Home Lời Chứng Bài Làm Chứng Của Thầy Dạy Kinh Koran Gặp Được Chúa Giê-Xu: Phần 1

Bài Làm Chứng Của Thầy Dạy Kinh Koran Gặp Được Chúa Giê-Xu: Phần 1

by Sưu Tầm
30 đọc

Nếu ông Athman ở Sansibar vẫn còn sống, thì cho đến lúc ông quay về với Chúa vào năm ông 80 tuổi, ông vẫn còn là một tín đồ Hồi Giáo nhiệt thành, nếu được hỏi “Ông có muốn trở thành Cơ đốc nhân không?”, có lẽ ông sẽ thẳng thắn trả lời là “Không”. Là một thầy dạy kinh Koran giỏi giang, có học thức, được đi đây đó và nhận được nhiều danh vị, vào năm 80 tuổi ông vẫn sống cuộc đời hài hòa với người chung quanh. Ông không những được những người có cùng đức tin trong đạo Hồi, mà còn được một người làm công “vô tín” của mình, một người làm vườn Cơ đốc nhân, nể nang tôn trọng.

Cái tên Hồi Giáo của ông là Yusuf. Ông mang cái tên đó 80 năm dài. Kể từ khi được làm báp-têm, năm ông được 83 tuổi, ông chỉ còn dùng cái tên báp têm của mình là Philippo. Khi xưa, lúc còn mang cái tên Yusuf, ông cho rằng trong đức tin của mình ông có đầy đủ tất cả, chẳng thiếu gì hết. Ông tin chắc rằng những việc lành của mình sẽ đem mình vào thiên đường, cho tới lúc ông mắc một chứng bệnh nặng, dai dẳng và từ đó được gặp Chúa Cứu Thế. Sau nầy ngẫm nghĩ lại tôi biết chắc chắn rằng: Chính Chúa Cứu Thế không muốn thiếu tên tôi trong Sách Sự Sống. Bởi thế, Ngài đã đến cùng tôi.

Lần đầu tiên tôi gặp người anh em Philippo Athman là trong một Giáo Hội Nghị năm 1985 ở Nam Tansania, lúc được nghe bài làm chứng rất gây ấn tượng về cuộc đời ông. Sau khi được nghe ông nói, tôi và nhà tôi còn được uống nước, chuyện trò với ông ở nhà. Qua cuộc gặp gỡ nầy, tôi càng được rõ rằng: Truyền giáo không phải là thuyết phục một người có niềm tin khác để họ đến với Chúa. Mà đúng hơn, tất cả là do chính Đức Chúa Trời hằng sống, Cha của Chúa Cứu Thế Giê-xu, Đấng bày tỏ Đức Chúa Trời có thật trong Đức Chúa Con. Trong trường hợp bình thường Chúa dùng ít nhất một người nào đó như là tác nhân đầu tiên và lời chứng về cuộc đời người đó trong lời nói và hành động. Trong trường hợp của Philippo Athman những tác động quyết định xảy đến mà không cần có đến việc làm của một Cơ đốc nhân nào. Trong đời sống của ông, chưa hề có lần nào ông được nghe lời làm chứng của một Cơ đốc nhân hoặc của Kinh Thánh. Trong thế giới Hồi Giáo, người như Philippo Athman không phải là trường hợp duy nhất. Điều đó cho thấy rằng, sự cứu rỗi chỉ tìm được trong danh Chúa Cứu Thế Giê-xu, Con Đức Chúa Trời; nếu không, có lẽ Chúa Giê-xu đã không bày tỏ mình cho một người ngay thẳng, chân thật, nghĩ và sống cho tha nhân theo kinh Koran như Philippo Athman.

Trong chuyến đi thăm Tansania vào năm 1997 tôi muốn đến thăm người anh em yêu dấu trong Chúa Cứu Thế bằng bắt kỳ mọi giá, và để được nghe nhiều hơn về cuộc đời của ông. Tiếc là tôi đến quá trễ. Một năm trước đó, năm 1996 ông đã về với Chúa, Đấng mà 16 năm trường ông vẫn luôn làm chứng dù trong khi tuổi cao. Ít ra tôi vẫn còn có được cuộn băng cassette thu lại lời làm chứng của ông khi xưa. Cho nên, nhờ vào cuộn băng nầy mà lời làm chứng của ông là được đến với mọi người.

Tên tôi trước đây là Yusufu Athmani. Sinh quán tôi ở Sansibar, một hòn đảo nằm ở miền Đông Châu Phi và là một nơi có 99 % dân số theo đạo Hồi. Tôi sinh ngày 25 tháng 9 năm 1901. Tôi đứng trước quí vị ngày hôm nay là một người đã 86 tuổi, để làm chứng về những gì tôi từng trải.

Sinh ra tôi đã là người đạo Hồi. Cha tôi là giáo sự dạy kinh Koran. Ông xuất thân từ một bộ tộc ở Madagaskar và rồi đã đến Sansibar để dạy kinh Koran. Tôi đã nối tiếp cha tôi làm công việc nầy. Tôi đã học tiếng Ả-rập, học xong tiếng Ả-rập, tôi đã học tiếng Anh cho đến lớp 8. Rồi việc học tiếp tục để trở thành giáo sư dạy tiếng Ả-rập, vì tôi muốn trở thành giáo sự dạy kinh Koran cao cấp. Rôi tôi đã trở thành giáo sự dạy kinh Koran và tiếp tục học trong đức tin và học từ kinh Koran.

Vào năm 1965 tôi được công nhận là giáo sư Koran cấp cao. Tôi đảm nhiệm công việc nầy cho tới năm 1983. Suốt thời gian nầy, tôi rất vui sướng làm công việc với tư cách giáo sư kinh Koran. Tôi rất thích công việc ấy, vì tôi thương yêu mọi người và mọi người cũng rất kính trọng tôi. Tôi luôn vui thích về công việc và nghĩ rằng mình sẽ được vào thiên đàng, vì đã làm trọn hết những gì cần phải làm trọn. Tôi đã đi hành hương nhiều lần ở Mekka. Chẳng những mặc áo choàng trắng mà còn quàng khăn của các giáo sự dạy kinh Koran và thêm những huy chương đặc biệt khác nữa. Nhưng từ thuở nào, Chúa đã nhìn tôi với ánh mắt xót thương.

Một ngày kia tôi ngã bệnh và nằm liệt giường. Lúc bệnh càng lúc càng trầm trọng thêm, người ta đã gọi một bác sĩ đến. Các bác sĩ của chúng tôi đều là người Hồi Giáo và tôi cho gọi một ông đến. Ông khám bệnh cho tôi, nhưng chẳng thấy bệnh gì. Ông kéo hai đồng nghiệp đến để cố vấn, rồi thêm hai bác sĩ nữa, và họ cũng khám bệnh cho tôi, nhưng họ cũng chẳng tìm thấy gì. Vì thế những người bạn của tôi quyết định đưa tôi đến bệnh viện. Nhưng nhng người khác bảo: Tới bệnh viện làm gì, vì ngoài việc cho thuốc uống ra có ai làm được gì hơn. Và như thế cuối cùng họ để tôi ở nhà. Chữa trị kiểu nào cũng không hết bệnh. Thuốc uống thì tôi nôn ra, còn thuốc chích vào thì người tôi sưng lên cả. Tôi cũng chẳng ăn được gì, vì ăn rồi là nôn ra, và cái duy nhất mà tôi còn cho vào người được là một cốc trà vào buổi sáng, một cốc vào buổi trưa và một vào buổi tối. Suốt một tháng trời tôi nằm ở nhà, chẳng ăn cũng chẳng uống thuốc. Sau cùng, người ta đưa tôi vào bệnh viện. 9 tháng ròng rã tôi nằm trong đó, không ăn và không uống thuốc. Tôi cũng không còn nói được nữa. Miệng tôi như bị khóa lại. Điều duy nhất tôi còn làm được đó là còn nghe. Bệnh càng ngày càng tồi tệ hơn. Cuối cùng người ta phải xoay trở tôi trên giường, tôi không thể nói được và chẳng còn thấy được. Không ai tìm ra được đó là bệnh gì.

Chín tháng tôi nằm đó trong vô vọng. Rất may là lúc đó bỗng có một bác sĩ từ bệnh viện Muhimbili Dar-es-Salam (một bệnh viện lớn nhất trong nước) đến. Các bác sĩ ở Sansibar đến xin ông cố vấn, và nhờ ông đến xem tôi. Ông đã đến và tôi nghe được những gì ông nói. Họ giới thiệu về tôi và nói: “Đây là một giáo sư già dạy kinh Koran. Ông nằm đây 9 tháng nay, nhưng chúng tôi không làm gì được cho ông. Cả thuốc chích, thuốc uống lẫn việc cho ăn. Cho uống thuốc thì ông nôn ra. Chúng tôi không biết phải làm gì với ông?”

Ông bác sĩ ở bnh vin Muhimbili lấy ống nghe và khám bệnh kỹ lưỡng cho tôi. Nhưng ông cũng chẳng tìm thấy gì – không có bệnh gì cả. Sau khi khám hết mọi thứ xong, ông nắm lấy bàn tay tôi và nắm thật chặt, đến nỗi tôi bất tỉnh và sau đó khi tỉnh lại, tôi nghe ông nói: Sao các vị để cho ông nằm đây? Con người nầy đã kết thúc cuộc đời mình rồi.” Sau nhng lời nầy, họ để tôi một mình và chẳng ngó ngàng gì tới tôi nữa cho đến sáng hôm sau. Vào buổi sáng có những thầy giáo kinh Koran đồng nghiệp của tôi đến thăm tôi và các bác sĩ bảo họ: Các ông hãy đem ông đi, đưa ông về nhà, nhưng phải hết sức cẩn thận, để ông đừng chết dọc đường. Sau đó, họ hết sức thận trọng đưa tôi về nhà. Ở nhà, họ đặt tôi lên giường. Tình trạng của tôi không thay đổi chút nào. Tôi phải nằm và cứ 25 phút, có người tới xoay trở tôi.

Một đêm nọ, khoảng độ nửa đêm, bỗng dưng tôi nhìn thấy một ánh sáng rực rỡ. Thật ra là mắt tôi chẳng còn nhìn thấy gì được nữa, tôi chỉ còn phân biệt được sáng và tối chút đỉnh. Dầu vậy, tôi biết chắc là có một ánh sáng mà tôi nhìn thấy được và từ trong một góc phòng tôi nghe có ai gọi tên mình. Tôi nghe tiếng gọi: “Yusuf.Nhưng không thể đáp lời vì miệng bị khóa chặt. Rồi tôi lại nghe tiếng gọi lần nữa: “Yusuf.Bỗng dưng lưỡi tôi rời ra và tôi kêu lên: “Rebekka” (tên người vợ quá cố, mà ông tưởng là đã hiện về). Sau khi tôi kêu tên Rebekka, tiếng nói ấy lại vang lên lần nữa, hỏi tôi: “Con bao nhiêu tuổi rồi?” Lúc đó tôi 82 tuổi và tôi nói: Con 82 tuổi.Thì Ngài nói: “Thế thì tại sao ta không thấy con, không tìm ra con.Sau khi Ngài nói Ta không tìm ra con, thì tôi im lặng. Tiếng nói lại hỏi tôi: Con được bao nhiêu tuổi?Sau khi tôi trả lời, tiếng nói ấy lại vang lên: Nhưng không có. Trước mắt Ta, Ta chẳng thấy con đâu cả.Và rồi tất cả lập lại lần thứ 3 và sự hiện thấy qua đi.

Trong niềm tin của Hồi Giáo, chúng tôi nghĩ ngay đến Sa-tăng và tôi nghĩ thầm: Thôi đúng là Sa-tăng đã đến rồi. Chắc chắn người hiện đến cùng tôi, đó là Sa-tăng.

(Còn tiếp)

 

Dch: Alice Hoàng Ái

Nguồn: Wertewelt.wordpress.com

Bình Luận:

You may also like