Phần 8. LỜI CÔNG BỐ
“…Điều ấy đoạn, tôi thấy một vị thiên sứ khác bay giữa trời, có Tin lành đời đời, đặng rao truyền cho dân cư trên đất, cho mọi nước, mọi chi phái, mọi tiếng, và mọi dân tộc. Người cất tiếng lớn nói rằng: Hãy kính sợ Đức Chúa Trời, và tôn vinh Ngài, vì giờ phán xét của Ngài đã đến; hãy thờ phượng Đấng dựng nên trời đất, biển và các suối nước.”…” (Khải huyền 14:6-7 BDTT 1925)
Trong sách Khải huyền, sứ đồ Giăng nhìn thấy ‘một thiên sứ khác’, thiên sứ đầu tiên trong số sáu thiên sứ: những sứ giả mang thông điệp về sự phán xét của Đức Chúa Trời. Đây có phải là những gì chúng ta nghe thấy trong lời rao giảng ‘Phúc Âm Nước Trời’ trong Ma-thi-ơ 24:14, hay là về một điều gì đó hoàn toàn khác?
Thiên sứ này mang đến một Tin Mừng vĩnh cửu, và ‘Phúc Âm’ có nghĩa là: Tin Mừng. Vâng, quả là một tin vui cho những người bị bách hại và áp bức: đủ rồi! Cuối cùng sự phán xét của Đức Chúa Trời cũng được thực thi! Và sự cứu rỗi của các bạn đã gần kề! Đó là tin vui cho những người tử đạo! Tuy nhiên, ‘Phúc âm vĩnh cửu’ từ thiên sử này lại dành cho người khác.
Phúc âm vĩnh cửu này dành cho ‘những người sống trên trái đất’. Một thông điệp giữa những tai họa khủng khiếp đang hoành hành, tàn phá và càn quét khắp trái đất. Những người trên đất không tôn kính Đức Chúa Trời mà tôn kính ‘con thú’ = kẻ phản Chúa = kẻ vô luật pháp. Những người tôn thờ thiên nhiên như thần thánh. Những người không muốn sống theo luật pháp và điều răn của Chúa, nhưng lại tự nhận mình là thánh và tự coi mình là tiêu chuẩn, làm theo luật lệ của riêng mình. Những người có quyền công dân không phải ở trên trời (xem Phi-líp 3:18-21) mà là ở dưới đất. Những người tôn thờ tạo vật thay vì Đấng Tạo Hóa. Những người này sẽ và phải nghe lời công bố ‘Tin Mừng vĩnh cửu’ này.
Thông điệp này vang lên từ giữa không trung – thông qua các vệ tinh, các kênh phát thanh và truyền hình, internet, phương tiện truyền thông xã hội, những tín hiệu truyền qua bầu trời và có thể thông qua ăng-ten và cáp truyền thông đến mọi nơi trên thế giới, qua các xa lộ điện tử. Nhưng đó lại là một thông điệp nhằm chống lại (theo đúng nghĩa đen) những người sống trên trái đất’.
Đây là chỗ duy nhất trong Sách Khải Huyền có chữ ‘Phúc Âm’. Và ý nghĩa của từ ‘Phúc Âm’ mà sứ đồ Giăng dùng ở đây lại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. Từ ‘Phúc Âm’ trong Tân Ước được nhắc đến bảy mươi sáu lần. Nó luôn có nghĩa là ‘tin tốt’; sứ điệp Ân Sủng dành cho tội nhân hư mất. Được mang đến và kể lại bởi những người theo Chúa Giê-xu. Một thông điệp cứu rỗi có thể đến với mọi dân tộc, mọi quốc gia, bằng mọi ngôn ngữ.
Nhưng tại thời điểm này trong sách Khải Huyền, thời gian dành cho Tin Mừng như chúng ta biết qua các thư tín của sứ đồ Phao-lô, đã kết thúc. Đây không còn là thông điệp về tội lỗi và ân sủng, về sự cứu rỗi và lòng biết ơn nữa. Thông điệp này nói về sự phán xét của Đức Chúa Trời đang đến trên trái đất.
Điều đáng chú ý là trong nguyên ngữ tiếng Hy Lạp, mạo từ xác định ‘the’ không có ở câu này. Điều đó thể hiện: một phúc âm, không phải là phúc âm đã được nói đến trước đó. Nó gần giống như một lời tuyên bố từ Cựu Ước, một thông điệp từ Thiên Đường: tuyên bố chiến thắng cuối cùng của Thiên Chúa và Đấng Christ. Công bố những quyết định và phán xét cuối cùng của Ngài.
Tất cả những lời công bố, tuyên bố khoa trương, khoe khoang khác của con người tội lỗi đầy kiêu ngạo sẽ biến mất trong nháy mắt. Và đó là một thông điệp trường tồn, vĩnh cửu. Những quan cai trị chống lại đạo Tin Lành và những người hầu việc Chúa, cũng như những người thờ phượng bị lừa dối và những người đi theo bị lừa dối: tất cả họ sẽ đều phải nghe điều đó. Một lời kêu gọi cuối cùng nữa là hãy ăn năn, cúi đầu, ăn năn và quy phục. Cơ hội cuối cùng để thờ phượng Thiên Chúa duy nhất: Đấng Tạo dựng nên trời và đất. Đó là lời cảnh báo cuối cùng và sau rốt.
Nội dung của ‘Tin Mừng vĩnh cửu’ này là gì? Đó là thế này: ít nhất hãy dành cho Đấng Tạo Hóa vinh quang mà Ngài xứng đáng được nhận. Danh dự cần được dành cho Đấng xứng đáng được tôn vinh. Đừng cướp mất vinh quang của Ngài bằng cách loại bỏ Ngài khỏi tâm trí bạn và thay thế Ngài bằng những lý thuyết về khoa học và công nghệ hợp lý trong bộ não của bạn. Bằng cách tin vào sự tiến hóa theo thời gian và vào sự đột biến. Theo đó thì vật chất tự tổ chức phát triển lên mà không hề có sự thiết kế thông minh nào hết. Giống như tin vào một chiếc máy tính hoạt động bằng phần cứng, không cần thêm phần mềm nào vậy.
Hãy ngừng tuyên bố trong sâu thẳm tâm trí và trái tim của mình rằng bản thân bạn là một ‘chúa’. Rằng bạn là thánh. Rằng mọi thứ đều thiêng liêng. Hãy ngừng tuyên bố thuyết phiếm thần và thuyết đa thần, về bản chất là sự kết hợp giữa chủ nghĩa hữu thần (Chúa là thần tối cao) và thuyết phiếm thần (Chúa là tất cả và tất cả là Chúa). Trong khi thuyết phiếm thần nói rằng Chúa và vũ trụ trùng khớp với nhau, là một và giống nhau, thì thuyết đa thần cho rằng Chúa vĩ đại hơn vũ trụ và vũ trụ nằm trong Chúa. Thuyết đa thần là phi Kinh thánh vì nó phủ nhận bản chất siêu việt của Đức Chúa Trời, nói rằng Đức Chúa Trời đang thay đổi, nhầm lẫn sự sáng tạo với Đức Chúa Trời, phủ nhận các phép lạ và phủ nhận sự nhập thể cùng với sự hy sinh chuộc tội của Đấng Christ.
Và chúng ta, loài người, đang sắp hết thời gian. Bởi vì sẽ sớm có sự kết thúc đối với hình và dạng của sự sáng tạo hiện hữu. Sứ đồ Phi-e-rơ viết trong thư thứ hai, chương 3:7 “…Nhưng trời đất thời bây giờ cũng là bởi lời ấy mà còn lại, và để dành cho lửa; lửa sẽ đốt nó đi trong ngày phán xét và hủy phá kẻ ác.…”.
Nội dung của ‘Phúc âm đời đời’ này là: “…Hãy kính sợ Đức Chúa Trời và tôn vinh Ngài, vì giờ phán xét của Ngài đã đến. Hãy thờ phượng Đấng đã dựng nên trời, đất, biển và các suối nước…” Hãy cúi đầu trước Đấng Tạo Hóa vĩ đại của muôn vật trước khi quá muộn”.
Nguồn : Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế
https://www.facebook.com/photo/?fbid=697292965920450&set=a.402329312083485