Home Chuyên Đề Một Câu Chuyện Có Thật Hấp Dẫn Hơn Cả Những Điều Hư Cấu: Câu Chuyện Về Lễ Tạ Ơn Đầu Tiên

Một Câu Chuyện Có Thật Hấp Dẫn Hơn Cả Những Điều Hư Cấu: Câu Chuyện Về Lễ Tạ Ơn Đầu Tiên

by Cbn.com
30 đọc

Người Mỹ nghĩ rằng họ biết nhiều về Lễ Tạ Ơn đầu tiên, với nhiều người hình dung về những người lữ hành vui vẻ đeo những chiếc nịt lớn và thưởng thức những con gà tây mập béo. Nhưng sự thật còn hấp dẫn hơn cả câu chuyện hư cấu đó.

Lấy ví dụ như Tảng-đá Plymouth. Hầu hết đều chấp nhận rằng tảng đá lớn đánh dấu năm “1620” và cách mặt nước chỉ vài bước chân là nơi những người lữ hành đã đặt chân lên đầu tiên khi đến khu vực này. Nhưng bản thân những người lữ hành không bao giờ đề cập đến việc họ đã bước lên một tảng đá khi xuống thuyền.

Và người đã thề rằng có một tảng đá như vậy rồi chỉ nó cho các cư dân Plymouth đã không hề nói gì cho đến khi ông ở tuổi 90, tuyên bố rằng một số người lữ hành ban đầu đã nói với ông về điều đó.

Biết ơn trong nghịch cảnh

Đối với những sự thật có thể kiểm chứng, một điều chắc chắn là những nhà cải cách tôn giáo này đã bắt đầu xây dựng khu định cư đầu tiên ở Mỹ vào mùa đông khắc nghiệt của năm 1620-1621, ngay cả khi một nửa số người trong số họ đã nằm xuống mãi mãi.

Nhưng chỉ vài tháng sau, những Cơ-đốc nhân trung tín, tin vào quyền năng của sự cảm tạ Chúa trong mọi sự đã lên kế hoạch tổ chức Lễ Tạ ơn đầu tiên của Mỹ.

Đó là vào năm 1621 sau khi trải qua mùa đông đầu tiên ở Plymouth, nơi họ mất đi một nửa dân số và chỉ còn lại 51 trong số 102 người vào cuối mùa đông năm đó,” người đóng vai nhà lữ hành, Leo Martin nói với CBN News.

Martin và vợ là Nancy không chỉ điều hành Bảo-tàng Jenney dựa trên đức tin ở Plymouth mà còn ăn mặc như những người lữ hành và thuyết trình cho các chuyến tham quan. Martin cũng là tác giả của cuốn sách Pilgrim Pursuit of Happiness (tạm dịch là ‘Hành Trình Của Những Người Hành Hương Theo Đuổi Hạnh Phúc’).

Martin cho biết những người sống sót đã trải qua mùa đông đầu tiên thành công tốt đẹp và họ biết rằng họ sẽ không chết vì đói.

Martin giải thích, “Họ đã trồng trọt và có đủ lương thực để sống qua mùa đông năm sau, và họ nghĩ rằng họ phải cảm ơn Chúa vì điều đó.”

Tại Đồn-điền Plimoth, nơi khu định cư của những người lữ hành đầu tiên được tái hiện lại một cách chân thực, nhà nghiên cứu hàng đầu Richard Pickering đã hóa trang thành Edward Winslow, một trong hai lữ khách đã để lại ghi chép về Lễ Tạ Ơn đầu tiên đó.

Trong vai Winslow, Pickering đã nói với CBN News về việc chuẩn bị cho sự kiện này.

Bữa tiệc đầu tiên mà chúng tôi có ở đây, trưởng nhóm của chúng tôi đã cử bốn người đàn ông đi săn gà rừng và chỉ trong vài giờ ngắn ngủi, bốn người đã có thể kiếm đủ số gà để nuôi nhóm của chúng tôi trong một tuần, ông nói.“Chúng tôi luôn nhắc nhở nhau phải giữ một thái độ vui mừng, Chúa đã nâng đỡ chúng tôi suốt một năm qua và đã mang lại một mùa màng bội thu.

‘Gà tây khi đó là một giống chim có răng’

Trong cuộc diễu hành Lễ Tạ Ơn hàng năm ở Plymouth, thi thoảng người ta sẽ trưng bày những con gà tây to béo, mập mạp, loại mà người Mỹ ngày nay nghĩ là những người lữ hành năm xưa rất thích ăn. Nhưng sự thật thì gà tây của họ là gà hoang, rất gầy gò và hung dữ.

Martin nói,“Chúng rất gầy và có thể chạy tới 25 dặm một giờ. Vì vậy, để bắt được một con là một thách thức lớn.

‘Winslow’ nói, “Tôi tìm thấy những con gà tây ở New England, chúng hơi khác so với những con sống trong chuồng ở quê nhà tại Anh. Chúng là một giống chim có răng.

Một sự thật chắc chắn khác: những người Anh biết ơn này đã không dùng bữa một mình vì họ biết rằng họ sẽ không đến được đây nếu không có người da đỏ, hay người Sachems, như cách mà Winslow đã gọi họ.

Những người Mỹ bản địa đã chỉ cho họ biết những gì có thể phát triển tốt trên loại đất hoàn toàn khác và không phù hợp đối với hạt giống của người Anh này.

Những người lữ hành đã có thể tổ chức một bữa tiệc

Martin giải thích, “Họ cảm thấy Massasoit, thủ lĩnh của thổ dân da đỏ Wampanoag, là người đã giúp họ sống sót, họ nên trực tiếp mời Massasoit và gia đình của ông ấy đến dự lễ kỷ niệm đó, và họ đã làm vậy.

Nhưng Massasoit đã hơi hiểu sai ý của chúng tôi một chút.

Winslow nói, “Trong khi chúng tôi đang ăn uống và tập thể thao cũng như rèn luyện sức khỏe cánh tay của mình, thì tù trưởng Sachem Massasoit đến cùng khoảng 90 người của ông ấy.”

Martin chỉ ra rằng bao nhiêu đó người có thể ăn sạch tất cả nguồn lương thực của những người lữ hành, nhưng vị tù trường và người của ông đã mang theo rất nhiều thức ăn.

Martin nói, “Thịt nai, gà tây, cá, rau – và họ đã có đủ thức ăn cho lễ kỷ niệm trong ba ngày, nơi họ bày tỏ sự tôn trọng dành cho nhau và trở thành những người bạn tốt.

Norah Messier là chuyên gia của Đồn-điền Plimoth về thực phẩm thời đại đó. Cô nói,

Nhiều khả năng có cá trên bàn tiệc của Lễ Tạ Ơn như chúng ta đang đề cập đến, có thể là tôm hùm. Chúng tôi biết khi người bản địa đến họ mang theo thịt nai, thứ mà không có nhiều người trong chúng tôi đặt trên bàn tiệc Lễ Tạ Ơn ngày nay.
 
‘Bí ngô hầm’ thay vì món bánh bí ngô

Ngày nay chúng ta có bánh bí ngô trên bàn tiệc của mình. Messier đã thực hiện một màn trình diễn nấu ăn cho CBN News cho thấy những gì mà những người lữ hành đã làm.

Một trong những món mà hầu hết mọi người sẽ nói rằng Lễ Tạ Ơn sẽ không đúng nghĩa nếu không có món bánh bí ngô”, Messier nói.

Những gì tôi đang làm ở đây chính xác là những gì chúng tôi biết là họ đã làm thường xuyên ở New England,” cô giải thích. “Món ăn cổ xưa được gọi là ‘bí ngô hầm.’

Cô ấy đã minh họa lại cách mà những người lữ hành này cắt nhỏ bí ngô rồi hầm nó thành một loại bột nhão.

Cuối cùng bạn sẽ chỉ thêm một chút giấm và một chút gừng,” Messier nói. “Mùi vị của món này được cho là giống như món táo hầm, một thứ chắc chắn không có trên bàn tiệc của Lễ Tạ Ơn đầu tiên: vì lúc đó chưa có táo ở New England.

Có rất nhiều nguyên liệu dùng để nhồi vào trong quả bí ngô đó, và công thức mà Messier tổng hợp cho CBN News có từ năm 1597. Món này gồm có vụn bánh mì, quả nam việt quất, lòng đỏ trứng nướng chín, bơ và nho khô cắt nhỏ.

Vì có nho khô, nên việc nấu món này sẽ tốn công hơn rất nhiều.

Nho khô từ trước đến giờ thường có nhiều hạt”, Messier nói. “Hãy tưởng tượng việc nhặt ra tất cả những hạt đó.

Mang theo Nước Anh cũ tới New England

Cuối cùng, người nấu sẽ nêm món ăn này với các loại gia vị là thảo mộc mang từ Anh đến, như cỏ xạ hương, rau kinh giới và mùi tây.

Messier giải thích, “Chúng tôi tin rằng những thứ họ trồng trong vườn nhà mình vào thế kỷ 17 chủ yếu là những thứ được mang từ Anh sang. Họ đã cố gắng mang theo quê nhà mình tới đây. Họ đang cố gắng làm cho New England mang cảm giác giống như nước Anh trước đây của họ.

Đó có thể là lý do tại sao một người đàn ông như Winslow lại thích thứ gì đó tốt hơn những con gà tây New England gầy gò, kỳ lạ.

Winslow nói với ánh mắt lấp lánh, “Thật ra, món khoái khẩu của tôi là ngỗng vì tôi rất thích sự béo tốt của nó.

Dịch: Eunice Tu

Nguồn: cbn.com

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like