một môn đồ khác nói, “Vì sự đầy dẫy của bản tánh Đức Chúa Trời thảy đều ở trong Đấng ấy như có hình” (Cô-lô-se 2:9). Phi-e-rơ, một trong những người bạn thân nhất của Ngài, nói về “quyền phép Đức Chúa Trời” (2 Phi-e-rơ 1:3), và Giu-đe, có thể có họ với Ngài, nói về “Đức Chúa Trời có một, là Cứu Chúa chúng ta, bởi Đức Chúa Jêsus Christ là Chúa chúng ta” (Giu-đe 25). Tác giả viết cho Cơ đốc nhân người Hê-bơ-rơ rất dũng cảm. Ông nhắc đến Chúa Giê-su là

Con Ngài, là Con mà Ngài đã lập lên kế tự muôn vật, lại bởi Con mà Ngài đã dựng nên thế gian; Con là sự chói sáng của sự vinh hiển Đức Chúa Trời và hình bóng của bản thể Ngài, lấy lời có quyền phép Ngài nâng đỡ muôn vật; sau khi Con làm xong sự sạch tội, bèn ngồi bên hữu Đấng tôn nghiêm ở trong nơi rất cao.”  (Hê-bơ-rơ 1:2-3)

Như bạn biết, Chúa Giê-su sống giản dị và dễ bị hiểu nhầm là thầy giáo dạy học dạo. Nhưng Ngài đã có một tuyên bố quan trọng nhất. Ngài gọi Đức Chúa Trời là “A-ba”, từ Ả-rập có nghĩa là “Cha yêu dấu”. Không ai trong cả lịch sử từng được ghi chép lại gọi Đức Chúa Trời như thế. Ngài tuyên xưng là Ngài tồn tại trước cả khi Áp-ra-ham được sinh ra – Áp-ra-ham là người khởi đầu của người Do thái hai ngàn năm trước: “trước khi chưa có Áp-ra-ham, đã có ta” (Giăng 8:58). Ngài tuyên bố là ai thấy Ngài thì quả thật đã thấy Cha là Đức Chúa Trời (Giăng 14:9). Ngài tuyên bố rằng Ngài sẽ sống lại và ban cuộc sống đời đời tới ai giao phó chính họ cho Ngài (Giăng 11:25f). Ngài nói rằng không ai có thể biết Cha trừ khi thông qua Ngài là Đấng bày tỏ Cha cho mọi người biết (Ma-thi-ơ 11:25-27; Giăng 14:10-11). Ngài khẳng định rằng đến thời kỳ cuối, Ngài sẽ nhận lấy trọng trách phán xét loài người và phân tách chiên ra khỏi đàn dê, người được cứu ra khỏi kẻ hư mất (Ma-thi-ơ 7:24ff; 25:31-46).

Hãy dành thời gian suy ngẫm về những tuyên xưng vĩ đại này. Liệu có ai tâm trí ổn định có thể tuyên xưng như vậy trừ khi người đó có bản tính của Chúa? Tuyên xưng này hẳn chưa từng đến với tâm trí của Phật tổ hay Khổng Tử vì họ chỉ mang đến hệ thống hành vi đạo đức chứ không phải mối quan hệ với Chúa. Muhammad trong những năm tuổi trẻ sợ hãi các thần tượng xung quanh mình, cho nên nguyên lý cơ bản cho tín ngưỡng của ông ta là A-la chỉ có một, và tội lỗi chính là gắn mác thần thánh cho bất cứ ai. Muhammad không bao giờ có thể mơ đến một tuyên xưng về việc mang lấy bản tính của Đức Chúa Trời. Nếu ông ta nghe thấy ai nói vậy, nó sẽ giáng cho ông ta một đòn nặng nề bởi sự báng bổ này, và ông ta có lẽ sẽ khiến cho kẻ dị giáo đó chết đi. Rất nhiều kẻ đi theo ông ta đã làm điều tương tự kể từ đó. Khi tôi đang viết sách thì có một tin tức cho biết hơn 10.000 Cơ đốc nhân bị giết hại bởi những kẻ Hồi giáo cực đoan tại tỉnh Central Sulawesi tại Indonesia và hơn 8.000 người bị dí dao ép phải cải đạo sang Hồi giáo. Còn những người từ bỏ Hồi giáo, irtidad có thể bị xử tử. “Nếu chúng bỏ đạo thì bắt chúng và giết ngay tại nơi tìm thấy chúng” (sura 4:89).

Bất kỳ sự đánh giá công bằng dựa về các bằng chứng đều chỉ ra rằng trong các thầy giảng vĩ đại đó, chỉ có Chúa Giê-su mới tuyên bố mình có cùng bản tính của Đức Chúa Trời năng quyền trong khi đang ở trong thân thể khiêm nhu và đầy tình yêu thương của con người. Đây thực là điều không thể so sánh nổi với bất kỳ niềm tin vào trên thế giới và khiến cho Chúa Giê-su trở nên thực sự đặc biệt.

Tất nhiên, ngoài tuyên bố có cùng bản tính của Đức Chúa Trời thì điều khiến hàng trăm triệu người trên khắp thế giới trong hai ngàn năm tiếp theo bị thuyết phục là những gì Chúa Giê-su đạt được. Hãy làm rõ hơn trước khi chúng ta nhìn vào bằng chứng. Không một người Do thái nào có thể chấp nhận ý tưởng Đức Chúa Trời đã đến thế gian trong hình hài con người. Họ tin vào thuyết độc thần như người Hồi giáo. Nhưng mà tất cả những Cơ đốc nhân đầu tiên chính là người Do thái: họ phải vượt qua định kiến và sự hoài nghi vô cùng lớn khi công nhận Chúa Giê-su chính là con người duy nhất mang Đức Chúa Trời đến giữa vòng chúng ta. Đây là điều họ vẫn luôn tuyên bố, như chúng ta đã thấy ở trên. Họ bị thuyết phục như thế nào? Chúng ta hãy xem lại một chút và thêm vào các quan điểm đã được nhắc đến ở các chương trước.

Họ bị thuyết phục bởi cuộc đời của Ngài. Cuộc đời vô đối. Không ai có thể chỉ ra vấn đề trong cuộc đời mà chúng ta đã thấy đó. Về tình yêu thương, sự trung thực, dũng cảm, hi sinh, hoàn toàn tin kính – là những đức tính chưa từng có ai đả động đến. Hiển nhiên là Ngài đã ảnh hưởng vô cùng lớn lên những người ở gần Ngài và khiến họ tự hỏi: “Cuộc đời này không có nổi một thất bại thông thường nào. Liệu Chúa Giê-su có trổi hơn người thường không?”

Họ bị thuyết phục bởi sự dạy dỗ của Ngài. Đó là sự dạy dỗ thẳng thắn, rõ ràng, đầy thẩm quyền, thách thức và thu hút nhất mà tai người từng nghe. Đọc một sách Phúc âm, và tự xem. Các câu chuyện dụ ngôn năng quyền và thu hút, các thách thức tới các lãnh đạo tôn giáo, sự quan tâm tới người nghèo và thiếu thốn, khích lệ người sợ hãi, sự dạy dỗ về định mệnh của loài người, tất cả làm nên một vị thầy năng động nhất từng có. So sánh sự sắc bén của Chúa Giê-su với sự dạy dỗ dài dòng, quanh co, dù đẹp đẽ của kinh Koran, hay nếu bạn chịu đựng nổi với bài thơ Bhagavad Gita của Hin-đu, hay hơn 5 ngàn quyển kinh của đạo Phật Trung Quốc! Hãy tự mình xem sự đối nghịch. Sự dạy dỗ của Chúa Giê-su thu hút đến nỗi hàng ngàn người tình nguyện bỏ công bỏ việc đến để được vinh dự nghe Ngài, và sự dạy dỗ này đầy thách thức và trực tiếp đến tôn giáo đương thời đến nỗi nó khuấy động sự căm ghét dữ dội của các thầy tế lễ và khiến Ngài bị hành hình. Ngài tuyên bố rằng sự dạy dỗ của Ngài không phải đến từ Ngài mà đến từ Cha là Đấng đã sai Ngài (Giăng 7:16). Càng nhiều những người đến nghe Ngài cũng phải công nhận vậy.

Họ bị thuyết phục bởi những phép lạ của Ngài. Không có ai từng làm những điều Chúa Giê-su đã làm. Đó là những phép lạ chữa lành: Ngài chữa lành người mù, điếc, què và có cả khiến người chết sống lại. Có những phép lạ trên thiên nhiên: cho năm ngàn người ăn bằng vài ổ bánh mỳ và mấy con cá nhỏ, hoá nước thành rượu, dẹp yên cơn bão, và Chúa bước đi trên biển. Thêm vào đó là sự giáng sinh thần kỳ của Ngài mà không cần có cha là con người và sự sống lại từ nấm mồ. Những phép lạ này được kiểm chứng bởi các nguồn từ người Do thái và dân ngoại cũng như Cơ đốc nhân. Những phép lạ này không được thực hiện cho các mục đích cá nhân. Chúng xảy ra do Chúa thương xót nhu cầu của con người. Chúng là bằng chứng chứng minh Vương quốc được mong chờ của Chúa đã đến. Và đó là những dấu hiệu thấy rõ của những gì Chúa Giê-su mang đến cho nhân loại. Đấng cho đám đông ăn có thể thoả mãn linh hồn đói khát. Đấng mở mắt người mù có thể mở mắt những người bị mù bởi định kiến và sự kiêu ngạo của họ. Đấng khiến kẻ chết sống lại có thể mang đời sống mới tới người chết thuộc linh và đạo đức. Chúng ta đọc được rằng sau khi chứng kiến một trong những phép lạ đầu tiên của Ngài “môn đồ bèn tin Ngài” (Giăng 2:11). Các phép lạ là một nhân tố năng quyền để chứng minh với họ rằng Chúa Giê-su không phải người thường.

 Chúng ta sẽ bàn về thập tự giá và sự sống lại của Chúa Giê-su trong hai chương sau. Đó là những bằng chứng vô cùng quan trọng để thuyết phục các môn đồ rằng Ngài quả thực là Đức Chúa Trời đã đến để giải cứu loài người. Nhưng hai nhân tố khác cần nhắc đến ngắn gọn trước khi kết thúc chương này.

Mọi người bị thuyết phục về nhân dạng của Ngài bởi sự ứng nghiệm lời tiên tri qua Ngài. Cựu ước có đầy những tiên đoán về ngày Đức Chúa Trời sẽ đích thân can thiệp để giải cứu dân Ngài. Đó là sự cai trị không dứt của dòng dõi Đa-vít. Đó là Đấng như Con Người đến với Đức Chúa Trời để nhận lấy vương quốc không bao giờ bị phá huỷ, cùng với năng quyền, vinh quang và phán xét. Họ nói về một tiên tri như Môi-se dấy lên với sự dạy dỗ không thể sánh nổi. Đó là người đầy tớ của Chúa phải chịu khổ vô vùng và sự chết của người đó sẽ lấy đi tội lỗi của nhân loại. Đó là Con Người mà phẩm chất của Ngài sánh ngang với Chúa Cha. Đấng đang đến sẽ làm trọn vai trò của tiên tri, thầy tế lễ và vua đời đời. Ngài sẽ sinh ra từ dòng dõi Đa-vít nhưng đến từ một gia đình hèn mọn. Nơi Ngài sinh là Bết-lê-hem. Ngài sẽ phục hồi Y-sơ-ra-ên và là ánh sáng cho dân ngoại. Ngài sẽ bị chối bỏ bởi dân mình, chết cùng những kẻ tội phạm và bị chôn trong mộ của nhà giàu. Nhưng không chỉ có vậy. Ngài sẽ sống lại, và chương trình của Chúa sẽ được phát triển trong tay Ngài. Sự chết và sống lại của Ngài sẽ khiến con người phục hoà với Chúa, là Đấng sẽ sai Đức Thánh Linh tới để ngự trong đời sống họ.

Tất cả những điều này đều đúng về Chúa. Không phải vài điều mà là tất cả. Điều này giúp thuyết phục những người Do thái chính thống là Đức Chúa Trời quả thật đã đến với họ trong hình hài Chúa Giê-su. Bởi, tất nhiên, không có một hình mẫu khác ở bất cứ đâu trong văn học tiên tri thế giới được viết ra hàng thế kỷ trước đó và được ứng nghiệm sau này bởi một nhân vật lịch sử. Đây là một cú huých năng quyền khiến người tin.

Một điều khác thuyết phục họ rằng Chúa Giê-su quả thật đã mang Đức Chúa Trời tới với họ là những tuyên bố của Chúa. Thật lạ kỳ. Một mặt, khi bạn đọc sách Phúc âm, bạn thấy trong Chúa Giê-su là một nhân vật khiêm nhường, vô kỷ, chữa lành kẻ đau, dạy dỗ dân sự, làm bạn với những người bị ruồng bỏ. Mặt khác, Ngài có những tuyên bố kì lạ khác, phần lớn đều ngẫu nhiên, gần như không đáng để ý đến. Ngài hiển nhiên cho mình quyền nhận được sự thờ phượng chỉ dành cho mình Đức Chúa Trời: khi môn đồ Thô-ma quỳ dưới chân Ngài sau khi Ngài sống lại và khóc, “Lạy Chúa tôi và Đức Chúa Trời tôi!” (Giăng 20:28), Chúa Giê-su chấp nhận điều này cách hiển nhiên. Không có con người tốt đẹp nào sẽ làm thế. Hẳn là Chúa Giê-su còn hơn cả một con người tốt đẹp! Hãy xem cách Ngài phản ứng với người đàn bà bị bắt vì tội ngoại tình hay người què được mang đến chỗ Ngài. Trong cả hai trường hợp Ngài nói, “Tội lỗi ngươi đã được tha rồi” và người què ứng với điều đó bằng cách đứng dạy và bước đi! Chúng ta làm sao có thể tuyên bố như vậy? Người Pha-ri-si biết rất rõ điều gì có thể khiến Chúa có tuyên bố như vậy. “Sao người nầy nói như vậy?” họ hỏi. “Ngoài một mình Đức Chúa Trời, còn có ai tha tội được chăng?” Đó chính là điểm mấu chốt. Chúa Giê-su đã đặt xuống một tuyên bố tuyệt đối là Ngài làm điều Đức Chúa Trời làm, tha thứ tội lỗi con người (xem Giăng 8:1-11; Mác 2:1-12).

Có nhiều tuyên bố khác mà Chúa Giê-su đã công bố: Ngài tuyên bố Ngài là Bánh của sự sống mà con người không có sẽ bị đói, là Đường đi tới Đức Chúa Trời, Lẽ thật về Đức Chúa Trời và sự sống của Đức Chúa Trời (Giăng 6:48; 14:6). Ngài tuyên bố là Sự sống lại và Con đường tới sự đời đời (Giăng 11:25). Ngài tuyên bố Ngài là Đấng duy nhất bày tỏ Đức Chúa Trời cho chúng ta và đưa chúng ta đến chỗ Đức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 11:25-30; Giăng 14:1-14). Hãy đọc bất kỳ sách Phúc âm nào – bạn sẽ chỉ nhất nhiều lắm 1 tiếng – và bạn sẽ thấy những tuyên bố như vậy. Bạn sẽ nghĩ như thế nào về những lời này? Chỉ có ba sự lựa chọn. Ngài bị điên, hoặc lừa đảo, hoặc những tuyên bố đó là sự thật. Bạn có thể tưởng tượng ra một con người có đời sống quy chuẩn cùng những dạy dỗ sâu nhiệm như vậy bị điên không? Bạn có thể tưởng được một con người dạy những lẽ thật như vậy lại là một kẻ nói dối vô cùng? Nếu không, chỉ có duy nhất một kết luận. Đó là Chúa Giê-su thực sự đã mang Đức Chúa Trời đến cho chúng ta.

Một giáo sư vô thần đã tin Chúa, C. S. Lewis, nói về điều này trong quyển sách của ông Mere Christianity (tạm dịch: Chỉ là Cơ đốc giáo):

“Tôi đang cố găng ngăn cản bạn nói một điều thực sự ngớ ngẩn mà mọi người thường nói về Ngài: ‘Tôi sẵn lòng tiếp nhận Chúa Giê-su là thầy dạy đạo vĩ đại, nhưng tôi không chấp nhận tuyên bố là Đức Chúa Trời của ông ta’. Đó là một điều bạn không nên nói. Một con người mang hình hài con người và nói đến những điều Chúa Giê-su đã nói không thể là một thầy dạy đạo vĩ đại. Người đó hẳn bị điên – đến mức tự gọi mình là quả trứng luộc – hoặc là Ma quỷ từ Hoả ngục. Bạn phải chọn một. Cả hai đều không phải là Con Người: hoặc một gã điên: hoặc cái gì đó tệ hơn. Bạn có thể khiến kẻ dại đó câm nín: phỉ nhổ vào hắn và giết hắn như một con quỷ; hoặc bạn có thể quỳ dưới chân và gọi Ngài là Chúa và Đức Chúa Trời. Nhưng đừng đến với Ngài với bất kể những điều vô nghĩa kiêu ngạo như gọi Ngài là một con người giảng đạo vĩ đại. Ngài không muốn bạn nghĩ vậy. Ngài chưa từng muốn vậy”.

Chúa Giê-su quả thật đặc biệt khi Ngài mang Đức Chúa Trời tới cho chúng ta. Lắng nghe Lewis lần nữa.

“Không có nhà tạm, và không có sự tương đương giữa các tôn giáo. Nếu bạn đến với Phật tổ và hỏi, ‘Ông có phải là con của Bramah?’ ông ta sẽ nói, ‘Con trai à, con vẫn đang ở trong trũng ảo tưởng.’ Nếu bạn đến với Socrates và hỏi, ‘Ông có phải là thần Dớt?’ ông ta sẽ cười vào mặt bạn. Nếu bạn đến với Muhammad và hỏi, ‘Ông có phải là A-la?’ ông ta sẽ xé quần áo của ông ta và chặt đầu bạn”.

Chúa Giê-su khác biệt trong vòng những nhà lãnh đạo tôn giáo khi tuyên bố mang Đức Chúa Trời đến với thế giới của chúng ta trong chính con người Ngài và thực hiện tuyên bố đó bằng những bằng chứng năng quyền.

Nguồn: Sưu Tầm

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like