Home Chuyên Đề Nghiên Cứu Lời Chúa Như Thế Nào

Nghiên Cứu Lời Chúa Như Thế Nào

30 đọc

Lúc bạn mới 10 hoặc 12 tuổi, bạn được dạy phải ghi nhớ bảng cửu chương. Bạn đã làm theo, và đến ngày nay bạn vẫn có trong đầu kiến thức CĂN BẢN mà bạn cần để làm những phép nhân. Bạn biết rất rõ là 8×7=56. Bạn không cần phải làm phép tính, chỉ bởi vì bạn tự biết kết quả. Bạn khiến điều hiển nhiên đó trở thành một phần trong con người bạn. Nó luôn luôn đi theo bạn. Bạn không phải bận tâm với những phép tính 8×70, 80×7, 70×80, 7×800, hoặc 700×8, bởi vì bạn đã học được CÁC CĂN BẢN.

Và, Kinh Thánh cũng giống như vậy. Khi nghiên cứu lời Chúa, cũng có một số luật lệ mà người học cần ghi nhớ để làm nền tảng nghiên cứu. Nhận biết tốt những luật lệ này sẽ giúp ích cho bạn luôn.

Giải Nghĩa Theo Nghĩa Đen

Thực ra, bạn không cần phải giải nghĩa lời của Chúa. Ngài không phán trong tiếng lạ. Ý Ngài chính là những gì Ngài đã phán, khi Ngài phán và nơi Ngài phán. Luôn luôn hiểu Kinh Thánh theo NGHĨA ĐEN, trừ khi đó là điều không thể là nghĩa đen được. Trong trường hợp như vậy, đó có thể là nghĩa bóng.

Ví dụ, Chúa Giê-su phán trong Giăng 10, “Ta là cái cửa”. Vì vậy, chúng ta biết rằng đó là một cái cửa ẩn dụ, bởi cái cửa thật thì đâu biết nói chuyện. Luôn luôn hiểu lời Chúa theo nghĩa đen, trừ khi không thể.

Bối Cảnh

Luôn luôn để ý tới bối cảnh của đoạn văn trước khi áp dụng. Đọc các đoạn trước và sau để hiểu được chủ đề của dữ kiện.

Ví dụ, không một ai ngày nay tìm kiếm sự cứu rỗi bằng cách bền chí cho đến cuối cùng (Ma-thi-ơ 24:13). Bối cảnh trong Ma-thi-ơ 24:13 là “sự hoạn nạn lớn” (câu 21). Ngày nay hàng triệu người đang sống trong sự lừa dối bởi vì, họ đã không xem xét bối cảnh của các câu Kinh Thánh được trích bởi những người lãnh đạo của mình.

Áp dụng

Cả Kinh Thánh có ít nhất ba sự áp dụng: Lịch sử, Giáo lý, và Thuộc linh.

Đừng bao giờ áp dụng Kinh Thánh cho đến khi một ý nghĩa chính xác đã được xác lập chắc chắn với Kinh Thánh.

Sự Đề Cập Đầu Tiên

Hãy có một thói quen tốt là đánh dấu “những đề cập đầu tiên” trong Kinh Thánh. Thường thường Chúa sẽ đề cập đến lần đầu tiên một từ, cụm từ, hay cả một con số, để thiết lập một sự liên kết chắc chắn mà bạn sẽ cần nhớ xuyên suốt lời của Ngài.

Ví dụ, sự đề cập đầu tiên của từ “sự sống” trong Kinh Thánh là ở trong Sáng Thế Ký 1:20. Sự sống ở đây đến từ nước. Bạn sẽ cần thông tin đó khi bạn đọc đến Ê-sai 48:1, Châm ngôn 5:15-18, và bạn sẽ THỰC SỰ cần điều này ở trong Giăng 3:5. Sanh bởi nước sanh con thuộc thể.

Sự Mặc Khải Cấp Tiến

Bởi con người xác thịt và lười biếng trong việc học Kinh Thánh, Chúa chọn bày tỏ lẽ thật cho chúng ta ít một và trong mảnh ghép như của trò chơi xếp hình. Ngài hiếm khi đề cập đếp một chủ đề tất cả chỉ trong một chỗ. Ngài sẽ giới thiệu một giáo lý, và sau đó Ngài sẽ chờ có thể đến 200 chương trước khi nói cho bạn tất cả phần còn lại về giáo lý đó! Đôi khi Ngài nhắc đi nhắc lại cùng một điều chỉ để nhấn mạnh. Kinh Thánh với Kinh Thánh là cách duy nhất để học lời của Chúa (Ê-sai 28:9-13; I Cô-rinh-tô 2:13).

Phân Chia đúng

Theo II Ti-mô-thê 2:15, lời Chúa đã được biệt riêng nên phải được tôn trọng nếu chúng ta muốn hiểu Kinh Thánh.

Có nhiều sự phân chia khác nhau, điều mà Chúa phân chia cho con người những trách nhiệm nhất định, và những trách nhiệm này có thể khác nhau rất nhiều từ sự phân chia này tới sự phân chia khác. Chúng ta chỉ đề cập một cái khi chúng ta xem xét luật pháp của bối cảnh.

Thích hay không, Chúa là Đấng phân chia. Ngài đã phân chia Kinh Thánh, giới tính, chủng tộc, con vật, tầng trời, linh thế gian, bên dưới đất, hai bản tính trong các Cơ Đốc nhân, sự đến lần một và lần hai của Đấng Christ, và hàng triệu điều khác nữa. Lời Chúa phải được phân chia đúng. Sự mâu thuẫn, nhẫm lẫn, tà giáo tồn tại chỉ bởi vì con người không phân chia đúng từ.

Tham Khảo Nhiều Chỗ

Đừng bao giờ giới hạn Kinh Thánh chỉ trong một ý nghĩa. Đôi khi một phân đoạn Kinh Thánh có thể nói đến điều gì đó ngay tầm tay, và cũng có thể có một sự ứng nghiệm trong tương lai. Hãy nhớ, Đức Chúa Trời là đời đời. Ngài biết hết về tương lai trước khi cả Kinh Thánh được viết ra. Bạn có thể mong đợi thấy hai hay ba giải nghĩa khác nhau ở trong Kinh Thánh.

Ví dụ, Ô-sê 11:1 chép, “Khi Y-sơ-ra-ên còn thơ ấu, ta yêu dấu nó; ta gọi con trai ta ra khỏi Ê-díp-tô.” Trong bối cảnh trực tiếp ở đây nói đến dân tộc Y-sơ-ra-ên là “con trai” của Đức Chúa Trời, cũng giống như trong Xuất Ê-díp-tô ký 4:22. Tuy nhiên, một tham khảo khác được tìm thấy trong Ma-thi-ơ 2:15, khi Chúa Giê-su trở về từ Ê-díp-tô đã ứng nghiệm lời tiên tri trong Ô-sê 11:1.

Hình Mẫu và Hình Bóng

Kinh Thánh đầy những hình mẫu và hình bóng có thể khiến việc đọc và học Kinh Thánh trở nên rất thú vị.

Ví dụ, Cựu Ước bày tỏ nhiều hình mẫu về Chúa Giê-su Christ. Một hình mẫu về Đấng Christ trong khi Ngài được dâng lên cho Đức Chúa Trời như một sinh tế được chấp nhận, và Ngài bị giết bởi tay kẻ ác. Mặt trời cũng là một hình mẫu về Đấng Christ, Ngài là ánh sáng của thế gian. Hòm Giao Ước cũng là một hình mẫu về Đấng Christ trong nhiều cách khác nhau. Các của lễ và lễ hội trong Lê-vi ký tất cả đều khắc họa các lẽ thật chắc chắn về Chúa Giê-xu Christ trong ba chức vị của Ngài là Tiên Tri, Thầy Tế Lễ, và Vua. Môi-se và Giô-suê, những lãnh đạo vĩ đại của con dân Chúa, họ là hình mẫu của Đấng Christ. Nhiều vị vua của Y-sơ-ra-ên, như Đa-vít, Sa-lô-môn, Giô-sia, và A-sa, là hình mẫu về Đấng Christ trong nhiều cách khác nhau.

Cũng có nhiều hình mẫu khác nữa, như hình mẫu về hội thánh, sự cứu rỗi, tái lâm, hoạn nạn, vương quốc ngàn năm, Kẻ chống đối Đấng Christ, và lời của Chúa. Hãy nhớ tìm và học các hình mẫu trong Kinh Thánh bởi chúng bày tỏ cho chúng ta thấy sự khôn ngoan của Nhà Thiết Kế Vĩ Đại.

Số Học

Sự thiết kế thú vị khác trong lời Chúa là cách độc nhất của Ngài về gán những ý nghĩa lên nhiều con số khác nhau. Phát triển một kiên thức căn bản về những gì một con số thường liên hệ đến là rất ích lợi.

Số 1 là hiệp một. Số 2 là phân rẽ. Số 3 là ba ngôi. Một số người nói số 4 là trái đất (?). Số 5 là chết. Số 6 là con người. Số 7 là hoàn hảo, hoặc là hoàn tất. Số 8 là khởi đầu mới. Số 9 là kết quả. Số 10 là số Người Ngoại. Số 11 là điều bí ẩn với tôi. Số 12 là số của dân Y-sơ-ra-ên. Số 13 là nổi loạn.

Lấy số 13 làm ví dụ. Ý nghĩa tiêu cực của nó không phải là mê tín dị đoan; chúng là Kinh Thánh. Số 13 lần đầu tiên trong Kinh Thánh là ở trong Sáng thế ký 1:13. Tự nhiên đây là câu đâu tiên trong Kinh Thánh không sử dụng danh của Chúa. Biến cố đầu tiên có từ này là ở trong Sáng thế ký 14:4 và sự nổi loạn là bối cảnh của nó. Đoạn chủ yếu nói về Kẻ chống lại Đấng Christ ở trong Khải huyền 13. Mác 7:21 nói đến 13 điều ác trong lòng của con người. “Giu-đa Ích-ca-ri-ốt (Judas Iscariot)” có 13 chữ cái. Nim-rốt, là một kiểu của Kẻ chống lại Đấng Christ, là thế hệ thứ 13 kể từ A-đam (I Sử ký 1). Cựu Ước có 39 sách (3×13), và nó kết thúc với một lời rửa sả. Có một lời rủa sả trong Ga-la-ti 3:13. “Công giáo Rô-ma (Roman Catholic)” có 13 chữ cái. Trong Lu-ca 4, Sa-tan trích dẫn từ Thi thiên 91, nhưng nó chỉ để sót lại câu 13. Trong Khải huyền 17:5 (SỰ MẦU NHIỆM BA-BY-LÔN (MYSTERY BABYLON)…) có 13 từ viết hoa bao gồm 65 chữ cái (5×13). Còn nhiều hơn nữa. Hãy nhớ, con số có ý nghĩa trong Kinh Thánh.

Không có phương pháp nào nhanh và dễ dàng trong việc học lời Chúa. Bạn cần NỖ LỰC (II Ti-mô-thê 2:15). Nếu bạn lười biếng, thì bạn sẽ không bao giờ học được. Nếu ban MUỐN nghiên cứu và học, thì bạn có thể bắt đầu từ bất kỳ chỗ nào, và bạn có thể đọc nhiều sách và các sách giải kinh mà bạn thích, nhưng đừng bao giờ quên CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN. Chúng sẽ giúp ích cho bạn hết lần này đến lần khác.

Nguồn: Viện Đào Tạo Môn Đồ Việt Nam (VMI)

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like