Home Dưỡng Linh Sẵn Sàng Để Gặp Chúa – Phần 14 và hết: Sẵn Sàng Nhưng Vẫn Có Trách Nhiệm

Sẵn Sàng Để Gặp Chúa – Phần 14 và hết: Sẵn Sàng Nhưng Vẫn Có Trách Nhiệm

by AdrianChua
30 đọc

Phải có sự cân bằng trong đời sống của những Cơ-đốc nhân như chúng ta giữa việc mong đợi Chúa sẽ sớm trở lại và đồng thời sống như thể Ngài có thể sẽ không trở lại trong thời của chúng ta. Nếu chúng ta chỉ nghĩ trên một khí cạnh này hay ngược lại thì chúng ta sẽ mất cân bằng trong cuộc sống.

Trong thư tín đầu tiên gửi cho Hội-thánh Tê-sa-lô-ni-ca, Phao-lô cảnh báo họ rằng sự trở lại của Chúa đã gần kề. Nhưng rõ ràng, vài người trong số họ nghĩ rằng vì ngày Chúa đến đã rất gần, nên họ bỏ việc, nhịn ăn và cầu nguyện ở nhà, chờ đợi sự trở lại của Ngài.

Phao-lô đã nghe về điều này, vì vậy ông viết bức thư thứ hai để dạy rằng mặc dù họ phải có ý thức về sự tái lâm của Chúa, họ cũng phải sống như thể ngày Chúa đến hãy còn xa lắm. Chúng ta phải tiếp tục đặt nền móng và đánh trận tốt lành cho các thế hệ tương lai.

Nghiên cứu về thời kỳ sau rốt sẽ khuấy động trong chúng ta một động lực to lớn để sống một đời sống nên thánh và chức vụ đầy nhiệt huyết (bao gồm các sứ mạng, truyền giáo, môn đồ hóa). Nó sẽ đánh thức chúng ta khỏi bất kỳ trạng thái ngủ mê và thờ ơ thuộc linh nào. Nó sẽ tạo ra sự khác biệt trong các giá trị, hành động, sự ưu tiên và mục tiêu của chúng ta.

Khi John Wesley được hỏi ông sẽ làm gì nếu biết rằng Chúa sẽ trở lại vào giờ này ngày mai. Ông trả lời cách xác quyết, “tôi sẽ lên giường và đi ngủ; thức dậy vào buổi sáng và tiếp tục với công việc của tôi, vì tôi muốn Chúa tìm thấy tôi đang làm những gì mà Ngài đã chỉ định”. Đó là cách chúng ta phải sống và chuẩn bị cho tương lai – thành tín và kiên định trong sự kêu gọi được ứng trên mỗi người.

Phước Hạnh của Việc Chuẩn Bị cho Kỳ Sau Rốt

Khải-huyền 1:3“Phước cho kẻ đọc cùng những kẻ nghe lời tiên tri này, và giữ theo điều đã viết ra đây. Vì thì giờ đã gần rồi.”

Sách Khải-huyền là cuốn sách duy nhất trong toàn bộ Kinh Thánh với lời hứa sẽ ban phước cho những người đọc nó, người mở lòng với những điều được viết trong sách và nghe theo những điều này.

Đây là một cuốn sách về hy vọng, mặc dù thực tế là nó chứa đầy những tai ương, bệnh dịch, những lời rủa sả, khổ đau và cảnh báo. Cuốn sách này mở ra một cái nhìn toàn cảnh về tương lai trước mắt chúng ta và do đó giúp chúng ta chăm xem và gìn giữ mọi thứ theo một quan điểm rõ ràng – thời gian và mục đích của chúng ta ở đây trên đất.

Mỗi ngày, chúng ta bị dồi dập bởi những tin tức tàn khốc và báo cáo về bạo lực, tình trạng vô đạo đức, bất công, bê bối chính trị và thiên tai, v.v., những tin này đôi khi có thể khiến ta dễ ngã lòng. Vì vậy, biết trước một cái kết trong viễn cảnh này giúp mang lại cho chúng ta hy vọng, sự an ủi và khích lệ. Nó giúp củng cố con người bên trong của chúng ta, để chúng ta trở nên kiên định, được gìn giữ và không bị ảnh hưởng bởi mọi hoàn cảnh không mấy dễ chịu đang xảy ra trên toàn thế giới. Khi chúng ta có hy vọng và yên tâm về tương lai, nó cho chúng ta sức mạnh và sự ổn định để sống trong hiện tại.

Sách này cũng khiển trách chúng ta về sự điên dại của việc sống cho những thứ tạm bợ, những thứ sẽ sớm qua đi. Nó đề cao việc chúng ta sống một cuộc đời xứng đáng với sự kêu gọi của mình cho sự sống đời đời. Được báo trước là được chuẩn bị trước!

Cảnh Giác, Tăng Trưởng và Tôn Vinh

2 Phi-e-rơ 3:13-18  – “ Nhưng theo lời hứa của Ngài, chúng ta trông đợi trời mới đất mới là nơi sự công chính ngự trị. Vậy, thưa anh em yêu dấu, trong khi trông đợi những điều đó, anh em phải cố hết sức để Ngài thấy anh em không tì vết, không có gì đáng trách và sống trong sự bình an. Hãy nhớ rằng sự kiên nhẫn của Chúa chúng ta là vì sự cứu chuộc của anh em. Cũng như Phao-lô, người anh yêu dấu của chúng ta, đã viết cho anh em theo sự khôn ngoan được ban cho mình. Trong tất cả các thư tín, ông đều đề cập đến những điều nầy. Các thư của ông có một vài điều khó hiểu mà những kẻ dốt nát và không vững vàng đã xuyên tạc, như họ đã làm với các phần khác trong Kinh Thánh, để chuốc lấy sự hủy diệt cho chính mình. Thưa anh em yêu dấu, anh em đã biết trước điều nầy; vậy, hãy thận trọng, kẻo anh em cũng bị lôi cuốn theo sự lầm lạc của những kẻ gian ác đó mà đánh mất lòng kiên quyết của mình. Nhưng hãy tăng trưởng trong ân điển và sự hiểu biết Chúa và Cứu Chúa chúng ta là Đức Chúa Giê-xu Christ. Cầu xin vinh quang thuộc về Ngài, từ nay cho đến đời đời! A-men.”

Mỗi Cơ-đốc nhân nên nhắm đến việc hoàn thành cuộc chạy. Để làm được điều đó, tăng trưởng là một điều cần thiết, không phải là một lựa chọn. Đời sống Cơ-đốc nhân giống như đi trên xe đạp, nếu chúng ta không tiếp tục đạp và tiến về phía trước, chúng ta sẽ dễ dàng té ngã. Phi-e-rơ  đã khuyến khích chúng ta “phải cố hết sức để Ngài thấy chúng ta sống trong sự bình an, không tì vết, không có gì đáng trách…và hãy thận trọng kẻo chúng ta cũng bị ngã chăng.”Để kiên trì và giữ vững sự kiên định của chúng ta, chúng ta phải không ngừng tăng trưởng. Điều quan trọng là phải tiếp tục trong quá trình tăng trưởng để không ngừng lớn lên.

Có phải chúng ta “có bịnh bởi ái tình”?

Nhã-ca 2:5 – “Vì tôi có bịnh bởi ái tình

Giống như nàng Su-la-mít trong sách Nhã-ca, chúng ta nên có cảm giác mãnh liệt giống như  “mắc bệnh tương tư” dành cho Chú Rể của chúng ta. Chúng ta nên có “sự đói khát thánh” dành cho Chúa. Cảm xúc này rất cần thiết trong đời sống Cơ-đốc nhân của chúng ta khi chúng ta chờ đợi sự tái lâm của Ngài. Nó giúp giữ chúng ta khỏi tình yêu thế gian. Nhiều người bị phân tâm bởi tình yêu dành cho thế gian vì chúng ta đã đánh mất cảm giác lãng mạn với Chúa. Nó cũng sẽ thêm sức và làm cho cho chúng ta vững mạnh trong thời gian thử thách và bắt bớ vì những cảm xúc lãng mạn này có thể làm cho nỗi đau trở nên dễ chịu hơn.

Chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ được ban phước dồi dào thông qua những những bài dưỡng linh về ngày sau rốt này. Chúng tôi cầu nguyện rằng nó sẽ thúc đẩy chúng ta sống một đời sống thánh khiết trước mặt Chúa và làm cho vững mạnh tâm linh của chúng ta để hầu việc Ngài. Quan trọng nhất, nó sẽ trang bị chúng ta để trở thành nàng dâu sẵn sàng cho sự trở lại tuyệt vời của Chàng Rể yêu dấu, Chúa Giê-xu Christ của chúng ta!

Những ai muốn hiểu sâu hơn về thời kỳ sau rốt, vui lòng truy cập blog của chúng tôi www.sowers-wheat.com và tìm đọc những bài giảng về sách 1 & 2 Tê-sa-lô-ni-ca và Khải-huyền trong mục book studies.

Dịch: Hoàng Gia

Nguồn: Adrian Chua

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like