Home Chuyên Đề Chữ Khắc Duy Nhất Liên Kết Giê-ru-sa-lem Thời Chúa Giê-xu Với Ngày Nay

Chữ Khắc Duy Nhất Liên Kết Giê-ru-sa-lem Thời Chúa Giê-xu Với Ngày Nay

30 đọc

Giê-ru-sa-lem, Israel – nhà khảo cổ học Israel đã phát hiện ra một liên kết duy nhất giữa thành Giê-ru-sa-lem 2.000 năm trước so với ngày nay. Họ phát hiện ra chữ khắc lâu đời nhất từng được tìm thấy trong cách đánh vần và phát âm tiếng Hê-bơ-rơ hiện đại của từ “Giê-ru-sa-lem.”

Trong thời gian trước khi tiến hành khai quật vào mùa đông năm ngoái của một con đường mới, nhóm khai quật phát hiện ra một cây cột với chữ khắc gần lối vào thành Giê-ru-sa-lem.

Cây cột khắc chữ là một phần của buổi triển lãm mới có những hiện vật duy nhất từ thủ đô tại phòng trưng bày Bảo Tàng Đền Thờ Thứ Hai Israel. Đây là báu vật mới nhất từ thời điểm Chúa Giê-xu trong buổi triển lãm này.

Chữ khắc này viết, Hananiah bar Dodalos m’Yerushalayim – nghĩa là Hananiah, con trai Dodalos, từ thành Giê-ru-sa-lem.

Dudi Mevorach là người phụ trách cấp cao của Khảo Cổ Hy-lạp, Rô-ma và Byzantime tại Bảo Tàng Israel ở Giê-ru-sa-lem.

“Chúng tôi ngạc nhiên vì từ Giê-ru-sa-lem đã được khắc giống như giống như cách chúng ta viết và phát âm ngày nay: Yerushalayim,” Mevorach nói với CBN News. “Đây là lần đầu tiên chúng ta có một bản chữ khắc loại này từ 2.000 năm trước, từ thời điểm của Thời Kỳ Đền Thờ Thứ Hai.”

Theo Mevorach, cái tên Yerushalayim có trên đồng tiền xu từ cuộc nổi dậy lớn của người Do Thái chống lại Rô-ma vào năm 70 S.C, nhưng những đồng tiền xu đó có một sự kiện chính trị.

“Ở đây, không có sự kiện nào cả,” Mevorach nói. “Nó chỉ là một nghệ nhân từ một làng gốm, nói lên tên của mình, tên cha của mình và nói lên rằng ông không phải từ ngôi làng đó mà là từ thành lớn, từ Yerushalayim, Giê-ru-sa-lem.”

Nhà khảo cổ học Danit Levy của Israel là người phụ trách việc khai quật.

Địa điểm là một xưởng gốm bắt đầu phát triển vào cuối thế kỷ thứ 2 T.C… và tiếp tục đến thời kỳ Rô-ma thế kỷ thứ 2 S.C ,” Levy giải thích.

Trong thời gian khai quật, những người đào phát hiện ra các nền móng của một cấu trúc Rô-ma được chống đỡ bởi các cột trụ. Một trong số chúng là trụ cột mà người Rô-ma tái sử dụng. Nó được khắc bởi một dòng chữ A-ram bằng chữ tiếng Hê-bơ-rơ trong thời đại vua Hê-rốt Đại Đế.

“Tôi thấy cây cột với chữ khắc. Nó không được rõ ràng lắm nhưng tôi có thể nhận ra một vài chữ cái và tôi thấy nó trong tiếng Hê-bơ-rơ,” Levy nói với CBN News trong ngày tìm thấy các hiện vật.

“Tôi thực sự hào hứng. Trái tim tôi đã đập rất nhanh và tôi nghĩ rằng mọi người xung quanh tôi có thể nghe thấy nhịp đập của nó. Tôi thực sự hào hứng bởi vì tôi đã không ngờ sẽ tìm thấy được nó,” cô nói.

Địa điểm này cách Thành Cũ (Old City) khoảng 6,5 – 7 km, nơi có thể là thành Giê-ru-sa-lem vào thời điểm đó.

“Vì vậy, bây giờ chúng ta biết một cách rất đơn giản rằng Yerushalayim, là Giê-ru-sa-lem, được gọi là Shalem, Yerushalem, và Yerushalayim trong cùng một thời điểm đó, điều mà chúng ta không biêt trước đây,” Mevorach nói về sự phát hiện này. “Nó chỉ là một mảnh khác của bức tranh mà chúng ta miêu tả trong quá khứ.”

Dịch: Nau Puih

Nguồn: Cbn.com

Bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like