Home Chuyên Đề Chữa Lành Đứa Trẻ Bên Trong Bạn – Phần 11: Khao khát để được trọn vẹn và tha thứ

Chữa Lành Đứa Trẻ Bên Trong Bạn – Phần 11: Khao khát để được trọn vẹn và tha thứ

by AdrianChua
30 đọc

1. Khao khát để được trọn vẹn

Bước đầu tiên trong tiến trình chữa lành là khao khát được trọn vẹn. Đáng buồn thay, dù nhiều người tìm kiếm sự tư vấn cho những tổn thương cảm xúc của họ lại vẫn tiếp tục ấp ủ tổn thương cách thầm kín và sâu thẳm trong lòng mà không muốn được chữa lành. Rồi, họ đi cầu hỏi sự tư vấn của người này đến người khác, trình bày qua cùng một vấn đề hết lần này đến lần khác, nhưng không sẵn sàng để được chữa lành.

Một trong những phản ứng thường gặp của người bị tổn thương cảm xúc, đặc biệt là sự khước từ chính là liệt kê tất cả những lỗi lầm của mình, than vãn về những thiếu sót và không ngừng tự dằn vặt, trách phạt bản thân mình. Sau đó, chúng ta cố thuyết phục bản thân rằng dẫu sao mình cũng đáng nhận điều đó. Chúng ta làm điều này với hy vọng ai đó sẽ nói với chúng ta rằng chúng ta không quá tệ, rằng những sai lầm của chúng ta cũng là những sai lầm mọi người thường gặp phải và chúng ta được chấp nhận. Tuy nhiên, bằng cách đánh vào lòng tự trọng của bản thân khi nó đã gục ngã, chúng ta chỉ làm cho tổn thương tâm lý trở nên tồi tệ hơn, khiến cho sự phục hồi bị trì hoãn. Vì vậy, chúng ta cần dẹp bỏ sự tự thương hại mình và xác định những phương cách để phục hồi.

Hãy bắt đầu kết nối với những người đánh giá cao và yêu thương bạn. Tất cả chúng ta đều cần có một nơi để thuộc về. Hãy tiếp cận với các nhóm người thân như bạn bè, đồng nghiệp hoặc các thành viên trong gia đình để nhận được sự hỗ trợ về mặt tinh thần từ phía họ. Chúng ta cũng cần hạ mình để cho phép người khác đóng góp vào tiến trình chữa lành của chúng ta.

2. Tha thứ

Tha thứ cho những người làm chúng ta tổn thương là điều chắc chắn cần thiết trong quá trình chữa lành. Tuy nhiên, chúng ta cần nhận được sự tha thứ trọn vẹn từ Chúa để có thể tha thứ được cho người khác. Vì lẽ khi Chúa tha thứ Ngài cũng xóa sạch mọi tội lỗi của chúng ta và khi chúng ta tha thứ cho người làm mình tổn thương chúng ta cũng được loại bỏ mọi sự oán giận trong mình. Thật vậy, Đức Chúa Trời muốn chúng ta hoàn toàn thoát khỏi tội lỗi và sự lên án.

“Tha thứ,” theo nguyên nghĩa  Hy Lạp được hiểu là “sự giải phóng”. Sự tha thứ hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là giải phóng người khác khỏi sự xét đoán cá nhân.

Như Lời Chúa được chép trong Ma-thi-ơ 18:23-27 rằng, “Vậy nên, nước thiên đàng giống như vua kia, muốn tính sổ với các đầy tớ mình. Khi vua khởi soát sổ, thì có người đem nộp một tên kia mắc nợ vua một vạn ta-lâng. Bởi vì người chẳng có gì mà trả, thì chủ dạy bán người, vợ con và gia tài người, đặng trả nợ. Kẻ đầy tớ nầy bèn sấp mình xuống nơi chân chủ mà xin rằng: Thưa chủ, xin giãn cho tôi, thì tôi sẽ trả hết! Chủ bèn động lòng thương xót, thả người về, và tha nợ cho.”

Trong phân đoạn Kinh Thánh này, có khả năng người đầy tớ chưa bao giờ nhận được sự tha thứ vô điều kiện của chủ mình về mặt tinh thần. Cậu ta chỉ nhận được những gì mình đòi hỏi – gia hạn thời gian để hoàn trả những khoản nợ. Vì cậu ta chưa từng nhận được sự tha thứ trong lòng, cậu ta cũng không thể cho đi. Người không được tha thứ sẽ không tha thứ và người không được chấp nhận có xu hướng không bao giờ chấp nhận người khác. Cũng vậy, khi bị trói buộc với sự tổn thương, chúng ta làm tổn thương người khác; bị buộc trói với cảm giác bị từ chối, chúng ta từ chối người khác.

Thực tế, nhiều người trong chúng ta chưa trải nghiệm được tình yêu thương vô điều kiện của Cha Thiên Thượng, có thể chúng ta chỉ mới tiếp nhận trong lý trí, và vì lý do đó, thật khó để chúng ta tha thứ cho người khác, là điều chúng ta cần làm trước hết để nhận được sự chữa lành cần thiết.

Chúng ta gặp khó khăn khi tiếp nhận sự tha thứ từ Chúa vì con người chúng ta thấy khó để tha thứ cho nhau. Những người xuất thân từ những gia đình rối loạn, tại đó sự phát triển của niềm tin cơ bản đã bị tổn hại, sẽ đặc biệt gặp khó khăn trong việc tin tưởng và tiếp nhập sự tha thứ trọn vẹn và miễn phí.

Trái lại, sự oán giận không chỉ không lành mạnh mà còn mang đến sự hủy hoại cho bản thân. Sự oán giận là yếu tố dẫn đến tất cả triệu chứng nghiện, nó mở rộng cửa chào đón đủ các loại vấn đề nghiêm trọng đang diễn ra. Một căn nguyên của sự oán giận có thể bắt đầu từ lúc còn nhỏ, thường thấy ở những đứa trẻ chống nghịch cha mẹ và tiếp diễn với những hành vi phá hoại trong suốt phần đời còn lại. Sự chữa lành bị trì hoãn bởi sự oán giận và cay đắng chất chứa trong lòng.

Dịch: Someone

Nguồn: Adrian Chua

Bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like