Home Chuyên Đề Những Câu Trong Sách Châm Ngôn Có Phải Lúc Nào Cũng Đúng?

Những Câu Trong Sách Châm Ngôn Có Phải Lúc Nào Cũng Đúng?

by Sưu Tầm
30 đọc

Lời đáp êm nhẹ làm nguôi cơn giận; Còn lời xẳng xớm trêu thạnh nộ thêm.” (Châm-ngôn 15:1)

Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng những lời nói sỗ sàng khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn thay vì giải quyết chúng. Tôi biết bạn đã kinh nghiệm điều này trong cuộc sống của mình! Có thể đó là trong một cuộc trò chuyện khó khăn nhưng cần thiết với người phối ngẫu của bạn vào cuối một ngày căng thẳng. Bạn nghĩ rằng mình đang làm rất tốt, nhưng họ lại đưa ra một lời nhận xét gây khó chịu. Ngực bạn căng phồng, nhiệt độ cơ thể bạn tăng lên, và tâm trí bạn bắt đầu chạy đua, tìm kiếm một câu bắt bẻ gay gắt không kém.

Rồi tự nhiên, cuộc trò chuyện lúc đầu tưởng chừng rất hiệu quả, nhằm xây dựng sự hiệp nhất đã kết thúc trong sự giận dữ, xa cách và chiến tranh lạnh.

Hoặc có thể sự ích kỷ của con bạn được bộc lộ, và Đức Chúa Trời, bởi lòng thương xót giải cứu, đã cho bạn một cơ hội thiêng liêng để phơi bày những hình tượng trong lòng các con. Nhưng đáng buồn thay, tội lỗi của bạn đã ngáng đường, và bạn nói ra những lời lẽ bất cần Ê-phê-sô 6:4— “Hỡi các người làm cha, chớ chọc cho con cái mình giận dữ.

Việc lựa chọn từ ngữ khó nghe của bạn đã làm gia tăng thái độ thù địch và phòng thủ thay vì tạo ra bầu không khí dễ tiếp thu và phải thú nhận rằng việc sửa sai nhẹ nhàng có thể đã mang lại kết quả tốt hơn.

Bây giờ, ai cũng có điện thoại thông minh, YouTube và mạng xã hội tràn ngập những video về những con người hoàn toàn xa lạ vướng vào những cuộc đấu khẩu căng thẳng trên đường phố, trong siêu thị hoặc tại các trò chơi thể thao chỉ vì một lời nói khó nghe!

Nhưng liệu một lời đáp nhẹ nhàng có thật lúc nào cũng làm nguôi cơn giận? Người viết Châm-ngôn không đưa ra cho chúng ta một giải pháp đảm bảo rằng mỗi khi tôi nói một lời nhẹ nhàng với một người đang tức giận, tôi sẽ kinh nghiệm được sự hòa hợp. Bạn biết điều đó là đúng!

Bạn thấy đấy, Đức Chúa Trời không bao gồm sách Châm-ngôn vào Kinh Thánh để được sử dụng một cách máy móc, hay giống như máy móc. Bạn không thể chỉ quay một bánh răng và mong đợi phần còn lại cũng xoay một cách đồng bộ. Nhưng nhiều người trong chúng ta vẫn đang cố gắng áp dụng Châm-ngôn vào đời sống của mình theo cách này.

Chúng ta coi những câu này như những hạt trí tuệ đơn lẻ, riêng biệt trong một quặng trí tuệ, chúng ta lựa chọn chúng để tìm ra thứ gì đó có thể áp dụng cho thời điểm thích hợp.

Nếu chúng ta nghiên cứu sách Châm-ngôn theo cách này, chúng ta sẽ bỏ lỡ sự phong phú có trong cuốn sách. Thay vào đó, được lồng vào mỗi câu Châm-ngôn là cốt truyện của toàn bộ câu chuyện Kinh Thánh: Sự Sáng Tạo, Sự Sa Ngã và Sự Cứu Chuộc.

Sự Sáng Tạo: Châm-ngôn hướng chúng ta đến thế giới hoàn hảo như cách mà Đức Chúa Trời đã thiết kế. Khi đọc Châm-ngôn, bạn phải ngạc nhiên trước vẻ đẹp của kế hoạch ban đầu của Đức Chúa Trời trong khi thương tiếc về sự mất mát của thế giới đó.

Sự Sa Ngã: Châm-ngôn nhắc nhở chúng ta về thực tế rằng sự ngu dại có mặt ở khắp mọi nơi, sự cám dỗ tồn tại, và những mối nguy hiểm đen tối luôn đe dọa chúng ta. Khi bạn đọc Châm-ngôn, bạn phải cảnh giác cao độ.

Sự Cứu Chuộc: Đối với con cái Chúa, câu chuyện trong Kinh Thánh kết thúc một cách tuyệt vời. Thế giới bị hủy hoại khủng khiếp này sẽ được phục hồi bởi ân điển và được hòa giải bởi sự tốt lành của Đức Chúa Trời. Khi bạn đọc Châm-ngôn, bạn phải vui mừng và hy vọng, mong đợi sự đổi mới của mọi sự.

Vậy trong ánh sáng của cậu chuyện này bạn sẽ đọc lại Châm-ngôn 15:1 như thế nào?

Ban đầu, mọi lời lẽ đều rất hoàn hảo. Đức Chúa Trời và con người trò chuyện với nhau cách thoải mái, A-đam và Ê-va không bao giờ thốt ra một lời nào cay nghiệt với nhau.

Sau đó, sự sa ngã đã xảy ra, và lời nói được sử dụng để cám dỗ, đổ lỗi và nguyền rủa.

Rồi Đấng Christ đã đến: “Khi bị nguyền rủa, Ngài không nguyền rủa lại; lúc chịu đau khổ, Ngài không hề hăm dọa, nhưng phó thác chính mình cho Đấng phán xét công minh.” (1 Phi-e-rơ 2:23)

Bởi vì Đấng Christ đã sử dụng lời nói một cách hoàn hảo, một ngày nào đó chúng ta sẽ được hưởng sự bình an và hòa thuận mãi mãi! Đó là câu chuyện cứu chuộc được lồng vào Châm-ngôn 15:1 và mặc dù chúng ta không đảm bảo sẽ nhận được phản ứng tích cực ngày hôm nay, nhưng điều đó sẽ xảy ra vào một ngày nào đó. Và bởi vì chúng ta đang đi theo hướng đó, chúng ta sẽ nhận được phước lành trong suốt chặng đường khi làm theo mệnh lệnh của Đức Chúa Trời.

Đây là cách mà sách Châm-ngôn được thiết kế, bùng nổ với tư tưởng sâu sắc và sự khích lệ hơn bất kỳ phương tiện máy móc nào khác có thể cung cấp.

Dịch: Eunice Tu

Nguồn: facebook.com/Paul David Tripp

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like