Home Chuyên Đề Chữa Lành Đứa Trẻ Bên Trong Bạn – Phần 3: Sự thiếu tình cảm của con người

Chữa Lành Đứa Trẻ Bên Trong Bạn – Phần 3: Sự thiếu tình cảm của con người

by AdrianChua
30 đọc

Tuy nhiên, đáng buồn thay, khi chúng ta chào đời, thay vì được nhận biết tình yêu tuyệt vời, kỳ diệu của Chúa thì chúng ta lại đến với tình yêu có điều kiện không hoàn hảo của con người.

Tình yêu không hoàn hảo của con người hay chính là những tổn thương của cha mẹ có thể để lại những vết thương sâu trong lòng mỗi chúng ta, bởi lẽ tình yêu của cha mẹ là tình yêu đầu tiên chúng ta được nhận lãnh khi chào đời. Tình yêu không hoàn hảo này thường dẫn đến sự chối bỏ. Việc bị chối bỏ, không được chấp nhận thường gây ra những cảm xúc như đau khổ, oán hờn, giận dữ và đắng cay. Cha mẹ hay người giám hộ càng nuôi dưỡng chúng ta theo cách xa rời tình yêu thiêng liêng, tuyệt diệu của Đức Chúa Trời thì càng tạo nên khoảng trống lớn trong tâm hồn chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta có thể nội hoá hoặc ngoại hoá sự thiếu tình cảm của con người mà chúng ta đang nếm trải. Những tranh chiến nội tâm chưa được giải quyết khi còn bé sẽ để lại những tổn thương sâu sắc bên trong tâm hồn đứa trẻ ấy và kéo dài mãi đến khi trưởng thành. Nó trói buộc người trưởng thành ấy vào những kiểu hành vi không đứng đắn. Vì vậy mà nhiều người trưởng thành về mặt thân thể nhưng lại chưa trưởng thành về cảm xúc. 

Mặt khác, việc nội hoá sự thiếu tình cảm của con người, nghĩa là con người chúng ta có khuynh hướng nội hoá kí ức bị bỏ rơi hay bị từ chối mà chúng ta từng chịu đựng. Những phản ứng ấy lại dẫn đến hàng loạt những cảm xúc tiêu cực và cảm giác bất an như cơn giận tiềm ẩn, sự tự huỷ hoại bản thân. Đây là hệ luỵ của việc bị người khác từ chối hay bỏ rơi, rối loạn ăn uống, rối loạn tâm thần, tuyệt vọng, tự tử trí tuệ (từ chối học hỏi và trưởng thành), cuối cùng dẫn đến tự sát thật. Thật vậy, sự thiếu thốn tình cảm là nguyên nhân chính gây ra các hành vi rối loạn tâm thần và nhân cách. Một mối liên hệ lành mạnh giữa người với người bắt đầu từ việc yêu nhau như Lời Chúa dạy: Hãy yêu người lân cận như chính mình (Ma-thi-ơ 22:39).

Trái lại, chúng ta còn có xu hướng ngoại hoá sự thiếu hụt tình cảm này bằng cách chuyển hoá những tổn thương vì bị chối bỏ trở nên cơn giận bùng phát dẫn đến các bệnh xã hội, nổi loạn chống lại nhà cầm quyền, tình dục vô luân (nghĩa là cân bằng tổn thương ấy qua ham muốn tình dục), nghiện ngập, cưỡng chế như ma tuý, rượu hay chủ nghĩa vật chất,…

Nói một cách đơn giản thì sự thiếu thốn tình yêu ấy dễ tạo nên khoảng trống vô cực và khiến bóng tối, nỗi tuyệt vọng chiếm lấy chúng ta, để rồi kẻ thù xâm nhập vào đời sống chúng ta cách dễ dàng.

Fuminnori Nakamura, một tác giả người Nhật Bản đã thu hút sự chú ý của quốc tế vào năm 2012 khi cuốn tiểu thuyết “The Thief” (“Kẻ Móc Túi”) của anh được xếp hạng “cuốn tiểu thuyết của năm” do tạp chí The Wall Street bình chọn. Vào tháng 3 năm đó, quyển tiểu thuyết này cũng được đề cử giải thưởng bởi Thời báo Los Angeles. Một tiểu thuyết gia, Fuminori Nakamura đã tự mô tả mình là một người bi quan và ông nghĩ rằng mọi người đều có một mặt tối bị mắc kẹt bởi hoàn cảnh, bởi xã hội và chính những kỳ vọng nơi đó.

Bên cạnh đó, ông còn là tác giả của những cuốn tiểu thuyết “The Gun”, “The child in the ground”, “Last winter”, “We parted” and “Evil and the mask”. Trong tất cả những cuốn sách này, ông không chỉ viết về tội ác mà còn bày tỏ động lực thúc đẩy phía sau những hành động đó, như nỗi cô đơn, tuyệt vọng, áp lực và căng thẳng, căng thẳng và kỳ vọng dành cho mọi người – tất cả các yếu tố buộc đứa trẻ bên trong phải nổi dậy. Họ là những người sống một cuộc sống hoàn toàn bình thường, nhưng đột nhiên trở thành một người khác khi đứa trẻ nội tâm trỗi dậy.

Phúc âm Mác 7:21-23 cũng cho chúng ta biết rằng mọi ý tưởng hung ác đều bởi lòng người mà ra, bởi lẽ“Vì thật là tự trong, tự lòng người mà ra những ác-tưởng, sự dâm dục, trộm cướp, giết người, tà dâm, tham lam, hung-ác, gian dối, hoang đàng, con mắt ganh đố, lộng ngôn, kiêu ngạo, điên cuồng. Hết thảy những điều xấu ấy ra từ trong lòng thì làm cho dơ-dáy người.”

Khi lớp nền bên trong tâm hồn chúng ta bị phủ đầy những vết thương vì bị phủ nhận, không trung thực với cảm xúc của mình, những chấn thương ẩn sâu hay những nhu cầu không được đáp ứng như mong muốn,… và rồi chúng lại tiếp tục phủ dày hơn. Điều đó khiến tấm lòng chúng ta càng thêm tổn thương và tâm trí và trí tuệ bị rối loạn chức năng. Đáng tiếc thay, những lựa chọn lẫn hành vi của chúng ta khi trưởng thành lại bị tác động bởi một chuỗi phản ứng bởi những tổn thương và những ký ức đau thương khi bé. Do đó, cuộc sống của chúng ta đang bị những đứa trẻ nội tâm đầy tổn thương điều phối nếu những tổn thương ngày bé chưa được chữa lành.

Dịch: Someone

Nguồn: Adrian Chua

Bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like