Home Chuyên Đề Nguồn Gốc Hệ Mặt Trời: Các Vấn Đề Của Giả Thuyết Tinh Vân

Nguồn Gốc Hệ Mặt Trời: Các Vấn Đề Của Giả Thuyết Tinh Vân

by Sưu Tầm
30 đọc

Theo lời kể của nhân chứng trong Sáng-thế Ký, Đức Chúa Trời đã tạo ra trái đất vào ngày thứ nhất, mặt trời và mặt trăng vào ngày thứ tư, rất có thể cùng với các hành tinh. Tuy nhiên, các nhà tiến hóa bác bỏ Đấng Tạo Hóa nên họ đưa ra một cách giải thích khác.

Giả thuyết tinh vân là mô hình lý thuyết giải thích sự hình thành và tiến hóa của hệ mặt trời được chấp nhận rộng rãi nhất. Theo giả thuyết này, hệ mặt trời được tạo thành từ một đám mây tinh vân bao gồm bụi và khí. Lực hấp dẫn làm ngưng tụ đám mây khí thành các vùng dày đặc, kết tụ lại thành các đám vật chất lớn dần. Đám mây tinh vân lan rộng tạo thành một đĩa quay trở thành mặt phẳng của hệ mặt trời và tạo nên mặt trời, trái đất cùng các hành tinh mà ta biết ngày nay [1] [2] [3]. Người tiên phong nổi tiếng nhất của giả thuyết này là nhà toán học vô thần người Pháp Pierre Simon Laplace (1749-1827). Tuy nhiên, mặc dù được ủng hộ bởi các nhà thiên văn học tin theo thuyết tiến hóa, giả thuyết này vẫn có một số mâu thuẫn vật lý rất lớn so với hệ mặt trời mà ta biết ngày nay:

1. Nguồn gốc các ngôi sao

Trước hết, nếu giả thuyết đám tinh vân ngưng tụ lại không thể giải thích sự hình thành của mặt trời, thì thuyết này hỏng ngay từ đầu. Để hình thành mặt trời, hay bất kỳ ngôi sao nào, một đám mây phải đủ đặc để tụ lại theo lực hấp dẫn và bị nén đủ mạnh để phản ứng nhiệt hạch có thể bắt đầu. Nhưng hầu hết các đám mây khí đều có xu hướng dãn nở ra thay vì ngưng tụ lại.

Nhà toán học và vật lý vũ trụ người Anh James Jeans (1877-1946) đã tính toán một đám mây phải lớn thế nào để trọng lực có thể mạnh hơn xu hướng nở ra của đám mây.

Các ý chính là: mật độ cao tạo điều kiện cho sự tích tụ, nhưng nhiệt độ cao tạo điều kiện cho sự giãn nở. Khối lượng tối thiểu ông tính được dựa trên 2 điều này, và giờ được gọi là Jeans Mass (MJ – khối lượng Jeans).

Nhưng theo thuyết Big Bang, vào lúc những ngôi sao đầu tiên được hình thành, nhiệt độ cao đến mức khối lượng Jeans Mass cần thiết sẽ vào khoảng 100,000 mặt trời. Đây là khối lượng của một cụm sao. Không đám tinh vân nào nhỏ hơn số này có thể tụ lại thành một ngôi sao, vậy nên không ngôi sao nào có thể được tạo ra theo cách này. Abraham Loeb, ở Trung-tâm Vật-lý Vũ-trụ của Harvard, nói “Sự thật là chúng ta chưa hiểu cách các ngôi sao được hình thành ở mức độ căn bản.

2. Nguồn gốc các hành tinh

Vậy nên, chỉ riêng các ngôi sao thôi mà đã không thể giải thích được bằng những phỏng đoán theo chủ nghĩa tự nhiên (qua giả thuyết tinh vân này). Tuy nhiên, những hành tinh còn rắc rối hơn nữa, với thêm nhiều vấn đề khác.

Một vấn đề lớn có thể được thấy qua việc quan sát các vận động viên trượt băng làm động tác xoay vòng trên băng. Khi họ thu tay mình vào, họ xoay nhanh hơn. Hiệu ứng này là thứ mà những nhà vật lý gọi là Luật Bảo Toàn Động Lực Góc. Động lực góc = khối lượng x vận tốc x khoảng cách từ trung tâm khối lượng, và luôn không đổi trong một hệ kín tách biệt. Khi những vận động viên trượt băng thu tay mình vào, khoảng cách đến trọng tâm giảm xuống, vậy nên họ xoay nhanh hơn, nếu không động lực góc sẽ không được bảo toàn. 

Trong sự hình thành của mặt trời chúng ta từ đám mây vũ trụ, hiệu ứng tương tự cũng sẽ xảy ra nếu đám mây tụ lại vào trung tâm để hình thành mặt trời. Điều này sẽ khiến mặt trời xoay rất nhanh. Nhưng mặt trời xoay rất chậm, trong khi các hành tinh xoay rất nhanh xung quanh mặt trời. Thực tế là mặc dù mặt trời chiếm 99% khối lượng của hệ Mặt Trời, nó chỉ có 2% động lực góc.

Thực tế này trái ngược với suy đoán từ thuyết đám mây vũ trụ. Những người theo thuyết tiến hóa đã cố gắng giải quyết vấn đề này, nhưng một nhà khoa học về hệ Mặt Trời nổi tiếng, Dr. Stuart Ross Taylor, thừa nhận khi thảo luận về vấn đề động lực góc rằng “thuyết tiến hóa tinh vân có khả năng vẫn còn thiếu sót.”

3. Trục nghiêng của mặt trời

Nếu mặt trời và các hành tinh được hình thành từ một đám mây vũ trụ tụ lại, thì mặt trời đáng lý ra phải xoay trên cùng một mặt phẳng với các hành tinh. Tuy nhiên, trục mặt trời lại nghiêng 7.167º so với mặt phẳng elip xác định bởi quỹ đạo của trái đất. Một so sánh tốt hơn là mặt phẳng của sao Mộc, vì nó có khối lượng hành tinh và động lực góc lớn nhất hệ mặt trời. Độ nghiêng quỹ đạo của sao Môc là 1.308º so với mặt phẳng elip, vậy sự chênh lệch ở đây là 6°.

Trục nghiêng dị thường của các hành tinh thường được giải thích bởi việc va chạm với các sao chổi, nhưng lý do này không áp dụng cho mặt trời.

4. Các hành tinh đá

Các nhà thiên văn học tiến hóa tin rằng các hành tinh hình thành từ những hạt bụi vũ trụ va đập vào nhau rồi nóng chảy và dính lại với nhau thành các khối đá nóng chảy lớn hơn. Những khối này dần kết lại thành những khối lớn và lớn hơn nữa cho đến khi hình thành các lõi hành tinh bên trong như sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa. Tuy nhiên, những nghiên cứu cho thấy những tảng thiên thạch trong vũ trụ sẽ không tan chảy rồi dính vào nhau, mà rất có thể chỉ “đơn giản là bay sượt qua nhau hay va đập vào nhau rồi dội ra như những quả banh bi-da.”

5. Những quả cầu khí khổng lồ

Những hành tinh khổng lồ như sao Mộc và sao Thủy được cho là đã hình thành đủ xa mặt trời để băng tuyết có thể ngưng tụ. Điều này có nghĩa là khối lượng sẽ tăng thêm, do đó lực hấp dẫn sẽ đủ mạnh để hút khí từ tinh vân. Nhưng lõi của sao Mộc hóa ra lại quá nhỏ để làm được điều này. Và các mô phỏng chỉ ra rằng tinh vân trong hệ mặt trời sẽ tan biến trước khi lõi có cơ hội phát triển đủ lớn. Thêm nữa, tinh vân sẽ không ổn định để các hành tinh có thể xoay theo chiều xoắn ốc xung quanh mặt trời. 

Khi nói đến các ngôi sao băng khổng lồ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương, các vấn đề thậm chí còn gay gắt hơn nữa, như một nhà tiến hóa thiên văn học thừa nhận:

“…các nhà thiên văn học nghiên cứu về sự hình thành của hệ mặt trời đã giữ một bí mật bẩn thỉu: sao Thiên Vương và sao Hải Vương không hề tồn tại. Hay ít nhất các mô phỏng trên máy tính chưa bao giờ giải thích được làm thế nào các hành tinh lớn như hai hành tinh này lại có thể hình thành cách quá xa mặt trời. Những hành tinh xoay quá chậm ở vành ngoài của hệ mặt trời đến nỗi quá trình tích tụ trọng lực diễn ra chậm và sẽ cần nhiều thời gian hơn số tuổi của hệ mặt trời để tạo ra những hành tinh khối lượng gấp 14.5 tới 17.1 lần trái đất.

6. Sự quay ngược của một số hành tinh

Giả thuyết tinh vân dự đoán rằng khi đám tinh vân xoắn vào trong, tất cả những hành tinh và sao chổi sẽ xoay và có quỹ đạo trong cùng một chiều (quay tới). Nhưng sao Kim xoay theo chiều ngược lại, gọi là (quay lùi). Ngoài ra, có một sao chổi được phát hiện cũng có quỹ đạo xoay ngược, và gần đây phát hiện một hệ sao ngoài hệ mặt trời có các hành tinh đều quay ngược, nghịch với chiều xoay của ngôi sao. Một báo cáo khoa học phi Cơ-đốc nói: phát hiện này trái ngược với quan điểm các hành tinh được hình thành từ các hạt bụi tinh vân từ một đĩa xung quanh một ngôi sao mới hình thành. Một số hành tinh khác cũng được thấy có quỹ đạo quá nghiêng đến nỗi điều này nghịch với giả thuyết thông thường.

Kết luận

Mặc dù thuyết tinh vân được chấp nhận bởi nhiều người tin theo thuyết tiến hóa, nhưng vẫn có nhiều vấn đề nghiêm trọng về việc mặt trời và các hành tinh được hình thành từ một tinh vân ngưng tụ lại. Câu trả lời tốt nhất vẫn là “Các tầng trời được làm nên bởi lời Đức Giê-hô-va, tất cả đạo binh tinh tú do hơi thở của miệng Ngài mà có.” – Thi-thiên 33:6

Dịch: Richard Huynh

Nguồn: creation.com

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bài tham khảo

1.  Lý thuyết về đám mây bụi là gì
https://vi.411answers.com/a/ly-thuyet-ve-dam-may-bui-la-gi.html

2. Lý thuyết nebular là gì
https://vi.411answers.com/a/ly-thuyet-nebular-la-gi.html

3. The Nebular Hypothesis and Formation of the Solar System
https://www.wondriumdaily.com/the-nebular-hypothesis-and-formation-of-solar-system/

References and notes

Laplace, P., Exposition du Système du Monde (Exposition of the System of the World), 1796.

Jeans Mass (MJ) = Kρ–1/2T3/2, where K is a constant, ρ is the density, and T is the temperature. Alternatively, this can be expressed as MJ ≈ 45M☉ n–1/2T3/2, where M☉ is the solar mass, n is the density of atoms per cm3, and T is the temperature in Kelvins.

According to big bang theory, the temperature was about 3,000 and density about 6,000, therefore MJ ≈ 105 M☉.

Wieland, C., and Sarfati, J., “He made the stars also”—interview with creationist astronomer Danny Faulkner, Creation 19(4):42–44, 1997.

Quoted by Marcus Chown, Let there be light, New Scientist 157(2120):26–30, 7 February 1998.

See also Stars could not have come from the big bang , Creation 20(3):42–43, 1998.

Taylor, S., Solar System Evolution: A New Perspective, 2nd edition, Cambridge University Press, p. 64, 2001.

Carroll, B., and Ostlie, D., An Introduction to Modern Astrophysics, pp. 890–891, Addison-Wesley, 1996.

Worraker, W., The sun—the greater light to govern the day, Origins 37/38:11–15, 2004.

Muir, H., Earth was a freak, New Scientist 177(2388):24, 29 March 2003.

Psarris, S., Jupiter: king of the planets and testament to our Creator, Creation 30(3):38–40, 2008; creation.com/jupiter2.

Psarris, S., Neptune: monument to creation: According to evolutionary ideas Neptune should not exist! What is its secret?, Creation 25(1):22–24, 2002; creation.com/neptune.

Naeye, R., Birth of Uranus and Neptune, Astronomy 28(4):30, 2000.

Sarfati, J., Venus: cauldron of Fire, Creation 23(3):30–34, 2001; creation.com/venus. Cf. Spencer, W., The search for Earth-like planets, J. Creation 24(1):72–76, 2010.

Sarfati, J., and Catchpoole, D.,  Backwards comet perplexes scientists, Creation 31(4): 38–39, 2009; creation.com/backwards-comet. Maugh, T., Distant planets rattle theories with their orbit, Los Angeles Times, 13 April 2010.

Bình Luận:

You may also like