Home Chuyên Đề Tại sao lại là Giê-ru-sa-lem? (Phần XII-37)

Tại sao lại là Giê-ru-sa-lem? (Phần XII-37)

by Hong An
30 đọc

(Phn tiếp)
Simon Wiesenthal
Trong số rất nhiều sách trên kệ trong phòng nghiên cứu của tôi có sách của Simon Wiesenthal (1908-2005): Jeder Tag ein Gedenktag. Chronik jüdischen Leidens (Mỗi Ngày Đều Là Ngày Tưởng Nhớ). Hết trang này đến trang khác, ông đưa ra những ví dụ về sự đàn áp đối với người Do Thái ở tất cả các quốc gia ở Châu Âu trong suốt hai nghìn năm qua – diễn ra từ ngày này sang ngày khác, tuần này sang tuần khác, tháng này sang tháng khác, năm này sang năm khác – từ thời kỳ đầu của Cơ đốc giáo, đến thời cận đại cho đến ngày nay. Mục đích của ông là chúng ta không bao giờ được quên. Vào cuối Thế chiến thứ hai, hàng ngàn lính Đức quốc xã đã tham gia vào vụ sát hại có hệ thống khoảng sáu triệu người Do Thái, cũng như hàng triệu người Di-gan, người Ba Lan và các dân tộc “thấp kém” khác, đã lọt qua lưới quân Đồng minh và trốn thoát đến các quốc gia trên toàn cầu, nơi mà nhiều người vẫn đang sống trong tự do.

Simon Wiesenthal, một người sống sót trong các trại tập trung chết chóc của Đức Quốc xã, đã dành cả cuộc đời mình để ghi lại những tội ác diệt chủng Holocaust, và săn lùng những thủ phạm vẫn ung dung ngoài kia. Wiesenthal giải thích: “Khi lịch sử nhìn lại, tôi muốn mọi người biết rằng Đức Quốc xã không thể giết chết hàng triệu người và xem như chẳng có gì xảy ra cả.” Công việc của ông là một lời nhắc nhở và cảnh báo cho các thế hệ tương lai.

Là người sáng lập và là người đứng đầu Trung tâm Tài liệu Do Thái ở Vienna, thợ săn Đức Quốc xã, thường là với sự hợp tác của chính phủ Y-sơ-ra-ên, Áo, Tây Đức cũ và các chính phủ khác, đã truy quét gần 1.100 tội phạm chiến tranh của Đức Quốc xã. Những người này bao gồm Adolf Eichmann, người quản lý việc tàn sát người Do Thái, Franz Murer, “Gã Đồ Tể Của Wilno” và Erich Rajakowitsch, phụ trách “vận chuyển tử thần” ở Hà Lan. Những câu chuyện về việc làm ghê tởm của hắn được kể chi tiết trong cuốn hồi ký của ông, “Những Kẻ Sát Nhân Giữa Vòng Chúng Ta” (1967). Những cuốn sách khác của ông bao gồm “Cánh Buồm Hy Vọng” (1973), “Hướng Dương” (1970), “Max và Helen” (1982), “Krystyna” (1987), “Mỗi Ngày Đều Là Ngày Tưởng Nhớ” (1987), và “Công Lý Không Báo Thù” (1989). Năm 1989, một bộ phim dựa trên cuộc đời của ông Wiesenthal có tựa đề “Murderers Among Us: The Simon Wiesenthal Story” (Những Kẻ Sát Nhân Giữa Vòng Chúng Ta: Câu Chuyện Của Simon Wiesenthal) do Home Box Ofice sản xuất và nam diễn viên từng đoạt giải Oscar Ben Kingsley đóng vai Simon Wiesenthal.
(Còn tiếp…)

Giáo sĩ Willem J. J. Glashouwer
Ch
tch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quc tế
Ch
tch danh d Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên D
ch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quc Tế

https://www.facebook.com/C%C6%A1-%C4%90%E1%BB%91c-Nh%C3%A2n-V%C3%AC-Israel-Qu%E1%BB%91c-T%E1%BA%BF-108022747211273/photos/a.120082816005266/661323111881231

Bình Luận:

You may also like