Home Chuyên Đề Học Kinh Thánh Như Billy Graham – 7 Thói Quen Đầy Năng Quyền Cần Trau Dồi

Học Kinh Thánh Như Billy Graham – 7 Thói Quen Đầy Năng Quyền Cần Trau Dồi

by ibelieve.com
30 đọc

Trong lời tri ân gần đây của mình dành cho cố Mục-sư Billy Graham, mục sư kiêm người sáng lập của mục vụ Desiring God John Piper đã ghi nhận thói quen học Kinh Thánh đáng kinh ngạc của Graham (trích từ tiểu sử của John Pollock, Billy Graham):

Hơn tất cả những điều khác, Billy Graham nghiên cứu Kinh Thánh, cơ quan quyền lực tối cao cho niềm tin và hành động của ông. Mỗi ngày ông đc 5 đoạn Thithiên, để hoàn thành cả sách Thithiên trong vòng một tháng, và một đoạn Châmngôn, cuốn sáchchỉ cho chúng ta cách liên hệ cuộc sống của chính mình với những người xung quanh. Mỗi tuần, ông đọc qua một sách Phúc Âm, sử dụng các sách chú giải và bản dịch hiện đại, và liên tục trở lại với sách Côngvụ. Ông ghi chú xuyên suốt Kinh Thánh. “ Đôi khi lời của Ngài tác động đến tôi mạnh mẽ đến nỗi tôi phải đặt Kinh Thánh xuống và đi bộ quanh một lúc để lấy lại hơi thở (Pollock, 248).

Điều này thật khó tin, nhưng không có gì đáng ngạc nhiên khi xem xét ảnh hưởng lâu dài của Graham. Tất nhiên, Chúa không kêu gọi chúng ta để trở thành Billy Graham tiếp theo. Nhưng chúng ta hãy xem mô tả của chính Graham về cách mà ông học Kinh Thánh và xem liệu chúng ta có thể tìm thấy một số lời khuyên và sự khích lệ tốt nào cho việc học Lời Chúa của mình hay không.

Dưới đây là 7 cách học Kinh Thánh của Billy Graham mà chúng ta có thể làm theo

1. Đọc 5 đoạn Thi-thiên mỗi ngày

Thường xuyên đọc sách Thi-thiên trong thời gian học Kinh Thánh của chúng ta là việc làm quan trọng và giúp bồi bổ tâm linh. Các Thi-thiên vốn được dùng để hát và cầu nguyện, nhưng thường chúng ta chỉ đọc qua chúng để tìm những lời khích lệ. Giống như Billy Graham, chúng ta nên chủ tâm dành thời gian cho phần quan trọng này của Kinh Thánh.

2. Đọc một đoạn Châm-ngôn mỗi ngày

Tìm kiếm sự khôn ngoan và hướng dẫn sao? Billy Graham biết sự khôn ngoan được chứa đựng trong sách Châm-ngôn, nên đã tìm cách để nghiên cứu nó mỗi ngày. Sách Châm-ngôn có 31 đoạn, khiến nó trở thành một cuốn sách hoàn hảo để đọc mỗi ngày, trong suốt một tháng.

Nhiều người có thể tạo thói quen này bằng cách đọc Châm-ngôn trong ngày vào một trong các bữa ăn của họ – thường là bữa sáng hoặc bữa trưa. Nó giúp bạn gắn kết thời gian đọc Kinh Thánh này vào một thói quen hàng ngày mà bạn hay làm. Đọc to cũng là một cách tuyệt vời để giúp bạn không chỉ đọc lời Chúa mà còn nghe được lời Chúa – đọc theo hai cách như thế này giúp bạn dễ nhớ và nhớ lâu hơn.

3. Thường xuyên đọc các sách Phúc Âm

Đừng lo lắng — chỉ vì Billy Graham đã đọc một sách Phúc Âm mỗi tuần không có nghĩa là bạn cũng cần phải làm giống như vậy! Nhưng, Graham đã nhận ra một cách đúng đắn tầm quan trọng của các sách Phúc Âm trong Kinh Thánh. Theo Hiệphội Truyền-giáo Billy Graham (Billy Graham Evangelistic Association), khi được hỏi người ta nên bắt đầu đọc Kinh Thánh từ đâu, ông nói thế này:

“Thay vì đọc từ đầu (như cách chúng ta vẫn làm với các sách khác), tôi khuyên bạn nên bắt đầu từ giữa Kinh Thánh—nghĩa là, với một trong những sách Phúc Âm (tôi thường gợi ý sách Giăng) cho chúng ta biết về Chúa Giê-xu Christ. Ngài là trung tâm của Kinh Thánh; Cựu Ước hướng về Ngài, và Tân Ước cho chúng ta biết về Ngài. Bạn có thể khám phá các phần khác của Kinh Thánh sau.

Hãy cầu xin Chúa giúp bạn khi bạn đọc Kinh Thánh—không chỉ để hiểu điều gì đang xảy ra trong một phân đoạn cụ thể, mà còn hiểu ý nghĩa của nó đối với đời sống của bạn ngày nay. Tôi cầu xin bạn có được thái độ giống như Gióp: “Tôi chẳng hề lìa bỏ các điều răn của môi Ngài, vẫn vâng theo lời của miệng Ngài hơn là ý muốn lòng tôi” (Gióp 23:12).”

4. Học Kinh Thánh với các sách giải Kinh và bản dịch hiện đại.

Không chỉ tốt khi đọc (và đọc đi đọc lại) từng sách trong Kinh Thánh, mà sau một thời gian tự nghiên cứu và vật lộn với các con chữ, bạn nên chọn một quyển chú giải Kinh Thánh để giúp bạn hiểu bối cảnh – cả bối cảnh lịch sử và văn học – cũng như ý nghĩa của văn bản được viết trong ngôn ngữ gốc (tiếng Hy Lạp hoặc tiếng Do Thái). Việc sử dụng các sách chú giải có thể mở khóa khả năng hiểu của bạn và mang lại cho bạn sự hứng thú mới đối với Lời Chúa.

Các bản dịch hiện đại cũng là một cách tuyệt vời để mang lại sự đa dạng và hiểu biết mới cho việc học Kinh Thánh hàng ngày của bạn. Sau khi đã đọc xong một bản Kinh Thánh, tại sao bạn không thử một bản dịch khác như BD2011, BDY hay NVB?

5. Liên tục quay trở lại với sách Công-vụ các Sứ-đồ

Sách Công-vụ nói về việc một nhóm nhỏ những người theo Chúa Giê-xu đã đi ra và bắt đầu thực hiện đại mạng lệnh của Chúa Giê-xu là truyền bá Phúc Âm đến tận cùng trái đất. Không có gì lạ khi Graham, người đã rao giảng Phúc Âm trên sáu lục địa, yêu thích sách này.

Nếu bạn cảm thấy mình không có hứng thú với việc nói cho người khác biết về Tin Lành Đấng Christ, thì có lẽ việc đọc qua sách Công-vụ sẽ truyền cảm hứng cho bạn để chia sẻ tin tức tốt lành nhất từng có cho những người mà Đức Chúa Trời đã đặt để trên con đường của bạn.

6. Ghi chú xuyên suốt Kinh Thánh

Người đọc thụ động chỉ đơn giản là đọc các chữ ghi trên trang sách. Người đọc tích cực ghi chú, rút ra kết luận, đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời. Điều này một lần nữa có thể giống như lớp học tiếng Anh vậy nhưng đừng để điều đó làm bạn sợ hãi – ghi chú là một cách đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để không chỉ đọc Kinh Thánh mà còn hiểu và tiếp thu ý nghĩa của nó.

Khi chúng ta dành thời gian để ghi chú khi đọc, chúng ta đang khiến tâm trí mình tập trung tham gia vào việc nghiên cứu này, là điều mà chúng ta không làm được khi chỉ để mắt lướt qua một đoạn văn bản. Kinh Thánh có thể phức tạp và khó hiểu – nhưng nó cũng được viết một cách rõ ràng. Chúng ta chỉ cần quan sát cẩn thận các câu chữ.

7. Hãy để Lời Chúa tác động đến bạn – Hãy suy ngẫm về những lẽ thật mà bạn đã đọc suốt cả ngày

Đôi khi Graham cảm thấy khó chịu với những gì ông đang đọc đến mức ông phải “đặt Kinh Thánh xuống và đi bộ quanh một lúc để lấy lại hơi thở ” ( Pollock, 248).

Đừng chỉ đọc và quên đi Lời Chúa. Hãy suy ngẫm về nó. Hãy ghi nhớ lời Kinh Thánh vào trong tâm trí. Tích cực suy nghĩ về những gì bạn đã đọc sáng nay trong thời gian tĩnh nguyện của bạn. Hãy để toàn bộ sức mạnh của những gì bạn đang đọc – sức mạnh của Lời Chúa đánh thẳng vào bạn.

Chúng ta có thể không phải ai cũng được kêu gọi để trở thành một nhà truyền giảng và giáo sư dạy Lời Chúa như Graham, nhưng chúng ta có thể học được rất nhiều điều từ thói quen học tập cũng như sự yêu thích Lời Chúa của ông. Graham biết rõ Kinh Thánh nhưng ông không dừng lại ở kiến thức đầu óc. Tình yêu của ông dành cho Lời Chúa đã thúc đẩy ông yêu điều lớn lao hơn – ấy là chính Đức Chúa Trời.

Chúng ta không thể yêu những gì chúng ta không biết. Hãy tăng trưởng lòng yêu mến Chúa của bạn bằng cách tăng trưởng trong kỷ luật học Lời Chúa hàng ngày.

Dịch: Nyphung

Nguồn: Ibelieve.com

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like