Home Chuyên Đề KHÔNG PHẢI TẤT CẢ TÔN GIÁO ĐỀU DẪN TỚI CHÚA SAO? – Chương 3: Nhưng có chắc là mọi tôn giáo đều dẫn tới Chúa?

KHÔNG PHẢI TẤT CẢ TÔN GIÁO ĐỀU DẪN TỚI CHÚA SAO? – Chương 3: Nhưng có chắc là mọi tôn giáo đều dẫn tới Chúa?

by Sưu Tầm
30 đọc

Đúng vậy không? Ai nói vậy? Hãy dành chút thời gian suy nghĩ về điều này.

Tôi tạm cho rằng ý bạn nói “tôn giáo” là kiểu liên hệ hoặc gần gũi với các thánh thần. Đúng không? Nhưng, nhiều tôn giáo không có mục tiêu như vậy. Bạn thấy đó, không chỉ có các tôn giáo khác nhau, mà còn có các loại tôn giáo khác nhau, với các mục tiêu khác nhau. Đây là một vài ví dụ.

Đầu tiên, có các tà giáo, ví dụ như thuyết vật linh, phù thuỷ, phép thuật và mấy thành phần thuộc phòng trào Thời đại mới (New Age). Chúng đều có liên hệ với các linh, thường là tà linh cần phải được xoa dịu hoặc kiểm soát. Chúng nó thể ngụ trên cây, các nơi thánh hoặc con người. Chúng có thể thuộc về tổ tiên hoặc thiên nhiên. Nhưng linh này rất đa dạng tuỳ thuộc vào đối tượng kiểm soát chúng là các bác sĩ phù thuỷ châu Phi, pháp sư Mông Cổ và các phù thuỷ địa phương. Tà giáo liên hệ với các linh chứ không phải Đức Chúa Trời và không có mối quan hệ mật thiết với Ngài.

Thứ hai, có những tôn giáo bạn có thể gọi là tôn giáo thờ hoàng đế. Chúng cũng không liên hệ với Đức Chúa Trời. Chúng liên hệ với thẩm quyền chính trị cao nhất, đòi hỏi lòng trung thành tuyệt đối – từ nhưng vị vua thánh tại Ai Cập và Địa Trung Hải, từ Sê-sa của đế quốc La Mã, tới các hoàng đế Shinto của Nhật Bản – cùng với Hít-le, Mao và Stalin trong thời đại của chúng ta. Thật thú vị khi thấy từ “thánh” được dùng cả bởi Hít-le và Stalin, Stalin thường có các bức tranh khổng lồ của chính mình ở trên các đám mây và phía dưới là nhiều đoàn người, trong khi Hít-le sử dụng ngôn từ về Đấng Mê-si để nói về chính mình và tiên đoán về nhà nước Một ngàn năm.

Thứ ba, có các tôn giáo khổ tu như đạo Giai-na, Phật giáo, vài khuynh hướng của Hin-đu giáo và tất các các phiên bản “tự mình làm lấy” của Cơ đốc giáo. Chúng cũng không liên hệ với Chúa, mà là về sự tự từ bỏ. Sự tự chối bỏ hoặc hành xác để giảm bớt sự kìm cặp hoặc bỏ đi phần người bị buộc chặt với thế giới này. Đôi khi, như trong Phật giáo, để dẫn tới sự loại bỏ chính mình cuối cùng sau nhiều đời, đó là hoà tan vào cõi siêu thoát. Nó chẳng có chút liên hệ gì đến Chúa. Thực tế, trong hầu hết các nhánh của các đạo khổ tu này, không hề có Chúa để được liên hệ mật thiết.

Thứ tư, có các tôn giáo gọi là tôn giáo sinh dục, hay tôn giáo sinh sản. Họ phụng thờ tình dục. Kiểu tôn giáo này có từ lâu đời và cũng mới mẻ. Nó xuất hiện từ tôn giáo sinh sản của người Ca-na-an, đến các bức tượng khiêu dâm trong các đền thờ Hin-đu, đến Soho tại Luân Đôn và Amsterdam, tới các phim gợi cảm ngày nay và số lượng lớn các hình ảnh khiêu dâm được bày bán. Chúng cũng chẳng có liên hệ gì đến Chúa hay có mối quan hệ với Ngài.

Thứ năm là các tôn giáo thịnh vượng, mang đến xu hướng tôn giáo của các tầng lớp nhàn rỗi đòi hỏi các tín đồ của họ không gì ngoài các khoản đóng góp khổng lồ. Họ là những tôn giáo như Christian Science, Spiritualism, Scientology, Theosophy và những tôn giáo tự thay đổi mình. Chúng đều chỉ tập trung vào con người chứ không phải Chúa hay sự mật thiết với Ngài.

Thứ sáu, có các tôn giáo tiên tri nổi lên từ các lãnh đạo năng nổ và các thách thức đạo đức của một lãnh đạo lớn và có xu hướng càn quét cả thế giới trong một thế kỷ từ lúc họ xuất hiện. Hồi giáo, tôn giáo đã du nhập thô bạo vào Trung Đông và Bắc Phi trong vài chục năm sau cái chết của Muhammad, là một ví dụ rõ ràng. Chủ nghĩa Mác cũng thế. Ta thấy rõ sự ảnh hưởng của chủ nghĩa này lên một phần ba thế giới chỉ trong vài chục năm sau cái chết của Mác. Mặc dù theo chủ trương vô thần dân quân, chủ nghĩa Mác tha thiết nắm lấy tín ngưỡng, lý tưởng, sự hi sinh và tin chắc vào một tương lai hoà hợp với các tôn giáo. Người ủng họ nó sẵn lòng chết vì lý tưởng như những tín đồ của Hồi giáo. Nhưng ngay cả Hồi giáo, bỏ qua quan điểm tôn thờ Chúa Trời của nó, không hề mang đến cho các tín đồ sự mật thiết với Chúa: “A-la mặc khải sứ điệp của Ngài. Ngài không bao giờ mặc khải chính mình”. Tín đồ cầu nguyện với A-la nhưng không được đáp lời để biết A-la hoặc quá quan hệ mật thiết với ngài. Dám tuyên bố như vậy bị coi là báng bổ và bạn có thể bị giết.

Cuối cùng là những tôn giáo khải thị. Chỉ có hai tôn giáo (có liên hệ gần với nhau) trong lịch sử thế giới dạy rằng tín hữu có thể nhận biết Chúa cách cá nhân. Chỉ có Do Thái giáo và “con đẻ” của nó là Cơ đốc giáo công nhận Chúa bày tỏ chính Ngài cách chắc chắn và cá nhân tới con người. Do Tháo giáo kể lại sự mặc khải của Chúa thông qua các hành động năng quyền và giải cứu Israel và qua lời của các tiên tri. Người Do Thái tin rằng sự hiện diện duy nhất của Chúa trên đất là khoảng không ở giữa cánh của che-ru-bim và phía trên “ngai thiên ân” của hòm giao ước: vị trí này được quy ước trước tại lều tạm và sau đó trong đền thờ tại Giê-ru-sa-lem. Tất nhiên, Do Thái giáo ngày nay đã khác. Không có hòm giao ước, không có thầy tế lễ, không có lều tạm, không có đền thờ. Do Thái giáo hiện đại thường tập chú vào các luật pháp tôn giáo, đạo đức và thờ phượng tại nhà hội.

Niềm tin khác phát triển sự mặc khải thánh mạnh mẽ trong Do Thái giáo là Cơ đốc giáo – hay Chúa Giê-su. Ngài tuyên bố là sự ứng nghiệm của tất cả lời hứa của Chúa cho Israel và là sự mặc khải cuối cùng của Chúa cho loài người. Ngài là Êm-ma-nu-ên, “Chúa ở cùng chúng ta”. “Trong Ngài”, sứ đồ Phao-lô tuyên bố: “vì sự đầy dẫy của bổn tánh Đức Chúa Trời thảy đều ở trong Đấng ấy như có hình” (Cô-lô-se 2:9). Và Cơ đốc nhân có thể nói cùng Phao-lô là, “ta biết ta đã tin Đấng nào”, hoặc nói với sứ đồ Giăng, “chúng ta biết Ngài ở trong lòng chúng ta, là nhờ Đức Thánh Linh mà Ngài đã ban cho chúng ta” (2 Ti-mô-thy 1:12, 1 Giăng 3:24). Sự mật thiết với Chúa là tất cả những gì về đức tin Cơ đốc. Các tôn giáo khác không như vậy.

Thật nực cười khi cho rằng tất cả tôn giáo đều dẫn tới Chúa, khi Phật giáo không tin rằng có Chúa, Hồi giáo thì khiến Ngài trở nên xa cách, Hin-đu giáo mang đến sự tận diệt sau nhiều lần chuyển kiếp và vẫn thờ cúng rất nhiều thần tượng. Làm sao tất cả các tôn giáo đều hướng về Chúa khi chúng có các niềm tin khác nhau về Chúa, đời sau và cách để có được đời sau.

Hãy thử xem hai quan điểm về lịch sử của Cơ đốc giáo và Hin-đu giáo. Hai cái đều khác nhau giữa bánh xe và con đường. Biểu tượng của Hin-đu giáo là bánh xe, đại diện cho vòng tuần hoàn sinh ra, lớn lên, chết đi và tái sinh. Bánh xe luôn tự di chuyển và xoay vòng. Bánh xe mang đến một cách duy nhất để thoát khỏi chuyển động vô nghĩa, không hồi kết này. Đó là nắm lấy một cái nan hoa – cái nào cũng được – và di chuyển theo nó đến chỗ cái trục, nơi tất cả nan hoa tụ lại, là chỗ bạn có thể quan sát tất cả các chuyển động không ngừng mà không bị kéo vào. Họ cọi đây là một ẩn dụ. Tức là bạn tham gia tôn giáo nào cũng được: cứ theo nó tới điểm trung tâm nơi không có chuyển động và thời gian, nơi tất cả đều an yên và nơi bạn có thể hiểu được về chuyển động không ngừng tạo nên lịch sử loài người – hiểu rằng nó chẳng đi đến đâu và chẳng có ý nghĩa gì. Tất cả chỉ là một ảo tưởng.

Có một biểu tượng khác không phải bánh xe mà là con đường. Đó là quan điểm về lịch sử của Cơ đốc giáo. Nó có sự bắt đầu về thời gian, một điểm giữa (sự đến, chết và sống lại của Chúa Giê-su) và một đích đến. Đích đến đó không phải là thực tế vô tận được giấu kín đằng sau tất cả sự đa dạng và thay đổi của cuộc sống hàng ngày. Không phải, lịch sử tiến tới một nơi cụ thể. Nó có một mục đích. Và mục đích là để những người được cứu chuộc của Chúa vui thoả trong sự mật thiết và thông công không ngớt với Chúa của lịch sử đời đời, trên thiên đàng.

Để tôi nói theo cách khác. Có hai lý do năng quyền tại sao tất cả tôn giáo không dẫn tới Chúa. Thứ nhất là vì đặc tính của Chúa. Nếu có một Chúa, Ngài phải là nguồn của cả loài người và môi trường của chúng ta. Vị tiên tri nói: 

Các ngươi không biết sao? Vậy thì các ngươi không nghe sao? Người ta há chưa dạy cho các ngươi từ lúc ban đầu? Ấy là Đấng ngự trên vòng trái đất này, các dân cư trên đất như cào cào vậy… kìa các dân tộc khác nào một giọt nước nhỏ trong thùng, và kể như là một mảy bụi rơi trên cân.”  (Ê-sai 40:21, 22, 15)

Đó là Chúa vĩ đại mà chúng ta đang nói đến. Làm thế nào chúng ta có thể đến chỗ Ngài? Chúng ta không tự làm được. Kể cả các tôn giáo dẫn dắt đến Chúa, không có tôn giáo nào có thể dẫn đến Chúa. Ngài quá vĩ đại. Tạo vật không thể khám phá được Đấng Tạo Hoá trừ khi Ngài chọn để bày tỏ chính mình. Đó là lý do tại sao tất cả tôn giáo đều không mang đến hi vọng. Bạn có biết bài thơ ngắn “Nếu”?

Nếu
Tất cả các tôn giáo
Dẫn dắt tới Chúa
Làm sao mà
Tất cả các tôn giáo
Được ban cho
Ít nhất một ngàn năm
Mà vẫn chưa
Tới?

Nếu chúng ta định nghĩa “tôn giáo” là sự tìm kiếm thánh thần của con người, chúng ta sẽ thất bại. Điều chúng ta cần là không so sánh kẽ hở mà các tôn giáo khác nhau nhận thức, mà cần kinh nghiệm mặt trời mọc bằng cách tắt đi các ngọn nến. Chúng ta không cần một tôn giáo mà là mặc khải. Và đó chính là điều Cơ đốc giáo tuyên bố. Không như những quyển sách thánh khác, Kinh Thánh không ghi lại câu chuyện về loài người tìm kiếm Chúa, mà là câu chuyện Chúa tìm kiếm loài người.

Có một lý do thứ hai tại sao không có tôn giáo nào có thể vươn đến Chúa. Không phải vì bản tính của Chúa mà là bản tính của con người. Kinh Thánh mang đến một bức tranh chân thật về loài người, dù không phải ai cũng thích. Kinh Thánh kể cho chúng ta, ngay lập tức, rằng chúng ta không có bản chất tốt đẹp như chúng ta tưởng, mà là tấm lòng đầy lừa dối và hoàn toàn xấu xa. Kinh Thánh kể về giết người và ngoại tình, dối trá và rồ rại không bắt nguồn từ hoàn cảnh mà là tấm lòng của chúng ta. Kinh Thánh nói rằng chúng ta đều như nhau, bởi tất cả đều phạm tội và thiếu đi tiêu chuẩn vinh hiển của Chúa. Kinh Thánh cho biết con người yêu sự tối hơn sự sáng vì việc làm của họ là gian ác (Giê-rê-mi 17:9; Mác 7:20-23; Rô-ma 3:23, Giăng 3:19). Có điều gì đó trong bản tính của chúng ta bị méo mó (cùng với những bản tính tốt). Kết quả là chúng ta không muốn Chúa can thiệp vào cuộc sống của chúng ta. Chúng ta muốn tự lèo lái con thuyền của mình. Và dù cho chúng ta có thực sự tìm kiếm Chúa, những việc làm xấu treo ngay cổ chúng ta như sợi xích và quả bóng sắt. Tất cả chúng ta đều thất bại trong việc đạt chuẩn, dù chúng ta có đến từ phương Tây nơi có nhiều người tin Chúa, hay khối Cộng sản, hay phương Đông huyền bí. Không ai có thể đến gần Chúa, bởi vì Ngài quá vĩ đại để bất cứ tạo vật nào tiến vào sự hiện diện của Ngài, và cũng bởi vì tạo vật của Ngài đã bị méo mó, quá tự phụ nên không muốn gần Ngài. Sự vĩ đại của Chúa và tội lỗi của con người là hai lý do lớn chứng minh tại sao mọi tôn giáo đều không dẫn tới Chúa.

Những người luôn cố chứng minh mọi tôn giáo đều dẫn tới Chúa cho chúng ta hình ảnh một ngọn núi, với nhiều lối đi dẫn đến đỉnh. Dù bạn chọn lối đi nào: chúng đều đưa bạn đến đỉnh núi. Chúng ta đều thấy quan điểm này không đủ sức thuyết phục. Để tôi cho bạn một suy luận khác. Nếu tình huống thật giống như những con người đang cố gắng tìm đường ra khỏi mê cung? Có nhiều lối đi đưa bạn đến ngõ cụt và không thể giúp bạn thoát ra. Chỉ có một con đường ra duy nhất.

Đó thật là một tuyên bố sửng sốt và tự tin của Cơ đốc nhân, và chúng ta sẽ kiểm tra điều này ở phần còn lại của quyển sách nhỏ này.

Nguồn: Sưu Tầm

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like