Home Dưỡng Linh Mạnh Sức Trong Chúa – Phần 14: Bình an và Lo âu

Mạnh Sức Trong Chúa – Phần 14: Bình an và Lo âu

by AdrianChua
30 đọc

Phi-líp 4: 6-8 đã chép rằng:

“6 Chớ lo phiền chi hết, nhưng trong mọi sự hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin, và sự tạ ơn mà trình các sự cầu xin của mình cho Đức Chúa Trời. 7 Sự bình an của Đức Chúa Trời vượt quá mọi sự hiểu biết, sẽ giữ gìn lòng và ý tưởng anh em trong Đức Chúa Jêsus Christ.

 8 Rốt lại, hỡi anh em, phàm điều chi chân thật, điều chi đáng tôn, điều chi công bình, điều chi thanh sạch, điều chi đáng yêu chuộng, điều chi có tiếng tốt, điều chi có nhân đức đáng khen, thì anh em phải nghĩ đến.”

Có một gia đình nọ tiễn người bà lên chuyến bay đầu tiên của bà, bà không thích đi máy bay. Khi họ gặp lại bà ở sân bay khi trở về, một trong những thành viên trong gia đình đã hỏi giỡn rằng “Máy bay chở nổi bà nhỉ”? Bà trả lời một cách cộc cằn “Ừ”, nhưng nhanh chóng thêm vào “nhưng nổi vì bà không thả hết toàn bộ trọng lượng của bà lên nó!”

Nhiều Cơ đốc nhân như cũng như bà đó vậy. Sự thật là, đời sống chúng ta đang được gìn giữ hoàn toàn bởi Chúa, nhưng chúng ta sợ đặt toàn bộ sức nặng của mình lên Ngài. Kết quả là, chúng ta thường bị quấy rầy bởi lo lắng và nỗi sợ và không thể hoàn toàn tận hưởng chuyến bay.

Lo lắng và sợ hãi là kẻ trộm đi sự  bình an và niềm vui lớn nhất!

Lo lắng vô nghĩa

Lo lắng là một hoạt động không có kết quả. Chúa Giê-xu đã hỏi: “27 Vả lại, có ai trong vòng các ngươi lo lắng mà làm cho đời mình được dài thêm một khắc không”? (Ma-thi-ơ 6: 27).

Lo lắng làm lãng phí năng lượng và không đưa đến đâu cả. Nó bóp méo suy nghĩ của chúng ta. Khi chúng ta lo lắng, chúng ta có xu hướng nhìn vào các tình huống qua kính lúp làm cho những vấn đề lớn hơn thực tế. Đống đất trở thành núi và chúng khiến chúng ta mất tầm nhìn về Đấng mà chúng ta thuộc về.

Ma-thi-ơ 6: 25-33 đã chép:

  “25 Vậy nên ta phán cùng các ngươi rằng: Đừng vì sự sống mình mà lo đồ ăn uống; cũng đừng vì thân thể mình mà lo đồ mặc. Sự sống há chẳng quí trọng hơn đồ ăn sao, thân thể há chẳng quí trọng hơn quần áo sao? 26 Hãy xem loài chim trời: Chẳng có gieo, gặt, cũng chẳng có thâu trữ vào kho tàng, mà Cha các ngươi trên trời nuôi nó. Các ngươi há chẳng phải là quí trọng hơn loài chim sao? 27 Vả lại, có ai trong vòng các ngươi lo lắng mà làm cho đời mình được dài thêm một khắc không? 28 Còn về phần quần áo, các ngươi lại lo lắng mà làm chi? Hãy ngắm xem những hoa huệ ngoài đồng mọc lên thể nào; chẳng làm khó nhọc, cũng không kéo chỉ; 29 nhưng ta phán cùng các ngươi, dẫu vua Sa-lô-môn sang trọng đến đâu, cũng không được mặc áo tốt như một hoa nào trong giống đó.30 Hỡi kẻ ít đức tin, loài cỏ ngoài đồng, là giống nay còn sống, mai bỏ vào lò, mà Đức Chúa Trời còn cho nó mặc đẹp thể ấy thay, huống chi là các ngươi! 31 Ấy vậy, các ngươi chớ lo lắng mà nói rằng: Chúng ta sẽ ăn gì? Uống gì? Mặc gì? 32 Vì mọi điều đó, các dân ngoại vẫn thường tìm, và Cha các ngươi ở trên trời vốn biết các ngươi cần dùng những điều đó rồi. 33 Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa”.

Chúa quan tâm đến các loài chim, hoa và động vật. Vậy khi chúng ta lo lắng, điều đó cho thấy chúng ta nghĩ chúng ta ít quan trọng đối với Chúa hơn những điều này.

Sự bình an của Đức Chúa Trời

“…7 Sự bình an của Đức Chúa Trời vượt quá mọi sự hiểu biết, sẽ giữ gìn lòng và ý tưởng anh em trong Đức Chúa Jêsus Christ”. 

Đây không chỉ là kiểu tâm lý bình an chúng ta rèn luyện được mà là một lời hứa từ Chúa rằng sự bình an của Ngài đứng vững như một người lính canh bảo vệ con người bên trong chúng ta, tấm lòng của chúng ta. Lúc đương trong thử thách chúng ta đến gần Chúa qua lời cầu nguyện, trút bầu tâm sự nơi Ngài, trao lại hoàn toàn sự lo lắng và sợ hãi cho sự tể trị của Ngài thì sự bình an của Ngài sẽ bảo vệ tấm lòng và tâm trí của chúng ta. Vấn đề là nhiều người trong chúng ta không thể đặt toàn bộ trọng lượng của mình trên Ngài. Như vậy, chúng ta bị tước đi cuộc sống dư dật mà Ngài đến để ban cho chúng ta.

 Ê-sai 26: 3 có chép:

“3 Người nào để trí mình nương dựa nơi Ngài, thì Ngài sẽ gìn giữ người trong sự bình yên trọn vẹn, vì người nhờ cậy Ngài”.

Khi chúng ta nhìn vào Ê-sai, chúng ta có thể thấy rằng lời hứa tuyệt vời này đã được đưa ra trong thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử Y-sơ-ra-ên. Sách này chứa đầy sự phán xét đối với những người vô đạo đức và thờ thần tượng. Dân Giu-đa đã phạm tội; các quốc gia xung quanh đã phạm tội; thật ra, cả thế giới đang sống trong tội lỗi. Như vậy, nếu chỉ khi chúng ta học cách giữ niềm tin và tâm trí của mình tập trung vào Chúa là Đấng tể trị, mạnh mẽ và yêu thương, chúng ta luôn có thể trải nghiệm sự bình an hoàn toàn!

Sức mạnh của sự đầu phục hoàn toàn

Sự bình an được hứa là sản phẩm phụ của sự tin tưởng và đầu phục hoàn toàn của chúng ta đối với Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta vẫn còn lo lắng sau khi cầu nguyện, chúng ta nên nghiêm túc kiểm tra đức tin của chúng ta vào Chúa một cách rõ ràng. Sự lo lắng bắt nguồn từ việc chúng ta thiếu niềm tin vào Đức Chúa Trời yêu thương và toàn năng. Lẽ thật này giúp cá nhân tôi đối phó với sự lo lắng và nhận ra rằng lo lắng là một tội lỗi. Khi chúng ta lo lắng, nó cho thấy chúng ta thực sự không tin Chúa. Điều đó nghĩa là tôi tin rằng Chúa không có khả năng hoặc Chúa không quan tâm. Nhưng theo Kinh Thánh, đây không phải là sự thật.Vì Chúng ta được yêu cầu trao tất cả sự lo lắng của mình cho Ngài

 “7 lại hãy trao mọi điều lo lắng mình cho Ngài, vì Ngài hay săn sóc anh em (1 Phi-e-rơ 5: 7).

 Hãy cảm tạ

“ …hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin, và sự tạ ơn mà trình các sự cầu xin của mình cho Đức Chúa Trời”.

Lời cảm tạ là sự rèn luyện đức tin một cách có chủ ý của chúng ta và phục tùng chủ quyền của Chúa. Chúng ta cảm ơn Chúa không chỉ trong những thời điểm tốt đẹp mà còn trong những thời điểm tồi tệ trong cuộc sống. Nếu chúng ta tiếp tục có thái độ biết ơn giữa khủng hoảng hay thử thách, chúng ta đang nói, ‘Lạy Chúa, Con không hiểu tại sao chuyện này lại đến với con, nhưng con phục tùng theo ý muốn của Ngài trong đời sống của con. con an nghỉ trong tình yêu và sự khôn ngoan của Ngài”. Một trái tim biết ơn tới Chúa, biết rằng mặc dù chúng ta không thấy cách làm của Ngài, nhưng chúng ta tin rằng Ngài sẽ đáp ứng mọi nhu cầu của chúng ta khi chúng ta trao mình cho Ngài. Bình an thực sự không phải là thiếu đi những mâu thuẫn, khủng hoảng hay thử thách, mà là có sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Cho đến khi và trừ khi chúng ta học cách từ bỏ làm chủ cuộc sống của mình và hoàn toàn đầu hàng chủ quyền của Ngài, chúng ta sẽ không thể được trao quyền và mạnh sức bởi sự bình an của Ngài.

Là con của Chúa, chúng ta phải là muối và ánh sáng, là nhân chứng sống của Chúa Giê-xu. Nếu một người không tin Chúa thấy chúng ta luôn luôn nặng trĩu lo lắng, họ sẽ không hỏi cách để họ có thể có những gì chúng ta đang có. Lo lắng và bình an là hai thứ loại trừ lẫn nhau. Vì vậy, chúng ta bắt buộc phải học cách trải nghiệm sự bình an của Đức Chúa Trời.

Dịch: Hoàng Gia

Nguồn: Arian Chua

Bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like