Home Chuyên Đề KHÔNG PHẢI TẤT CẢ TÔN GIÁO ĐỀU DẪN TỚI CHÚA SAO? – Chương 1: Bạn tin điều gì cũng được chỉ cần bạn sống thành tâm

KHÔNG PHẢI TẤT CẢ TÔN GIÁO ĐỀU DẪN TỚI CHÚA SAO? – Chương 1: Bạn tin điều gì cũng được chỉ cần bạn sống thành tâm

by Sưu Tầm
30 đọc

Đây là điều bạn thường nghe thấy khi tôn giáo được đem ra bàn luận. Không phải khi nói về chủ đề chính trị hay nước này nên đánh bom nước kia. Bạn không bao giờ nghe thấy điều này khi người ta nói về sự tàn ác tại trại Auschwitz hay Belsen của Đảng quốc xã Đức. Hít-le hiển nhiên rất thành tâm khi nói về sự căm ghét của ông ta với người Do Thái, nhưng ai cũng phải công nhận ông ta đã sai. (Nếu bạn không công nhận điều này thì tôi thà mất trí chứ không thể tin lời bạn!) Cuộc thảm sát sáu triệu người Do Thái trong chiến tranh thế giới thứ hai đầy tính toán, tàn nhẫn, và là sản phẩm của một niềm tin được nắm lấy cách rõ ràng và thành tâm. Hít-le là người thành tâm nhưng sai khủng khiếp.

Ví dụ đã gây ra sự huỷ diệt hàng triệu người kể trên nên khiến chúng ta phải thận trọng với tuyên bố bạn tin điều gì cũng được chỉ cần bạn thành tâm. Tuyên bố này hiển nhiên vô nghĩa. Trong nhiều thế kỷ, nhiều người thành tâm tin rằng sấm sét được tạo ra bởi cuộc chiến giữa các vị thần. Ngày nay chúng ta biết rằng niềm tin này hiển nhiên sai trật. Chúng rõ ràng nhưng sai. Trong hàng thế kỷ người ta tin rằng mặt trời xoay quanh trái đất. Khi Ga-li-lê, ủng hộ học thuyết của Copernicus, chỉ ra rằng điều này sai, ông đã bị mọi người cấm “nghĩ, dạy dỗ hay bảo vệ” quan điểm này và bị giao cho toà án dị giáo. Tôi chắc chắn rằng khi ông bị giam cầm, ông vẫn không đồng ý với quan điểm bạn tin điều gì cũng được chỉ cần bạn sống thành tâm.

Hiện nay, tất nhiên, sự thành tâm rất quan trọng. Không ai thích người giả tạo. Nhưng thành tâm thì không đủ. Tôi có thể thành tâm tin rằng tất cả các máy bay ở Sân bay Luân Đôn sẽ đưa tôi tới Mỹ, nhưng chắc chắn tôi sẽ sai. Tôi có thể thành tâm tin rằng ăn nhiều kem và sô-cô-la là liều thuốc tốt nhất để hồi phục sau cơn đau tim, nhưng tôi vẫn sai.

Nếu quan điểm sự thành tâm là tất cả những gì bạn cần là điều hoàn toàn ngớ ngẩn, tại sao mọi người thường nhắc đến nó khi chủ đề tôn giáo được nhắc đến? Có lẽ có một vài lí do.

Bởi một điều, mọi người có thể đơn giản chỉ là không muốn bị kéo vào một cuộc tranh cãi tôn giáo. Họ biết rằng sẽ không có kết quả gì, và bởi vậy họ cố gắng tránh các cuộc tranh luận rắc rối, gay gắt bằng cách tuyên bố rằng bạn tin điều gì cũng được chỉ cần bạn sống thành tâm.

Những người khác tuyên bố như vậy, tôi cho rằng, vì họ không bao giờ thực sự ngừng lại để suy nghĩ. Họ sẽ không bao giờ nói như vậy về một chủ đề lịch sử như Thế Chiến thứ hai: bạn có thể thành tâm tin rằng Hít-le thắng, nhưng bạn sẽ sai. Họ sẽ không bao giờ áp dụng điều này vào toán học: không ai có tâm trí bình thường có thể tưởng tượng rằng nếu niềm tin của họ đủ mạnh mẽ thì hai cộng hai sẽ bằng năm và kết quả sẽ đúng như vậy. Dù sự thành tâm của bạn có lớn đến đâu, bạn vẫn sẽ sai. Không, chỉ trong lĩnh vực tôn giáo mà mọi người nói vậy, có thể bởi vì không dễ để có được sự chắc chắn trong tôn giáo. Chủ đề này dễ trôi tuột đi như bánh xà phòng trong nước vậy. Thà sau đó chuyển chủ đề và khéo léo gợi ý rằng bạn tin điều gì cũng được chỉ cần bạn sống thành tâm.

Lý do khác có thể như sau, nhất là tại Anh và Mỹ: chúng ta là những người thực tế. Chúng ta không nổi tiếngvề những suy nghĩ triết học. Nếu điều đó ổn thì tốt thôi, dù cho có ai nghĩ ra điều gì. Như một cuộc đua, chúng ta quan tâm tới hành động, chứ không phải học thuyết. Nên chẳng khó mà không giữ lấy cái thái độ, “Bạn tin điều gì cũng được chỉ cần bạn sống thành tâm”.

Nhưng tôi cho rằng có một nguyên nhân sâu xa. Tôn giáo là về các vấn đề nền tảng của sự sống và cái chết, và có điều gì đó trong chúng ta không muốn nhìn nhận chúng. Chúng khiến chúng ta sợ hãi hoặc khó chịu. Chúng ta thà sống cho hiện tại và nhắm mặt lại trước những vấn đề phức tạp như sự sống và cái chết. Dựa vào sự thành tâm và sống một cuộc đời dễ hiểu để hi vọng rằng những điều này sẽ giúp chúng ta thì dễ dàng hơn.

Thái độ này rất phổ biến. Tôi mới nói chuyện với một bệnh nhân trong bệnh viên về vấn đề này, và anh ta lắng nghe chăm chú câu chuyện về Chúa Giê-su, món quà và những thách thức của Ngài trên cuộc đời chúng ta – và sau đó anh ta mỉm cười, nhún vai thể hiện rõ anh ta không khoái chủ đề này. Tôi hỏi nếu anh ta muốn xem một số bằng chứng về Chúa Giê-su là ai và những gì Ngài đã làm cho loài người, nhưng anh ta từ chối. Tôi kể tiếp về Buổi ăn sáng chung hàng tháng cho nam giới (mà tôi mới đến chia sẻ) tại chỗ anh ấy ở, và đề nghị mời anh ta đến dự. Nhưng anh ta cảm ơn và từ chối. “Tôi cho rằng mình tin điều gì cũng được chỉ cần mình sống thành tâm”.

Điều này có nghĩa là gì? Sự dạy dỗ của Phật giáo và Chúa Giê-su chỉ ra những vấn đề nền tảng khác nhau. Bạn có thể là phật tử thành tâm nhưng nếu đến cuối cùng sự trung thành này sai lầm thì sao? Bạn có thể thành tâm nghĩ rằng Chúa Giê-su lỗi thời rồi và có thể Ngài chỉ là một người tốt thôi. Nhưng nếu bạn thành tâm và sai thì sao? Nếu Chúa gặp bạn chỗ cuối đường và hỏi, “Sao con không để tâm tới Con trai Ta là Chúa Giê-su, người đã phó chính mình để phục hoà giữa con với Ta”? Bạn lúc đó có lắp bắp, “À thì tại con tưởng rằng con tin điều gì cũng được chỉ cần con sống chân thành”? Sự thật là niềm tin quyết định hành động và niềm tin đúng đắn mang đến hành động đúng đắn. Chúng ta không thể lẩn trốn trong sự “chân thành”. Chân thành là yếu tố cần thiết, nhưng chỉ nó thôi thì chưa đủ. Chúng ta không bao giờ nên áp dụng sự tranh cãi đó vào khía cạnh khác của cuộc sống: điên mới áp dụng vào tôn giáo. Vậy nên hãy đọc chương tiếp theo với chủ đề quan trọng: tất cả các tôn giáo có giống nhau không?

Nguồn: Sưu Tầm

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like