6. Hiểu Nghĩa Đen như Nghĩa Biểu Tượng
Bạn đã đúng, tiến trình này đi theo cả hai cách. Một vài cụm từ có nghĩa theo biểu tượng và không theo nghĩa đen và một số lời tiên tri có nghĩa theo nghĩa đen và không phải theo nghĩa biểu tượng. Ví dụ, các hội thánh tại A-si-a mà Giăng có nhắc đến trong Khải Huyền 1:4 là bảy hội thánh thực sự đã tồn tại trong thời điểm bức thư này được viết ra. Nó không có nghĩa là bức thư này được viết cho bảy “thời đại” của hội thánh suốt 2000 năm qua. Cũng không có nghĩa là nó được viết cho về bảy “kiểu” hội thánh hoặc các điều kiện khác nhau của hội thánh tồn tại trên thế giới này ngày nay. Trong khi áp dụng thực tiễn có thể được lấy từ điều kiện từ bảy hội thánh trên (như tình trạng hâm hẩm của hội thánh Lao-đi-xê), đừng mắc sai lầm khi cho rằng một cái gì đó mang nghĩa đen hoàn toàn mang tính biểu tượng.
Ví dụ khác về điều này là trong khái niệm của các con số. Khi sách Khải Huyền đề cập đến “một ngàn năm bình an” là nghĩa đen 1.000 năm hay chỉ là biểu tượng về một khoảng thời gian lâu dài nào đó? Tương tự như vậy, khi Giăng nói thì giờ đã gần rồi (Khải Huyền 1:3), và nhiều sự kiện ông đã mô tả “sắp phải xảy ra” (Khải Huyền 22:6), đó có phải gần và sắp xảy ra theo nghĩa đen hay là mang tính biểu tượng cho một khoảng thời gian trong tương lai? Hãy phân biệt sự khác nhau giữa nghĩa đen với nghĩa biểu tượng và phép so sánh với phép ẩn dụ khi bạn đọc sách Khải Huyền.
7. Bỏ Qua các Tham Chiếu Thời Gian
Điều này cũng trở thành một câu hỏi nghĩa đen với nghĩa biểu tượng. Nhưng rõ ràng là có hơn 100 câu nói về thời gian trong Tân Ước. Bạn có biết các từ/cụm từ tiếng Hy Lạp khác nhau được sử dụng cho “thời gian” trong mỗi tham chiếu này không? Cần nghiên cứu để chứng minh sự khác biệt và khi bạn so sánh Kinh Thánh với Kinh Thánh, bạn sẽ thấy rằng chúng dần dần giúp bạn hiểu được sách Khải Huyền hơn. Vì bức thư này đã được viết cho Hội Thánh Thế kỷ Đầu tiên bị bách hại, và chúng sẽ nói về những sự kiện rất “gần” và Chúa Giê-xu được trích dẫn khi phán “Ta đến mau chóng” (Khải Huyền 22:20), có một điều sắp xảy ra mà không thể phủ nhận được.
Một lần nữa, khi đọc các tham chiếu thời gian, xem xét các tham khảo chéo trong Cựu Ước. Ví dụ, trong Đa-ni-ên 8:26, Tiên tri Đa-ni-ên đã nói “phải giữ kín khải tượng đó, vì nó thuộc về tương lai xa” và trong Đa-ni-ên 12:4 ông một lần nữa nói “hãy giữ kín những lời nầy và niêm phong cuộn sách nầy lại cho đến kỳ cuối cùng.” Đa-ni-ên đã niêm phong lại những lời tiên tri của ông bởi vì nó sẽ không xảy ra sau khoảng 400-600 năm nữa. Nhưng trong Khải Huyền 22:10, Giăng nói “Đừng niêm phong những lời tiên tri trong sách nầy vì thì giờ đã gần rồi.” Có phải Đức Chúa Trời nghĩ rằng 400-600 năm cho Đa-ni-ên lâu hơn hơn 2000 năm cho Giăng không? Hoặc “gần” nghĩa thực sự là “gần” và “xa”nghĩa thực sự là “xa” không? Kinh Thánh không mâu thuẫn với chính mình, vì vậy, vấn đề đó có thể xử lý qua một sự hiểu biết đúng đắn về các tham chiếu thời gian.
8. Không hiểu “Ngôn ngữ Khải thị”
Xuyên suốt Kinh Thánh “ngôn ngữ khải thị” được sử dụng để mô tả sự hủy diệt bởi cơn thạnh nộ và phán xét của Đức Chúa Trời đối với kẻ thù của Ngài. Trong II Sa-mu-ên 22, sau khi Chúa cứu mạng Đa-vít khỏi tay Vua Sau-lơ, Đa-vít đã viết một bài ca về các đặc tính của Chúa “đất rung động và lung lay, nền các tầng trời cũng rung chuyển và rúng động, vì Ngài nổi giận. Khói bốc ra từ mũi Ngài; lửa thiêu rụi ra từ miệng Ngài, và than hồng cháy rực từ Ngài” (câu 8-9). Đa-vít mô tả Đức Chúa Trời như một con rồng đang phun lửa, “Ngài xé các tầng trời và ngự xuống” (câu 10) và bởi hơi thở ra từ mũi Ngài, lòng đại dương xuất hiện, thềm lục địa lộ ra (câu 16). Nhưng đó là những hình ảnh thơ ca để mô tả quyền năng và sức mạnh của Đức Chúa Trời, không phải là một sự mô tả về Đức Chúa Trời như một con rồng theo nghĩa đen đang san bằng quả đất này.
Cũng giống như loại ngôn ngữ được Giăng sử dụng, đặc biệt trong Khải Huyền 6:12-14 khi ông nói “Mặt trời trở nên tối như tấm vải lông đen, mặt trăng trở nên đỏ như máu, các vì sao trên trời rơi xuống đất như những trái xanh từ cây vả rụng xuống trong cơn gió mạnh. Bầu trời biến mất như quyển sách cuốn lại, tất cả các núi,các đảo đều bị dời khỏi chỗ mình.” Giăng đang sử dụng ngôn ngữ khải thị giống như lời Chúa Giê-xu trong Ma-thi-ơ 24 khi Ngài mô tả về sự phán xét của Đức Chúa Trời. Loại ngôn ngữ này xa lạ đối với chúng ta, nó có thể làm chúng ta nhìn vào sách Khải Huyền và mong đợi các sự kiện theo nghĩa đen từ ngôn ngữ khải thị. Nhưng người Do Thái Thế kỷ Đầu tiên hiểu được ngôn ngữ này bởi vì họ quen thuộc với Kinh Thánh Cựu Ước.
9. Cố gắng đặt “nước Mỹ” vào Kinh Thánh
Nếu bạn giống như tôi, bạn có thể đã lớn lên trong cái nhìn về Kinh Thánh một cách vị kỷ, tin rằng quốc gia này là trung tâm của mọi điều Chúa đang làm. Cách tiếp cận đó với Kinh Thánh khiến chúng ta tra cứu sách Khải Huyền để tìm ra chỗ nước Mỹ phù hợp và điều đó có thể khiến mọi người sai trật – và nhiều lần – dự đoán “ngày mai” sự cất lên sẽ xảy ra, và đề cập đến các cơn bão và thảm họa quốc gia để làm ứng nghiệm lời tiên tri khải huyền. Nhưng Hoa Kỳ không ở gần đó khi Giăng viết khải tượng này cho các hội thánh Thế kỷ Đầu tiên. Vì vậy, bạn sẽ không tìm thấy Tổng thống, đảng chính trị, hoặc quốc gia của bạn trong Sách Khải Huyền. Đối với độc giả ban đầu, nó sẽ vô nghĩa đối với hội thánh Thế kỷ Đầu tiên khi Giăng nói cho họ về những gì sẽ xảy ra một vài ngàn năm sau cho tất cả những người tại Hoa Kỳ, Vì vậy, đừng lãng phí thời gian cố gắng tìm tổng thống hoặc nhà lãnh đạo thế giới nào là “kẻ chống Chúa” – một thuật ngữ thậm chí không được sử dụng trong sách Khải Huyền, nhưng theo I Giăng 4:3 đó là một linh của sự chống đối Đấng Christ và đã “ở trong thế gian rồi” tại thời điểm Giăng viết Sách Khải Huyền.
Chúng ta rất muốn tin rằng chúng ta ở “trong sự pha trộn” và chúng ta sẽ thấy các sự kiện này trong cuộc đời của mình để chúng ta thuyết phục bản thân mình rằng chúng ta đang ở đó một lúc nào đó. Khi làm như vậy, chúng ta thất bại trong việc nhìn thấy Đấng Christ trong quyển sách này và khải tượng về sự vinh hiển của Ngài.
10. Quên mất đây là một Khải Tượng của Đấng Christ, Không phải là một ‘Chủ đề Tranh luận’
Hãy tưởng tượng có một giấc mơ hoặc khải tượng rất sống động, rất vinh quang đến nỗi bạn bị làm khó khi cố mô tả chi tiết cho người khác. Khải tượng của Giăng về Sự mặc khải của Chúa Giê-xu Christ là một điều gì đó không giống như bất cứ điều gì mà ông đã từng thấy hoặc tưởng tượng. Chắc chắn ông không có từ nào để mô tả sự hiện diện của Đấng Christ vinh hiển được minh chứng trong những cụm từ như “Mắt Ngài như ngọn lửa; chân như đồng đánh bóng đã được luyện trong lò; tiếng Ngài như tiếng nhiều dòng nước” (Khải Huyền 1:14-15, nhấn mạnh thêm). Giăng đã được ban cho khả năng nhìn vào cõi thuộc linh để nhìn xem những gì con người chưa từng nhìn thấy trước đây. Do đó, với con người và từ vựng hạn hẹp của mình, ông đã làm phần tốt nhất của mình, với sự hà hơi của Chúa, để cho chúng ta có một cái nhìn thoáng qua về thiên đàng.
Nếu bạn không hiểu hết về Sách Khải Huyền, thì bạn chắc chắn không phải người duy nhất. Việc giải nghĩa về nó đã được tranh luận bởi các học giả Kinh Thánh qua hàng thế kỷ. Nhưng thay vì cho phép nó trở thành một quyển sách gây chia rẽ, thì hãy cầu xin Đức Thánh Linh hướng dẫn bạn nhìn vào Kinh Thánh và đọc quyển sách này là chính nó – một quyển sách về sự thờ phượng và Sự Mặc Khải của Chúa Giê-xu – không phải là một quyển sách tranh luận hay bàn cãi. Cho dù bạn thấy mình là một người Vô Thiên Hy Niên, Tiền Thiên Hy Niên, hoặc Hậu Thiên Hy Niên, và cho dù bạn có quan điểm thuộc tiền chi phái, trung chi phái, hậu chi phái, hãy tin rằng những gì bạn tin là có cắn cứ vào những gì Kinh Thánh nói, không phải những gì mọi người khác đang nói hoặc phỏng đoán.
Cindi McMenamin là vợ của mục sư, giáo viên Kinh Thánh, diễn giả cho phụ nữ trong nước, và tác giả của một số quyển sách giúp đỡ người nữ làm vững mạnh mối quan hệ của họ với Đấng Christ và những người khác. Để biết thêm về mục vụ, các quyển sách, hoặc các bài báo miễn phí của bà để làm vững mạnh cho linh hồn, hôn nhân, hoặc nuôi dạy con cái của bạn, hãy ghé thăm website của bà tại www.StrengthForTheSoul.com.
Dịch: Nau Puih
Nguồn: Crosswalk.com
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com
10 Sai Lầm Phổ Biến Mọi Người Hay Mắc Phải Khi Đọc Sách Khải Huyền – Phần 1