Home Chuyên Đề Sự Ăn Năn Dành Cho Người Do Thái – Đức Tin Dành Cho Dân Ngoại

Sự Ăn Năn Dành Cho Người Do Thái – Đức Tin Dành Cho Dân Ngoại

by Sưu Tầm
30 đọc

Tôi là một người hâm mộ Sứ đồ Phao-lô. Một người hâm hộ không hổ thẹn của người đàn ông đã làm cho tôi thấy được lẽ thật và hiểu được Sự Mầu Nhiệm về Chúa Giê-xu Christ ở trong tôi, thậm chí hơn cả Phúc Âm. Tôi thờ phượng Chúa Giê-xu và chỉ mình Ngài, nhưng tôi theo Phao-lô và tôi cảm thấy hối tiếc nếu bạn không theo ông ấy.

Bởi vì tôi thấy được rằng các sách Phúc Âm thường có nhiều điều mà văn hóa của tôi không thể làm cho tôi hiểu được. Ví dụ: Tôi không thể nào hiểu được làm thế nào mà có rất nhiều người tin vào Chúa Giê-xu là những người vẫn còn có cánh tay phải và mắt bên phải của mình. Vì Chúa Giê-xu phán: hãy chặt nó đi và móc nó ra nếu chúng gây cho bạn phạm tội. Nhưng tôi biết cánh tay phải và mắt bên phải của mọi người đã gây cho họ phạm tội và họ vẫn còn giữ chúng. Nhưng họ vẫn tuyên bố rằng họ đi theo Chúa Giê-xu. Điều này đã làm cho tôi bối rối trong một khoảng thời gian bởi vì tôi thực sự yêu Chúa Giê-xu và rất muốn làm hài lòng Ngài. Tôi là người chơi ghi-ta và không có chắc chắn rằng làm thế nào mà tôi có thể chơi ghi-ta giỏi chỉ với một cánh tay.

Một ví dụ khác: Ma-thi-ơ 25:1-13, ẩn dụ về mười người nữ đồng trinh, là câu chuyện về một người nam đi để lấy 10 cô dâu cùng một lúc, và Chúa Giê-xu khiến nhân vật kỳ quặc này thành anh hùng trong câu chuyện của Ngài. (Đó là cách tôi thấy trong câu chuyện này). Chúa Giê-xu không biết đa thê là sai trái sao? Không! Người Do Thái không nhìn câu chuyện này theo cách như vậy. Trong khi người Hy Lạp và Rô-ma từ lâu đã xem điều đó là phạm pháp, nhưng đa thê luôn luôn thịnh hành giữa những người Do Thái. Ngay cả Martin Luther đã phàn nàn về việc đa thê của người Do Thái trong thời của ông. Chúa không bao giờ phán xét họ về việc đa thê, thực tế, Chúa Giê-xu, Con của Đa-vít, đến từ người vợ thứ bảy của Đa-vít, là bà Bết-sê-ba.

Và sau đó, một ngày kia tôi đã đọc những lời của Chúa Giê-xu trong Ma-thi-ơ 15:24 Ngài đáp: ‘Ta được sai đến, chỉ vì những chiên lạc mất của nhà Y-sơ-ra-ên mà thôi’”.

Ồ, điều này làm rõ cho tôi về lý do mà tôi không thể hiểu được Chúa Giê-xu trong một vài trường hợp. Thậm chí Ngài phán với các sứ đồ của Ngài: “Đừng đi vào vùng dân ngoại, cũng đừng vào một thành nào của dân Sa-ma-ri”.

Bạn thấy rằng Chúa Giê-xu đã không được sai đến cho chúng ta là Dân Ngoại và Giao Ước Mới này không thực thi với chúng ta nhưng với người Do Thái và cho người Do Thái. Vậy, một số điều mà Chúa Giê-xu phán không bao giờ dành cho tôi. Giống như những gì Ngài phán với các sứ đồ của Ngài trong Ma-thi-ơ 19:28 Đức Chúa Jêsus đáp: ‘Thật, Ta bảo các con, đến thời đại muôn vật đổi mới, khi Con Người sẽ ngự trên ngai vinh quang của Ngài thì các con là những người đã theo Ta, cũng sẽ ngồi trên mười hai ngai, để xét đoán mười hai bộ tộc Y-sơ-ra-ên’”. Điều này có nghĩa rằng mục vụ của họ LUÔN LUÔN dành cho người Do Thái rõ ràng cho đến cuối cùng.

Tại sao tôi đã không được dạy về điều này? Những nhà cố vấn của tôi, một số người là những giáo sư Kinh Thánh vĩ đại, nhưng họ không biết lẽ thật này. Không một ai. Rõ ràng họ cũng không được dạy về điều này.

Bạn thấy đó, chúng ta có xu hướng nghĩ rằng nếu một quyển sách trong Kinh Thánh nằm bên phải sách Ma-la-chi thì nó bắt buộc phải dành cho chúng ta. Nhưng, có đúng như vậy không? Hãy nhìn vào Gia-cơ 1:1 “Gia-cơ, đầy tớ của Đức Chúa Trời và của Chúa là Đức Chúa Jêsus Christ, kính gửi MƯỜI HAI BỘ TỘC đang sống tản lạc khắp nơi. Chúc anh em an vui”!

Quyển sách này đã được viết cho một nhóm người cụ thể là những người đang sống tản lạc được gọi là “dân di cư” có nghĩa là không phải tôi và sẽ không bao giờ là tôi. Ý tôi muốn nói là tôi có thể chuyển đến Ê-phê-sô vào ngày mai và trở thành một người Ê-phê-sô hoặc đi đến Cô-rinh-tô và trở thành người Cô-rinh-tô. Nhưng tôi không bao giờ có thể trở thành một thành viên của 12 chi phái đó.

Nó quá cụ thể. Và để chứng minh rằng nó đã được viết cho người Do Thái, chữ thứ bảy (thứ 14 trong bản Kinh Thánh Tiếng Việt – BHĐ) trong câu thứ hai của chương 2 là “nhà hội” và không phải là “hội thánh” khi các dịch giả cố gắng “Ngoại” quyển sách này một chút ít. Phao-lô không bao giờ nhầm lẫn giữa hội thánh và nhà hội. Nhưng Hội thánh của Gia-cơ LÀ nhà hội.

Nhưng, những gì các nhà thần học nói rằng, họ gọi sách Gia-cơ, 1 & 2 Phi-e-rơ, 1, 2, 3 Giăng và Giu-đe là “Các Thư Tín Chung” như thể chúng áp dụng cho tất cả. Nhưng tôi đã tìm thấy rất nhiều vấn đề với loại suy nghĩ này.

Ví dụ: Gia-cơ 2:22-26 “22 Bạn thấy đó, đức tin đi đôi với hành động, và nhờ hành động mà đức tin trở nên trọn vẹn. 23 Như thế, lời Kinh Thánh đã được ứng nghiệm: ‘Áp-ra-ham tin Đức Chúa Trời, và nhờ đó ông được kể là công chính’ và được gọi là bạn của Đức Chúa Trời. 24 Anh em thấy đó, người ta được xưng công chính bởi hành động chứ không chỉ bởi đức tin mà thôi. 25 Cũng vậy,chẳng phải kỹ nữ Ra-háp đã được xưng công chính bởi hành động, khi bà tiếp rước các sứ giả và đưa họ đi bằng một con đường khác sao? 26 Xác không có hồn thì chết, đức tin không có hành động cũng chết như vậy”.

Như là một hậu quả khi tôi nghe về từ “đức tin,” tôi đã được lập trình để nghe trong đầu của mình rằng “đức tin không có việc làm thì chết” là điều đã bỏ đi phần lớn sự mặc khải của Phao-lô. Hãy chú ý đến những Phao-lô viết trong Rô-ma 4:3-6 “3 Vì Kinh Thánh nói gì? ‘Áp-ra-ham tin Đức Chúa Trời, và nhờ đó ông được kể là công chính.’ 4 Đối với người làm việc, tiền công không được kể là ân huệ,nhưng phải kể là nợ; 5 còn với người không làm việc, nhưng tin vào Đấng xưng công chính cho người có tội thì đức tin của người ấy được kể là công chính. 6 Vì vậy, khi đề cập về phước hạnh của người được Đức Chúa Trời nhìn nhận là công chính không bởi việc làm”.

Nghe có vẻ như là đức tin không việc làm là công chính, đó là theo Phao-lô.

Tôi đã nghe những nhà thân học giỏi nhất cố gắng pha trộn chúng và tất cả họ đều thất bại thảm hại. Làm sao họ có thể pha trộn được khi họ nói những điều ngược lại? Nhưng họ phải cố gắng bởi vì họ biết nó khó hiểu với những người nghe họ. Và bởi vì chính họ cũng không có khái niệm về phần của người Do Thái trong hội thánh, họ để cho những người nghe họ trong sự bối rối. Còn tôi, tôi không thấy bối rối nào nữa. Tôi tin cả Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời nhưng không phải cả Kinh Thánh được viết cho tôi.

Tôi có thể sử dụng tất cả Kinh thánh, như Phao-lô đã làm rõ trong 2 Ti-mô-thê 3:16 “Cả Kinh Thánh đều được Đức Chúa Trời cảm thúc, có ích cho sự dạy dỗ, khiển trách, sửa trị và huấn luyện trong sự công chính”.

Và tôi đặc biệt thích phân đoạn này:

II Cô-rinh-tô 1:18-20 “18 Thật, như Đức Chúa Trời là thành tín, lời chúng tôi nói với anh em không phải lúc thì ‘Có’ lúc thì ‘Không’ đâu. 19 Vì Đức Chúa Jêsus Christ, Con Đức Chúa Trời, Đấng mà chúng tôi là Sin-vanh, Ti-mô-thê và tôi đã rao giảng giữa anh em, không phải lúc thì ‘Có’ lúc thì ‘Không’ đâu, nhưng trong Ngài thì luôn luôn ‘Có’. 20 Vì trong Ngài, tất cả mọi lời hứa của Đức Chúa Trời đều là ‘Có’. Do đó, cũng bởi Ngài mà chúng ta đều nói ‘A-men’ để tôn vinh Đức Chúa Trời”.

Vì vậy, tất cả những lời hứa mà Chúa đã hứa là dành cho chúng ta, nhưng không phải là tất cả những luật lệ là dành cho chúng ta. Sự phân chia này rất rõ ràng trong Công vụ 15:23-29 và nhiều năm sau đó đã được xác nhận lại trong Công vụ 21:21-26 và ĐÃ KHÔNG BAO ĐƯỢC CHỈNH SỬA LẠI. Một số người nói rằng nó đã được chỉnh sửa lại bởi Phao-lô trong Rô-ma 10:12, “Không có sự phân biệt giữa người Do Thái và người Hy Lạp, vì cùng chung một Chúa là Chúa của mọi người, Đấng ban ơn dư dật cho mọi người kêu cầu Ngài”.

Ông không chỉnh sửa lại những điều luật mà hội thánh đã quyết định có sự đồng ý của tập thể. Trong thực tế, ông đang chỉ ra thực tế về sự khác biệt của chúng ta với người Do Thái nhưng đó là tất cả chúng ta đều có được sự công chính trong cùng một cách. Chúng ta phải tin vào Chúa Giê-xu. Ý tưởng đó “không khác” với ý tưởng đã thiết lập bởi Phi-e-rơ trong Công vụ 15:8-9 ngày mà họ đưa những điều luật này.

Bấy giờ, 7-10 năm sau khi Chúa Giê-xu phục sinh không một dân ngoại nào được cứu. Sau đó một phép lạ xảy ra, Sau-lơ, người Tạt-sơ đã được cứu. Sau-lơ là một kẻ tàn nhẫn đối với hội thánh, đánh đập họ giống như súc vật. Ông trở thành Phao-lô, Sứ đồ cho… cho Dân Ngoại.

Người dã man, người ngoại đạo, người ngoại, các dân tộc, Người Barbarian, người Hy Lạp và Dân Ngoại đó là những cái tên đã được đặt cho những người không phải là người Do Thái trên cả thế giới. Nhóm này trở thành đối tượng mục tiêu của Phao-lô bởi vì đó là sứ mạng mà Chúa Giê-xu đã giao cho ông.

Nhưng lúc đó, không có Dân Ngoại nào đã được cứu – sau đó, một phép lạ khác đã xảy ra, một người Rô-ma tên là Cọt-nây, Dân Ngoại, đã được cứu rất khác so với cách mà người Do Thái được cứu. Tất cả vẫn là về Chúa Giê-xu nhưng rất khác nhau trong tiến trình.

Bởi vì Phi-e-rơ đã cáo buộc người Do Thái giết Đấng Mê-si-a của họ và không tin Chúa Giê-xu là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời. Họ được lệnh phải thay đổi cách họ suy nghĩ hoặc “ăn năn” và làm báp-tem để bôi xóa tội lỗi. Nhưng đó không phải là tất cả những gì mà ông đã nói với Dân Ngoại này.

Cọt-nây chỉ ngôi đó và lắng nghe, khi Thánh Linh đặt, “những lời để nhờ đó ngươi và cả nhà ngươi sẽ được cứu rỗi”. Đây là phần hợp lý của sứ điệp của Phi-e-rơ: Công vụ 10:43-45 “43 Tất cả các nhà tiên tri đều làm chứng rằng ai tin Ngài thì nhờ danh Ngài được tha tội. 44 Khi Phi-e-rơ còn đang nói thì Đức Thánh Linh giáng trên mọi người nghe đạo. 45 Các tín hữu chịu cắt bì, là những người cùng đi với Phi-e-rơ, đều kinh ngạc vì quà tặng là Đức Thánh Linh cũng tuôn đổ trên các dân ngoại nữa”.

Đức tin là tất cả những gì cần thiết cho Dân Ngoại để tiếp nhận, trong khi Sự Ăn Năn là điều cần thiết cho dân Do Thái.

Cánh cửa đã được mở ra thông qua Phi-e-rơ vì ông đã tin, nhưng đó là sứ mạng của Phao-lô.

Phao-lô, người có thể sẽ chịu khổ cho danh Chúa Giê-xu nhiều hơn bất cứ ai khác. Phao-lô, Cơ đốc nhân độc thân vĩ đại nhất đã từng sống. Phao-lô là người đã sống ở Đa-mách và Ả-rập trong 3 năm cho việc huấn luyện tiếp nhận, và tiếp nhận từ Chúa Giê-xu mà không ai đã từng nghe trước đây là “Đấng Christ ở trong chúng ta là Dân Ngoại, là niềm hi vọng vinh quang”. Bây giờ ông đã có một số điều để nói, và nói chúng ra, ông đã làm điều đó, không giống như bất kỳ ai khác.

Ông đã giảng đạo cho người Pha-ri-si và người Sa-đu-sê. Ông đã giảng đạo cho Phê-lít, Phê-tu, và Vua Ạc-ríp-pa. Ông đã giảng đạo cho cả Tiểu Á và trong Ma-xê-đô-ni-a, A-chai và Rô-ma. Thậm chí, ông đã giảng đạo trong cung điện của Nê-rô và đã chinh phục gần như hầu hết tất cả mọi người trong đó. Và ông vẫn tiếp tục giảng đạo ngày nay.

Rô-ma 5:6 Đang khi chúng ta còn yếu đuối thì đúng kỳ hạn Đấng Christ chịu chết vì kẻ có tội”.

Rô-ma 5:8 “Nhưng Đức Chúa Trời bày tỏ lòng yêu thương của Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là tội nhân thì Đấng Christ đã chết thay cho chúng ta”.

Rô-ma 5:10 “Vì nếu khi chúng ta là kẻ thù nghịch mà nhờ sự chết của Con Ngài, chúng ta còn được hòa giải với Đức Chúa Trời thì huống chi nay đã được hòa giải rồi, chúng ta lại càng được cứu nhờ sự sống của Con Ngài là dường nào”.

Phần đóng góp của tôi trong Ga-la-ti 2:6-8: “6 Còn về những nhân vật được coi là tôn trọng (trước kia họ có là gì đi nữa thì cũng chẳng can hệ gì đến tôi; Đức Chúa Trời không thiên vị ai cả) thì họ cũng chẳng đóng góp thêm gì cho tôi. 7 Trái lại, khi họ thấy việc giảng Tin Lành cho người không được cắt bì đã giao cho tôi, cũng như việc giảng Tin Lành cho người được cắt bì đã giao cho Phi-e-rơ, 8 vì Đấng đã hành động trong Phi-e-rơ để sai ông làm sứ đồ cho những người được cắt bì, cũng hành động trong tôi để sai tôi làm sứ đồ cho dân ngoại”.

Phúc Âm được rao giảng theo hai cách. Phao-lô thực sự đã nhận định chúng là hai Phúc Âm.

Kinh Thánh nói với chúng ta rằng Phao-lô đã ở Đa-mách, có khả năng là nơi mà ông tiếp nhận sự mặc khải mầu nhiệm về các thời đại. Sứ điệp đã khiến cho mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời hướng về tương lai của chúng ta hơn là quá khứ của chúng ta, bởi vì đức tin là sự xác quyết về những điều mình đang hy vọng (tương lai), sự ăn năn là về những gì bạn đã phạm sai lầm (quá khứ).

Hãy nhớ rằng, sự ăn năn dành cho người Do Thái và đức tin dành cho Dân Ngoại.

Và từ “Đa-mách” nghĩa là “yên lặng là thợ dệt vải bao bố,” Tiếng thợ dệt vải bao bố về sự ăn năn trở nên yên lặng tại nơi Chúa Giê-xu đã giao cho Phao-lô sứ điệp đức tin.

Phao-lô đã nói rằng: “Hãy noi gương tôi, như chính tôi noi gương Đấng Christ vậy” và câu này đã tạo ra một tín hữu như tôi.

Dịch: Nau Puih

Nguồn: John Hollar

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like