Home Chuyên Đề 7 Hiểu Lầm Về Y-sơ-ra-ên Và Kinh Thánh (P1)

7 Hiểu Lầm Về Y-sơ-ra-ên Và Kinh Thánh (P1)

by Hong An
30 đọc

Y-sơ-ra-ên là một chủ đề khó đối với nhiều Cơ đốc nhân. Đối với một số Cơ đốc nhân, Y-sơ-ra-ên thậm chí là rất quan trọng. Nhưng tại sao một số Cơ đốc nhân lại say mê Y-sơ-ra-ên và một số lại cảm thấy tại sao mọi chuyện lại quá phức tạp như vậy? Y-sơ-ra-ên có ý nghĩa với hiện nay hay chỉ còn là ý nghĩa từ trong quá khứ?

Trong bài viết này, Rev Willem Glashouwer bác bỏ bảy hiểu lầm thường xuất hiện trong các cuộc trò chuyện về Y-sơ-ra-ên và chỉ ra lẽ thật liên quan đến vấn đề này.

HIỂU LẦM 01: HỘI THÁNH LÀ DÂN TRONG GIAO ƯỚC MỚI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI?

Đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm.

Nếu một người tham khảo mục lục theo chữ cái, thì sẽ thấy rằng từ giao ước là một từ, xuất hiện thường xuyên trong cả Cựu Ước (‘berit’) và Tân Ước (‘diathèkè’). Cụm từ này được sử dụng để nói về mối quan hệ giữa Thiên Chúa và con người, con người với con người, quốc gia với quốc gia, được sử dụng trong những điều tạm thời và những điều vĩnh cửu.

Một giao ước có thể được định nghĩa như sau: ‘Một giao ước thiên thượng là (1) một vị thế có chủ quyền của Chúa, nơi đó Ngài thiết lập một thỏa thuận vô điều kiện hoặc tuyên bố với con người, ràng buộc bởi chính Ngài, trong ân điển, bằng công thức không hạn chế, “Ta SẼ”, để mang lại các phước lành vô hạn của chính Ngài cho những người trong giao ước, hoặc (2) một đề nghị của Chúa, trong đó Ngài hứa, với điều kiện hoặc thỏa thuận lẫn nhau, theo công thức điều kiện “Nếu … Ta Sẽ”, để ban phước đặc biệt cho một người khi người đó đáp ứng đầy đủ các điều kiện nhất định, và để thực thi hình phạt không tránh khỏi nếu người đó không vâng giữ. Một điều được rút ra là định nghĩa này không khác biệt từ định nghĩa thông thường và cách sử dụng từ ngữ như một hợp đồng pháp lý khi một người giao kèo và khi đó trách nhiệm và hành động của mình bị ràng buộc.

Tất cả các Giao ước trong Kinh Thánh đều được lập với Y-sơ-ra-ên. Và Y-sơ-ra-ên là dân Giao ước của Đức Chúa Trời. Có khoảng 08 Giao ước được mô tả trong Kinh thánh. Bảy trong số các Giao Ước này là vĩnh cửu (Vô điều kiện) và một Giao ước có điều kiện.

📜 Bảy Giao Ước Vô điều kiện:

1. Giao ước Áp-ra-ham (Sáng thế ký 12:1-3)

2. Giao ước Miền đất hứa, hoặc giao ước mảnh đất Y-sơ-ra-ên, hoặc Giao ước Miền đất Ca-na-an (Sáng thế ký 12:1, 13:14-17, 15:18-21, Phục truyền luật lệ ký 30:1-10, Thi Thiên 105:7-11)

3. Giao ước Lê-vi ký (Dân số ký 25:10-13, Nê-hê-mi 13:29, Giê-rê-mi 33:19-23, Ma-la-chi 2:1-9)

4. Giao ước Đa-vít (2 Sa-mu-ên 7:10-16, Thi Thiên 89, Ê-xê-chi-ên 37:24-25)

5. Giao ước mới (Giê-rê-mi 31:31-34, Lu-ca 22:19-20)

6. Giao ước Giê-ru-sa-lem (Thi Thiên 132:13-14, Ê-xê-chi-ên 16:59-60, 43:1-7, Ê-sai 2:2-4, 4:2-6, Ê-sai 62 và 66:12-13; 19-21, Xa-cha-ri 2:2-5 và 12; 8:1-23; 12:1-9 (câu 6!); 14:1-21)

7. Giao ước Hòa bình (Ê-xê-chi-ên 37: 20-28)

📜Một Giao ước có điều kiện:

8. Giao ước luật pháp, Giao ước Sinai, Giao ước Môi-se, Giao ước ‘Cũ’. (Xuất Ê-díp-tô ký 19:5, 20:1-17, Phục truyền luật lệ ký 5.)

Phục truyền luật lệ ký 28:1-68, 1-14 có công thức ‘… NẾU ngươi sẽ làm điều này’, sau đó ‘Ta sẽ ban phước’; các câu 15-68 ‘… NẾU ngươi sẽ không làm điều này’, thì ‘Ta sẽ rủa sả.’ Một người phải đáp ứng những yêu cầu nhất định để có được các ơn phước lành từ Giao Ước Luật pháp.

Giao ước này đã được gia hạn trên đồng bằng Mô-áp (Phục truyền luật lệ ký 29:1-15), tại Núi Ê-banh và Ga-ri-xim (Giô-suê 8:30-35) và tại Si-chem (Giô-suê 24).

Giao ước này của Luật pháp là Giao ước “Cũ”. Phao-lô thảo luận về sự khác biệt giữa Giao ước ‘Cũ’ và ‘Mới’ trong các Thư tín của ông cho người Hê-bơ-rơ. Sau khi ông đã giải thích vẻ đẹp của Giao ước mới, ông kết luận trong Hê-bơ-rơ 8:13: “… Đã gọi là giao ước mới thì Ngài đã kể giao ước trước là cũ [Cũ’, Giao Ước của Luật pháp] trở nên lỗi thời; điều gì lỗi thời, cũ kỹ chẳng bao lâu sẽ tiêu mất đi.” Lời rủa sả của Luật pháp đã biến mất, sự khôn ngoan của Torah sẽ vẫn mãi mãi như là một ánh sáng hướng dẫn cho cuộc sống cho Y-sơ-ra-ên và các quốc gia, so sánh ví dụ Ê-sai 2: 2-4.

Giao ước không điều kiện, được bao phủ bởi một lời thề của Đức Chúa Trời, Đấng đã thề bởi chính Ngài (Hê-bơ-rơ 6:13, Thi Thiên 105:9, …) và chúng không có điều kiện. Vì vậy, chúng không phụ thuộc vào hành vi của dân Y-sơ-ra-ên để được ứng nghiệm. Điều đáng kinh ngạc là bởi lòng thương xót của Đức Chúa Trời mà Ngài đã mở một trong những Giao ước này, đó là Giao Ước Mới (vốn được lập với một phần còn sót lại của dân Y-sơ-ra-ên), và chào đón chúng ta – những người không phải dân Do Thái – cùng dự phần vào đó. Vì vậy, như Phao-lô nói, Chúng ta là những “cây ô-liu hoang” được ghép vào mối quan hệ Giao ước của Giao ước Mới mà Đức Chúa Trời đã lập với Y-sơ-ra-ên. Chúng ta không trở thành người Do Thái (theo nghĩa đen) thông qua điều này, và chúng ta cũng không cần phải chuyển đến Y-sơ-ra-ên thì mới nhận được giao ước này. Đức Chúa Trời đã kêu gọi một dân tộc cho Danh Ngài ra khỏi giữa vòng các dân tộc. Tuy rằng Cơ đốc nhân cũng là một “dân” được Chúa chọn, nhưng Chúa chưa bao giờ chọn chúng ta để thay thế dân Do Thái. Chúng ta được nhận phần của mình, một chỗ dựa trên gốc rễ nuôi dưỡng của Giao ước Mới (theo Phao-lô trong Rô-ma 11, các Cơ đốc nhân dân ngoại đã trở thành ‘nghịch thù’ của dân Do Thái).

Còn những người nói rằng Giao ước cũ (thời Cựu ước) giờ đã bị loại bỏ và chỉ có Giao ước mới (thời Tân ước) được tính đến ngày nay? Nếu bạn tin theo quan điểm này, bạn khiến Đức Chúa Trời trở thành kẻ nói dối?

Đúng là Phao-lô nói trong thư gửi người Hê-bơ-rơ, rằng Giao ước Cũ là ‘lỗi thời; và những gì lạc hậu, lỗi thời sẽ sớm biến mất’. Nhưng ông đang nói cụ thể về Giao ước Môi-se, giao ước có điều kiện duy nhất được lập với dân Y-sơ-ra-ên. Giao ước này thực sự đã được tái tạo bằng Giao ước Mới.

Nhưng điều đó không có nghĩa là các giao ước khác đã bị chấm dứt hoặc thay thế. Tất cả các Giao ước mà Ngài đã lập với Y-sơ-ra-ên (trừ một Giao ước ngoại lệ) là vô điều kiện và các Giao ước đến từ Đức Chúa Trời – Đấng Hằng Hữu. Vì vậy, mỗi một Giao ước đều là vĩnh cửu, có giá trị cho mọi thời đại, và Ngài đã củng cố thêm cho mỗi giao ước bằng một lời thề, Ngài đã thề bằng chính Danh của Ngài.

Một số người nói, “Chờ một chút, điều đó chỉ được tính cho đến khi Chúa Giê-xu Christ đến mà thôi!” Khi người Do Thái nói không với Chúa Giê-su, Đức Chúa Trời đáp lại, “Được thôi, vì các ngươi không chấp nhận Đấng ta sai đến, ta không còn trách nhiệm với dân tộc các ngươi nữa.”

Không!

Giao ước của Ngài lập với dân Y-sơ-ra-ên là Giao ước ĐỜI ĐỜI. Ngài đã thề bằng chính Danh Ngài, và Ngài không thể nói dối. Vì vậy, nếu bạn tin vào quan điểm này, bạn khiến Chúa trở thành kẻ nói dối. Nếu bạn nói: “Đức Chúa Trời đã kết thúc với người Do Thái, tôi không quan tâm đến các kế hoạch và mục đích vĩnh cửu của Ngài với dân Y-sơ-ra-ên và với Đất Hứa của Y-sơ-ra-ên.”

Thi-thiên 105:8-11 nói: “Ngài nhớ đến sự giao ước Ngài luôn luôn, Hồi tưởng lời phán dặn Ngài cho đến ngàn đời, Tức là giao ước Ngài đã lập với Áp-ra-ham, Đã thề cùng Y-sác, Định cho Gia-cốp làm luật lệ, Và lập cho Y-sơ-ra-ên làm giao ước đời đời, Mà rằng: Ta sẽ ban cho ngươi xứ Ca-na-an, Là phần sản nghiệp các ngươi;”

Nếu bạn tuyên bố điều này là không đúng, bạn sẽ biến Đức Chúa Trời thành kẻ nói dối. Một Đấng không đáng tin. Một Đấng không có sự nhất quán trong lời nói. Một Đức Chúa Trời dường như hay thay đổi ý định của Ngài. Một Đấng không thể thực sự tin tưởng hoặc dựa vào…

Chúng ta biết ai trong Kinh thánh được gọi là kẻ nói dối ngay từ đầu – ma quỷ (Giăng 8:44). Toàn bộ lý thuyết này (được gọi là thần học thay thế trong Hội Thánh) đã khiến những dòng sông mang dòng máu Do Thái chảy trong suốt 2000 năm lịch sử Hội Thánh. Quan điểm dối trá này đã dẫn đến những cuộc thảm sát tàn khốc. Vì vậy, nó không chỉ là thần học sai lầm; đó là một tội lỗi trước mặt Đức Chúa Trời, điều này cần phải được thú nhận là tội lỗi. Hội Thánh cần phải ăn năn triệt để về thần học này. Đó không chỉ là một dòng lý luận khủng khiếp vượt xa sự hiểu lầm. Đó là ma quỷ!

Trích: Bảy hiểu lầm về Y-sơ-ra-ên và Kinh thánh

(Còn tiếp…)

#7_hiểu_lầm_về_Israel#C4IVietnam

Nguồn : https://www.facebook.com/photo/?fbid=640791974903883&set=a.402329312083485

Bình Luận:

You may also like